close
cách
cách cách cách cách cách

Cá nhân không cư trú là gì?Cá nhân không cư trú có cần nộp thuế không?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Việc phân biệt cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc áp dụng thuế suất và quy định nghĩa vụ nộp thuế cho từng đối tượng, đặc biệt là đối với người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Vậy cá nhân không cư trú là gì? Cá nhân không cư trú có phải nộp thuế không? Nếu có thì cá nhân không cư trú sẽ bị tính thuế như thế nào? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

1. Quy định của pháp luật về cá nhân cư trú và không cư trú

1.1. Cá nhân cư trú là gì?

Một cá nhân được gọi là cư trú tại Việt Nam cần đáp ứng hai điều kiện sau theo Điều 1 khoản 1, Thông tư 111/2013/TT-BTC. Đó là có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên và có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam. Những điều kiện này được phổ biến cụ thể như sau:

Cá nhân cư trú là gì?
Cá nhân cư trú là gì?

- Cá nhân cư trú là người có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên  tính trong cùng 1 năm dương lịch hoặc tính trên 12 tháng liên tục, không ngắt quãng giữa chừng. Trong đó, ngày nhập cảnh và ngày xuất cảnh sẽ được tính là 1 ngày. Ngày đến và ngày đi chỉ được tính dựa vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu hoặc giấy thông hành của người đó. Tức là để chứng minh mình có mặt tại Việt Nam thì cá nhân phải làm thủ tục tại cơ quan xuất nhập cảnh và lưu lại thông tin của mình tại đây. Đây sẽ là căn cứ để tính toán ngày cư trú của cá nhân đó, nhằm xác định thời gian cư trú và áp dụng những chính sách, quy định phù hợp với từng trường hợp.

- Cá nhân cư trú cũng phải đáp ứng điều kiện là có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, có 2 trường hợp được chấp nhận:

Cá nhân cư trú cần đáp ứng những điều kiện gì?
Cá nhân cư trú cần đáp ứng những điều kiện gì?

+ Cá nhân có nơi ở thường xuyên:

Đối với công dân quốc tịch Việt Nam thì nơi ở thường xuyên là nơi mà cá nhân sinh sống ổn định không có thời hạn và đã đăng ký tạm trú tại cơ quan chính quyền địa phương.

Đối với công dân quốc tịch nước ngoài thì nơi ở thường xuyên là nơi sinh sống hiện tại, địa chỉ này sẽ được ghi trong thẻ Thường trú hoặc thẻ Tạm trú cho cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an chứng nhận.

+ Cá nhân có thuê nhà để ở lâu dài tại Việt Nam với thời hạn hợp đồng trên 183 ngày tính trong cùng 1 năm có tính thuế. Trong trường hợp này thì lại có 2 trường hợp nhỏ khác có thể xảy ra:

Cá nhân không có nơi ở thường xuyên nhưng có tổng thời gian thuê nhà ở Việt Nam trên 183 ngày không nhất thiết phải cùng 1 chỗ, có thể thuê ở nhiều nơi khác nhau cũng được coi là cá nhân cư trú.Nhà thuê để ở này không bị giới hạn trong khuôn khổ hình thức nào, đó có thể là nhà cho thuê, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, chung cư, hay thậm chí là ở ngay tại nơi làm việc,...Đồng thời cũng không phân biệt cá nhân này tự thuê nơi ở hay được người khác thuê cho. 

Cá nhân không có nơi ở thường xuyên có tổng thời gian cư trú tại Việt Nam dưới 183 ngày tính trong cùng 1 năm tính thuế nhưng nhưng không chứng minh được mình đang là cá nhân cư trú tại một đất nước nào thì cá nhân này được coi là cá nhân cư trú tại Việt Nam. Giấy chứng nhận cư trú là căn cứ để xác minh đối tượng là cá nhân cư trú của đất nước khác. Trong trường hợp đối tượng không được cấp Giấy chứng nhận cư trú do đang là cá nhân cư trú tại nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam thì có thể cung cấp bản chụp Hộ chiếu để xác minh thời gian cư trú. 

1.2. Cá nhân không cư trú là gì?

Cá nhân không cư trú là gì?
Cá nhân không cư trú là gì?

Nếu đã hiểu cá nhân cư trú thì việc hiểu đúng về cá nhân không cư trú trở nên thật đơn giản. Cá nhân không cư trú là những đối tượng không đáp ứng được một trong các điều kiện đã nêu ở trên. Tức là người có tổng thời gian có mặt trên lãnh thổ tại Việt Nam được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chứng nhận dưới 183 ngày, hoặc đối tượng không có nơi ở thường xuyên hay không đang thuê nhà tại Việt Nam. 

1.3. Tại sao cần phải phân biệt cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú?

Tại sao cần phải phân biệt cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú?
Tại sao cần phải phân biệt cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú?

Việc phân biệt cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú giúp các cơ quan chính quyền thuận lợi hơn trong quá trình theo dõi, quản lý đời sống công dân. Nắm bắt được số lượng và tình hình hiện tại của công dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, từ đó có những chính sách đặc biệt để đối đãi, giúp đỡ hay xử lý khi vi phạm pháp luật. Việc giám sát chặt chẽ còn giúp ích cho việc tìm kiếm đối tượng trong những trường hợp liên quan đến phạm tội, truy nã. 

Một nguyên nhân quan trọng nữa của việc phân biệt cá nhân cư trú và không cư trú là để làm căn cứ tính toán thuế suất Thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân cư trú sẽ có những đặc quyền riêng và được áp dụng những chính sách ưu đãi tốt hơn so với cá nhân không lưu trú. 

2. Cá nhân không cư trú có phải đóng thuế không?

Căn cứ theo Luật thuế thu nhập cá nhân nước ta thì cá nhân không cư trú nhưng có phát sinh thu nhập trong thời gian sinh sống và làm việc tại trên lãnh thổ Việt Nam vẫn phải nộp thuế Thu nhập cá nhân cho Nhà nước Việt Nam như bình thường. 

2.1. Thuế TNCN của cá nhân không cư trú được tính như thế nào?

2.1.1. Thuế TNCN tính trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh

Công thức tính thuế Thu nhập cá nhân của cá nhân không cư trú như sau:

Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất Thuế thu nhập cá nhân

Trong đó:

Thuế TNCN từ hoạt động kinh doanh
Thuế TNCN từ hoạt động kinh doanh

Thu nhập chịu thuế là doanh thu phát sinh trong hoạt động kinh doanh của cá nhân không cư trú. Thu nhập này được tính khi cá nhân này có địa chỉ sản xuất kinh doanh ổn định và có phát sinh thu nhập trong thời điểm sinh sống tại Việt Nam.

Thuế suất Thuế thu nhập cá nhân được quy định theo từng ngành nghề và lĩnh vực:

Thuế suất áp dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa là 1%

Thuế suất áp dụng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ là 5%

Thuế suất áp dụng cho hoạt động sản xuất, vận tải, xây dựng và các hoạt động khác là 2%

Trong trường hợp cá nhân không cư trú đang hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhưng không thể tách riêng được doanh thu hoạt động kinh doanh của từng ngành nghề để tính thuế thì thuế suất sẽ được áp dụng ở mức cao nhất trên tổng doanh thu. 

2.1.2. Thuế TNCN tính trên tiền lương

Thuế TNCN tính trên tiền lương
Thuế TNCN tính trên tiền lương

Thuế TNCN sẽ được tính trên tổng số tiền lương hay tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được trong thời gian làm việc tại Việt Nam. Thuế suất được áp dụng chung là 20% trên tổng lương nhận được. 

2.1.3. Thuế TNCN tính trên thu nhập từ đầu tư

Thuế suất được quy định trên tổng thu nhập phát sinh từ vốn đầu tư của cá nhân không cư trú tại Việt Nam là 5%. Thu nhập này được tính từ thời điểm cá nhân này nhận được tiền lời từ hoạt động đầu tư tại Việt Nam. 

2.1.4. Thuế TNCN tính trên thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn
Thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn được tính trên tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được khi phát sinh hoạt động chuyển nhượng vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam, không phân biệt hoạt động này được thực hiện tại Việt Nam hay tại bất cứ quốc gia nào. Thuế suất được quy định trong trường hợp này là 0,1%.

2.1.5. Thuế TNCN tính trên thu nhập từ nhượng quyền

5% là mức thuế suất được áp dụng trong trường hợp cá nhân không cư trú có phát sinh hoạt động nhượng quyền, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, thuế suất chỉ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập này trên 10 triệu VNĐ. 

2.1.6. Thuế TNCN tính trên thu nhập từ thừa kế, quà tặng

Thuế TNCN từ tiền thừa kế
Thuế TNCN từ tiền thừa kế

Khi cá nhân không cư trú tại Việt Nam nhận được khoản thu nhập từ thừa kế, trúng số hay quà tặng có giá trị thì cũng phải nộp thuế với thuế suất 10% trên tổng giá trị nhận được.

Ngoài ra, cá nhân không cư trú cũng không được giảm trừ bảo hiểm bắt buộc, không có giảm trừ gia cảnh và không có quyết toán thuế. Thu nhập chịu thuế sẽ chỉ là thu nhập phát sinh tại Việt Nam không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập này, cũng không tính thu nhập phát sinh tại những đất nước khác trong cùng thời điểm. 

2.2. Khi nào có thể xác nhận thu nhập chịu thuế?

Khi nào có thể xác nhận thu nhập chịu thuế?
Khi nào có thể xác nhận thu nhập chịu thuế?

Có 3 thời điểm mà cá nhân không cư trú cần lưu ý, đây là 3 thời điểm mà cá nhân này bắt đầu bị tính Thuế thu nhập cá nhân:

Đó là khi cá nhân không cư trú bắt đầu có phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh hoặc thời điểm cá nhân này xuất hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ để thu về lợi nhuận.

Khi cá nhân không cư trú nhận được tiền lương, tiền công từ cơ quan đơn vị họ đang làm việc. Hoặc nhận được khoản tiền lãi từ vốn đầu tư, thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền, trúng thưởng, thừa kế, quà tặng từ các đối tượng khác.

Trong trường hợp cá nhân không cư trú có phát sinh hợp đồng chuyển nhượng như chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản thì từ khi hợp đồng này có hiệu lực, cá nhân không cư trú cũng sẽ bắt đầu bị tính Thuế thu nhập cá nhân. 

Cuối cùng, bạn đã biết cá nhân không cư trú là gì chưa? Tùy vào từng quốc gia mà những quy định về cá nhân không cư trú sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên bất cứ quốc gia nào cũng sẽ có chính sách quản lý cá nhân không cư trú rất nghiêm ngặt để đảm bảo an ninh an toàn cho công dân nước sở tại và cả các cá nhân nhập cảnh.

Những thông tin về mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN chi tiết nhất

Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò quan trọng và là một thành phần chính góp phần xây dựng nên nền kinh tế, chính trị mỗi quốc gia. Bạn biết gì về mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN và những quy định liên quan đến nó? Truy cập ngay bài viết này để tìm hiểu nhé!

Mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.