close
cách
cách cách cách cách cách

Tìm hiểu về các chiến lược cạnh tranh cơ bản cho doanh nghiệp

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mỗi doanh nghiệp đều cần xây dựng và triển khai các chiến lược cạnh tranh nhằm nâng cao thị phần và sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên thị trường. Các chiến lược cạnh tranh cơ bản mà doanh nghiệp sử dụng bao gồm: Chiến lược khác biệt hóa, chiến lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược tập trung phân biệt. Tìm hiểu chi tiết hơn về những chiến lược này trong bài viết sau đây nhé!

1. Tìm hiểu về các chiến lược cạnh tranh cơ bản

Chiến lược cạnh tranh đề cập đến các hoạt động có tính chất dài hạn, giúp cho doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh và xây dựng giá trị thương hiệu, cũng như vị thế trên thị trường.

Tìm hiểu về các chiến lược cạnh tranh cơ bản
Tìm hiểu về các chiến lược cạnh tranh cơ bản

Chiến lược cạnh tranh có vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh sản phẩm của các doanh nghiệp không có quá nhiều sự khác biệt. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các chiến lược cạnh tranh cơ bản ngay sau đây nhé!

1.1. Chiến lược khác biệt hóa 

Các sản phẩm của doanh nghiệp cần duy trì được những đặc điểm và những ưu thế riêng để không bị nhầm lẫn hoặc đánh đồng với những sản phẩm khác trong cùng phân khúc.

Ưu thế riêng biệt giúp cho người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp, từ đó thương hiệu được nhận diện rộng rãi hơn, những sản phẩm ra mắt sau này cũng được người tiêu dùng chú ý đến nhiều hơn. Sự khác biệt của sản phẩm có thể đến từ tính năng, chất lượng, giá cả…

Không chỉ dừng lại ở đó,  nếu doanh nghiệp thực hiện thành công chiến lược khác biệt hóa còn có thể giúp cho doanh nghiệp có cơ hội dẫn đầu xu hướng. Khi đã đạt được vị thế nhất định trong ngành thì mọi bước đi của doanh nghiệp đều được theo dõi.

Chiến lược khác biệt hóa
Chiến lược khác biệt hóa

Để thực hiện có hiệu quả chiến lược khác biệt hóa thì những sản phẩm của doanh nghiệp phải là những sản phẩm độc đáo, có nhiều tính năng mới mẻ, chất lượng cao và mang đến trải nghiệm hài lòng cho người tiêu dùng. Đặc biệt, đó không phải là những sản phẩm ăn cắp hay học hỏi ý tưởng từ các sản phẩm đã có mặt trên thị trường.

Nhìn chung, nếu muốn thành công trong chiến lược khác biệt hóa thì sản phẩm, dịch vụ phải có sự đột phá và gây ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng.

Ví dụ tiêu biểu nhất của chiến lược này chính là Apple. Ngay từ thế hệ iPhone đầu tiên được ra mắt thì các sản phẩm của Apple đã có sự khác biệt rất đáng kể so với những chiếc điện thoại sử dụng hệ điều hành khác ở cùng thời điểm đó.

Nhiều tính năng trên iPhone không phải là những tính năng mới mẻ được giới thiệu lần đầu tiên, tuy nhiên chúng là những tính năng được hoàn thiện ở mức độ cao nhất và mang lại trải nghiệm khác biệt hoàn toàn so với những chiếc điện thoại khác. Đây chính là lý do vì sao sản phẩm của apple luôn được nhiều người săn đón.

Sản phẩm phải có sự đột phá và gây ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng
Sản phẩm phải có sự đột phá và gây ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng

1.2. Chiến lược dẫn đầu về chi phí

Giá thành của sản phẩm cũng là một trong những cơ sở quan trọng nhất khi khách hàng hoặc người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm của hãng nào. Chính vì thế chiến lược dẫn đầu về chi phí cũng là một trong những chiến lược cơ bản nhất và có hiệu quả nhất nhằm gia tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Hiểu một cách đơn giản thì doanh nghiệp sẽ tập trung để tối ưu hóa khâu sản xuất cũng như tiếp thị để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm với giá bán thấp nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng cao.

Chiến lược dẫn đầu về chi phí để thành công sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng được mức độ nhận diện thương hiệu, đồng thời sản phẩm của doanh nghiệp cũng được biết đến nhiều hơn khi vừa thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng lại vừa có giá thành rẻ và hợp túi tiền.

Trong cùng một phân khúc, sản phẩm của doanh nghiệp nào có mức giá thành cạnh tranh hơn và nhiều khuyến mại hơn thì chắc chắn sẽ được khách hàng khách hàng đón nhận nhiều hơn.

Chiến lược dẫn đầu về chi phí
Chiến lược dẫn đầu về chi phí

Sản xuất quy mô lớn chính là bước đầu tiên để thực hiện chiến lược dẫn đầu về chi phí, bởi hiệu quả của chiến lược này phụ thuộc rất nhiều vào quy mô sản xuất.

Hay nói theo một cách khác dễ hiểu hơn, hợp đồng mua sắm nguyên liệu càng có số lượng lớn thì doanh nghiệp càng nhận được nhiều chiết khấu hơn. Từ đó doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí mua sắm và chi phí sản xuất, làm cơ sở để giảm thiểu giá thành sản phẩm bán giá thị trường. Vì đặc trưng này cho nên chiến dẫn đầu về chi phí không phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có nhiều vốn.

Chiến lược dẫn đầu về chi phí cũng có thể áp dụng cho các nhà phân phối. Điểm cốt lõi trong chiến lược này chính là cung cấp những sản phẩm với giá thành thấp hơn sản phẩm của những đối thủ khác.

Quy mô sản xuất, nguồn cung nguyên liệu giá thấp, hoạt động quản lý và chiến lược phân phối... là những yếu tố mà doanh nghiệp cần chú trọng để có thể thực hiện thành công chiến lược này.

1.3. Chiến lược tập trung phân biệt

Đây là chiến lược trong đó doanh nghiệp chỉ tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình phụ đề phục vụ cho một phân khúc khách hàng hoặc phân khúc thị trường cụ thể.

Chiến lược tập trung phân biệt
Chiến lược tập trung phân biệt

Mặc dù phạm vi thị trường và khách hàng nhỏ hơn tuy nhiên doanh nghiệp có thể tập trung tối đa các nguồn lực để nghiên cứu ra những sản phẩm tốt nhất. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp độc chiếm phân khúc thị trường, hoặc ít nhất giữ vị thế hàng đầu trong phân khúc thị trường đó.

2. Tại sao cần xây dựng chiến lược cạnh tranh?

Với tốc độ thể phát triển và sự thay đổi nhanh đến chóng mặt của công nghiệp, các doanh nghiệp đều nghiên cứu và tung ra thị trường những sản phẩm mới một cách liên tục. Nếu không có chiến lược cạnh tranh phù hợp thì doanh nghiệp sẽ không thể đứng vững trên thị trường.

Chính vì thế mà chiến lược cạnh tranh luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệp cần phải đầu tư tập trung vào đó. Chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp tạo ra ở thế cạnh tranh cho riêng mình.

Chỉ khi có lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp mới có thể phát triển và tồn tại bền vững, lâu dài trên thị trường. Trong số các chiến lược cạnh tranh cơ bản thì giá thành và sự khác biệt hóa chính là những chiến lược cạnh tranh quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệp đều cần phải nghiên cứu và triển khai.

Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cạnh tranh lâu dài
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cạnh tranh lâu dài

Chiến lược về giá thành và sự khác biệt hóa cũng là những cơ sở để doanh nghiệp xây dựng nên những chiến lược về giá cả chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về các chiến lược cạnh tranh cơ bản, đặc thù cũng như hiệu quả của từng chiến lược cạnh tranh. Chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp giành được vị thế trên thị trường và giữ vững vị thế đó. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cạnh tranh lâu dài và triển khai chiến lược một cách toàn diện.

Các bước định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu có khó không và tại sao cần tiến hành theo các bước? Tìm hiểu các bước định vị thương hiệu trong bài viết sau đây.

Các bước định vị thương hiệu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.