close
cách
cách cách cách cách cách

Các loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cần lưu tâm

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong quá trình vận chuyển hàng xuất nhập khẩu, bảo hiểm là một hình thức cực kỳ quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào trong lĩnh vực này cũng quan tâm để hạn chế tối đa những rủi ro và tổn thất xảy ra đối với hàng hóa. Vậy bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là cái gì? Có các loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nào? Hãy cùng vieclam123.vn đi tìm lời giải trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là cái gì?

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một hình thức cam kết của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm liên quan đến những tổn thất, hư hỏng của đối tượng được bảo hiểm do các rủi ro thỏa thuận gây ra. Người được bảo hiểm cần phải cam kết tiến hành trả phí cho người bảo hiểm.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được phân chia làm các loại như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường hàng không và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường bộ.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

2. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có các loại nào?

2.1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của đường hàng không

2.1.1. Các loại trừ bảo hiểm đường hàng không

Mặc dù, bảo hiểm sẽ giúp doanh nghiệp chi trả một phần chi phí, tổn thất hàng hóa nhưng vẫn có một số yếu tố nhất định bị bảo hiểm loại trừ. Sau đây là các yếu tố không được bảo hiểm đường hàng không:

Tổn hại, tổn thất hoặc chi phí do hành vi cố ý của người được bảo hiểm.

Các rò rỉ thông thường, hao hụt hoặc giảm thể tích hay hao mòn thông thường của đối tượng được bảo hiểm.

Tổn hại, tổn thất hoặc chi phí gây ra do đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng bảo hiểm chưa được phù hợp hay đầy đủ.

Đối tượng bảo hiểm bị khuyết tật hoặc tính sẵn có của nó.

Mất mát, hư hại hoặc chi phát sinh do máy bay, container, thiết bị vận chuyển hoặc thùng gỗ không đủ điều kiện cho vận chuyển hàng hóa được hóa, nếu người được bảo hiểm che đẩy sự không đủ điều kiện đó tại thời điểm bảo hiểm được cất xếp vào kho vận chuyển.

Tổn thất, mất mát, hư hại, chi phí phát sinh do chậm trễ, kể cả chậm trễ là do rủi ro đã được bảo hiểm gây nên.

Mất mát, tổn thất, hư hại hoặc chi phí phát sinh do mất khả năng thanh toán hoặc thiếu thốn về tài chính của người chủ, người quản lý, người khai thác hoặc người tiến hành thuê máy bay.

Mất mát, hư hỏng, tổn thất hoặc chi phí phát sinh do sử dụng các vũ khí chiến tranh có sử dụng phản ứng phân thạch, tổng hợp hạt nhân, nguyên tử hoặc năng lượng phóng xạ.

Tổn thất, tổn hại, mất mát hoặc chi phi phát sinh bởi chiến tranh nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, hành động thù địch.

Bị chiếm, bị giữ, bị tịch thu, không bao gồm xảy ra do không tặc.

Hệ quả của các cuộc đình công, cấm xưởng, rối loạn trật tự hoặc lao động.

Gây ra bởi khủng bố hoặc các hành vi có động cơ chính trị.

2.1.2. Cách hạn chế tổn thất bảo hiểm xuất nhập khẩu đường hàng không

Để có thể ngăn ngừa những tổn thất có thể gây nên, người được bảo hiểm cần thực hiện mọi biện pháp có thể ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ tổn. Đồng thời, người được bảo hiểm phải đảm bảo mọi quyền khiếu nại của người vận chuyển, người ký nhận hàng hóa hoặc người thứ ba được thực hiện thỏa đáng. Ngoài trách nhiệm đối với tổn thất trong phạm vi bồi thường, người bảo hiểm còn phải hoàn trả người được bảo hiểm mọi chi phí, tổn thất vật chất một cách hợp lý, thỏa đáng khi thực hiện các nhiệm vụ này.

Cách hạn chế tổn thất bảo hiểm xuất nhập khẩu
Cần hạn chế tổn thất bảo hiểm xuất nhập khẩu đường hàng không

2.1.3. Thời gian hiệu lực của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường hàng không

Thời gian có hiệu lực sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Tùy nhiên, theo điều khoản chung, bảo hiểm sẽ bắt đầu có hiệu lực khi đối tượng được bảo hiểm rời kho hoặc nơi chứa hàng tại địa điểm được ghi trong giấy chứng nhận.

Ngoài ra, để bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực trong quá trình vận chuyển thông thường, đối tượng bảo hiểm sẽ cần kết thúc khi giao tới kho người nhận hoặc nơi nhận, địa điểm cuối cùng được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. Bên cạnh đó, đối tượng bảo hiểm cũng có thể kết thúc khi giao tới kho hoặc nơi chứa hàng hóa khác trước khi tới địa điểm được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. Theo đó, người được bảo hiểm sẽ sử dụng để chứa hàng ngoài hành trình vận chuyển thông thường, hay dùng để phân phối, chia hàng hóa.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường hàng không sẽ hết hạn sau 30 ngày kể từ khi kết thúc việc tháo dỡ hàng hóa bảo hiểm ra khỏi máy bay ở nơi dỡ hàng được ghi trên giấy chứng nhận. Thời hạn này sẽ tùy thuộc vào trường hợp ở trên xảy ra trước.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có hiệu lực trong 30 ngày
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có hiệu lực trong 30 ngày

2.2. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của đường bộ

2.2.1. Các rủi ro được tiến hành bảo hiểm

Theo trong hợp đồng bảo hiểm giữa các bên liên quan, các đối tượng hàng hóa chỉ được bảo hiểm khi xảy ra tình trạng từ những nguyên nhân khách quan do cháy, nổ hoặc yếu tố từ thiên nhiên gây ra như động đất, mưa bão, lụt sóng thần, sét, núi lửa,… Đối tượng hàng hóa vẫn được bảo hiểm khi phương tiện vận chuyển bị lật bánh, đâm va nhau, đâm vào vật thể khác khi đang di chuyển.

Ngoài ra, người bảo hiểm vẫn sẽ tiến hành hoạt động bảo hiểm khi trong quá trình vận chuyển xảy ra tình trạng cầu cống, đường hầm hoặc công trình kiến trúc khác bị sập hay gặp cây gãy đổ. Nếu phương tiện hàng bị mất tích thì cũng là một rủi ro để công ty tiến hành bảo hiểm.

Xem thêm: Khám phá các rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu thường gặp nhất

2.2.2. Các loại trừ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường bộ

Cũng giống như bảo hiểm đường hàng không, bảo hiểm đường bộ cũng có ghi một số điều khoản loại trừ nhất định. Các yếu tố sau sẽ không được tiến hành bảo hiểm:

Đình công, chiến tranh, cách mạng, khởi nghĩa, bạo động hoặc bạo loạn dân cư, cướp, mìn hoặc phương tiện chiến tranh.

Các hậu quả gây nên bởi phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ xảy ra do sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân hoặc phản ứng phóng xạ.

Các hành động cố ý, phản đối hoặc phạm pháp của người làm công hay của chính người được bảo hiểm.

Hàng hóa được xếp hàng quá tải, sai quy cách an toàn.

Đóng gói hàng hóa sai quy cách, bao bì không phù hợp hoặc hàng gặp vấn đề trước khi xếp lên phương tiện chuyên chở hàng hóa.

Các phương tiện chuyên chở không đủ khả năng lưu hành, không đảm bảo an toàn giao thông.

Phương tiện không đủ điều kiện sẽ không được tính bảo hiểm
Phương tiện không đủ điều kiện sẽ không được bồi thường bảo hiểm

2.2.3. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm xuất nhập khẩu đường bộ

Hợp đồng bảo hiểm sẽ bắt đầu có hiệu lực khi hàng hóa được xếp lên phương tiện chuyên chở tại địa điểm xuất phát được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. Hợp đồng này sẽ tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa và đến khi hàng hóa được dỡ khỏi phương tiện tại nơi được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Thời gian bảo hiểm sẽ do sự thỏa thuận giữa hai bên
Thời gian bảo hiểm sẽ do sự thỏa thuận giữa hai bên 

2.3. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của đường biển

2.3.1. Các loại rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển

Để có thể tiến hành hợp đồng bảo hiểm, hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển sẽ chỉ được bồi thường khi xảy ra các nguyên nhân sau:

Tàu bị mắc cạn, lật úp, bị đắm, va chạm hoặc đâm vào các vật thể khác.

Tàu vận chuyển bị cháy, nổ.

Dỡ hàng ở cảng gặp sự cố.

Tàu vận chuyển bị mất tích khiến hàng hóa bị thất thoát.

Tàu vận chuyển gặp núi lửa, động đất hoặc sét đánh.

Khu để hàng bị nước tràn vào.

Hàng hóa bị tổn thất khiến tiến hành dỡ hàng qua lan can.

Hàng hóa bị mất cắp, trộm, hen gỉ, gãy trong quá trình vận chuyển.

Tàu bị lật sẽ được bồi thường bảo hiểm
Tàu bị lật sẽ được bồi thường bảo hiểm

2.3.2. Tổn thất của hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển

Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển sẽ được phân chia theo nhiều loại khác nhau. Các loại này sẽ được xét theo quy mô hoặc tính chất tổn thất của từng loại.

Đối với quy mô, nó sẽ bao gồm tổn thất bộ phận hay toàn bộ. Tổn thất bộ phận sẽ là tổn thất liên quan đến trọng lượng, giá trị hay thể tích. Với tổn thất toàn bộ, nó sẽ được áp dụng khi đối tượng được bảo hiểm bị mất mát hay hư hỏng, biến chất, biến dạng, không được như lúc mới bảo hiểm.

Đối với tính chất, nó sẽ liên quan đến tổn thất chung và tổn thất riêng. Ở tổn chất chung, những hy sinh hay chi phí được phát sinh khi tiến hành với mục đích cứu tài, giúp hàng hóa tránh khỏi hiểm nguy. Với tổn thất riêng, nó xảy ra khi gây ra một số thiệt hại với chủ tàu hoặc chủ hàng hóa.

Trên đây chính là các thông tin liên quan đến các loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. vieclam123.vn tin rằng, với các thông tin này, các bạn đã có những kiến thức và sự hiểu biết căn bản để tiến hành ký kết, thỏa thuận hợp đồng bảo hiểm một cách hiệu quả nhất.

Bộ hồ sơ các chứng từ xuất nhập khẩu gồm những loại giấy tờ nào?

Để có thể tiến hành thủ tục xuất nhập khẩu, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ khác nhau. Các loại giấy tờ sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây!

Các chứng từ xuất nhập khẩu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.