close
cách
cách cách cách cách cách

Biên chế là gì? Nội dung quy định về biên chế ai cũng nên biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Xưa nay, trong lao động, biên chế được nhiều người coi là đích đến cuối cùng vì sự ổn định. Vì vậy, họ sẵn sàng “chạy” để được vào biên chế. Vậy biên chế là gì mà khiến người ta mong muốn đến vậy? vieclam123.vn sẽ cùng bạn làm sáng tỏ nội dung này nhé.

1. Biên chế là gì?

Biên chế không phải là một định nghĩa rõ ràng vì chưa được cập nhật cụ thể, chính thức trong những văn bản pháp luật tính đến thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cụm từ này lại xuất hiện khá thường xuyên ở các văn bản liên quan tới công - viên chức, cán bộ và ở cả trong những Nghị định nêu nội dung tinh giản biên chế.

Biên chế là gì
Biên chế là gì?

Qua những văn bản mà nó xuất hiện, chúng ta có thể tự rút ra biên chế là gì. Đặc biệt dựa vào Nghị định 108, ở Điều 3, Khoản 1 có một phần nội dung có ý giải nghĩa biên chế như sau:

“Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật

(Trích Nghị định 108/2014/NĐ-CP)

Từ đó, chúng ta có thể hiểu biên chế là gì một cách đơn giản đó là nói tới những người làm việc lâu dài đến mức vô thời hạn phục vụ tại những cơ quan Nhà nước, được chính đơn vị quyết định hoặc do phê duyệt từ những cấp thẩm quyền hoàn toàn tuân thủ theo sự hướng dẫn của Nhà nước. 

Đặc trưng nổi bật nhất của biên chế đó chính là tính ổn định. Những người được vào biên chế sẽ không còn phải lo thất nghiệp. Ít nhất ở điều kiện làm việc bình thường thì họ cũng vẫn sẽ “yên ổn” tại vị, chỉ trừ vi phạm đặc biệt hoặc không đủ khả năng đảm đương công việc mới bị chịu quy định “tinh giản biên chế”. 

Khai thác giá trị của thuật ngữ biên chế
Khai thác giá trị của thuật ngữ biên chế

Chính vì thế, biên chế chính là nỗi khao khát, là mục tiêu to lớn của rất nhiều người. So với chế độ hợp đồng lao động thì biên chế luôn được hướng về để lựa chọn. Song không phải ai cũng có thể thỏa ý nguyện đó vì chọn lọc cán bộ vào biên chế được Nhà nước làm rất nghiêm ngặt, tỷ lệ chọn khá thấp nên phải thực sự xuất sắc bạn mới giành được chỉ tiêu vào biên chế.

Hiểu về biên chế là gì quả thực mang tới cho bạn định hướng phấn đấu sự nghiệp rất rõ ràng. Nhưng quy định về biên chế mới nhất bạn đã cập nhật hay chưa? Tiếp theo hãy khám phá những nội dung quy định nổi bật để có thể biết được ở thời điểm hiện tại, Nhà nước quy định về chế độ biên chế như thế nào.

2. Cập nhật những quy định của chế độ biên chế

2.1. Nội dung mới nhất trong quy định biên chế

Dựa theo nội dung khái niệm biên chế là gì vừa được lý giải, có một nội dung nêu rằng biên chế là chế độ làm việc suốt đời cho đến tuổi nghỉ hưu. Trước đây, nội dung này là đúng và mang lại cho những người ở trong biên chế sự yên tâm tuyệt đối với công việc hiện tại. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế của xã hội và những chiến lược phát triển mới, kể từ ngày 01/07/2020, Biên chế với chế độ áp dụng suốt đời dành cho viên chức chính thức bị bãi bỏ. 

Tìm hiểu về quy định liên quan đến biên chế
Tìm hiểu về quy định liên quan đến biên chế

Đi cùng với đó có rất nhiều người rơi vào trường hợp bị tinh giản biên chế. Bất cứ ai đã ở trong biên chế cũng có thể bị tinh giản bất cứ lúc nào nếu như không đáp ứng được các yêu cầu về trình độ, năng lực. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi tạo ra được tác dụng to lớn giúp cán bộ công nhân viên chức trong bộ máy nhân lực nhà nước không ngừng đổi mới phương thức làm việc tiến bộ, phát triển bản thân qua sự nỗ lực rèn giữa, tích lũy tri thức. 

Nếu trước đây, chế độ biên chế cũ có thể khiến người ta cảm thấy chắc chắn với vị trí công việc cho nên dần mai một đi tinh thần phấn đấu, tinh thần làm việc cũng không có sự sôi nổi hay tính cạnh tranh lành mạnh cơ bản nhất cũng không có được. Điều đó sẽ không thể thúc đẩy sự phát triển của nguồn lực lẫn, tạo ra sự trì trệ cho tổng thể nền kinh tế.

2.2. Những đối tượng nào sẽ được áp dụng chế độ biên chế

Cũng theo nghị định số 108 của Chính phủ đưa ra quy định các đối tượng được áp dụng chế độ biên chế bao gồm: Người làm việc tại những đơn vị, bộ máy thuộc Nhà nước. Họ là cán bộ, là công chức. Thậm chí biên chế còn thực hiện đối với cả người lao động làm việc hợp đồng nhưng được cấp thẩm quyền quyết định xét vào diện biên chế đúng với quy định từ pháp luật. 

Ai được hưởng chế độ biên chế
Ai được hưởng chế độ biên chế?

Người cán bộ thuộc biên chế sẽ phải đáp ứng điều kiện là người công dân Việt, có quốc tịch Việt và được đảm đương chức danh chức vụ thông qua bầu cử hay qua các hành động như bổ nhiệm, phê chuẩn tại cơ quan Thuộc quản lý Nhà nước. Họ sẽ được hưởng chế độ lương được trích từ Ngân sách của nhà Nước. Để rõ hơn về quy định này, bạn đọc có thể đọc nội dung tại Điều 4 (ở Khoản 1) của Luật Cán bộ, Luật công chức, 2008).

Còn đối tượng thứ hai là công chức. Để được hưởng chế độ biên chế thì công chức cần tuân thủ những điều kiện cơ bản sau đây: có quốc tịch Việt, được bổ nhiệm hay tuyển dụng và chức danh, chức vụ hay ngạch tương đương với vị trí đảm đương hiện tại ở đơn vị sự nghiệp thuộc Nhà nước. Nội dung này cũng sẽ được khai thác chi tiết tại văn bản pháp luật, bạn quan tâm có thể tìm hiểu ở Điều 1 (Khoản 1) trong Luật sửa đổi Luật cán bộ, 2019.

Đối tượng là viên chức có được hưởng chế độ biên chế hay không? Tìm hiểu các nội dung trong Luật cán bộ bao gồm Điều 2, Luật Viên chức cùng những văn bản pháp lý có liên quan không hề nhắc tới khái niệm biên chế. Do đó, viên chức không được hưởng chế độ này. Luật Viên chức cũng nêu rất rõ viên chức được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng. Trong quá trình làm việc cũng làm việc theo chế độ này. Tuy nhiên, các viên chức mà ký loại hợp đồng không xác định thời hạn thì cũng sẽ tương đương với chế độ biên chế. 

Chế độ biên chế dành cho đối tượng nào
Chế độ biên chế dành cho đối tượng nào?

Hiện nay, chỉ 3 trường hợp viên chức được coi như được nằm trong chế độ biên chế, thứ nhất viên trước được tuyển dụng vào vị trí công việc từ trước ngày 1/7/2020 và có đáp ứng các điều kiện theo quy định. 

Thứ hai, những người công chức, người cán bộ nhưng chuyển sang thành viên chức. Thứ ba là những người được tuyển dụng trong chức danh viên chức nhưng được phân công phục vụ tại các địa phương đặc biệt khó khăn về kinh tế.

3. Tìm hiểu về loại hợp đồng biên chế

Hợp đồng biên chế thực chất là cách gọi để dễ phân biệt đối tượng được làm việc theo chế độ hợp đồng tại các cơ quan Nhà nước thế nhưng bản thân họ không phải là công chức, cán bộ. Bạn có thể đọc ví dụ sau để nhận thức đúng đắn nhất về hợp đồng biên chế:

Cơ quan thuộc quản lý Nhà nước có chỉ tiêu hoạt động gồm 50 biên chế. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cơ quan chỉ còn 48 người trong diện biên chế do có sự biến động nhân sự chẳng hạn như nghỉ hưu, tinh giản biên chế. Đồng thời, cơ quan cũng chưa tuyển dụng được biên chế mới thay thế hai vị trí này. Cơ quan có thể tiếp tục tuyển dụng cho tới khi tuyển được thì thôi nhưng do đòi hỏi cấp thiết của công việc cho nên cơ quan đã nhanh chóng giải quyết vấn đề về nhân sự bằng cách ký hợp đồng làm việc với hai người lao động khác. Lúc này, hai đối tượng được tuyển đó vẫn được hưởng lương từ Ngân sách nhà nước và những chế độ khác. Như thế chính là bản hợp đồng biên chế.

Chế độ biên chế - hợp đồng viên chế
Chế độ biên chế - hợp đồng viên chế

Như vậy, với bài viết này, bạn đã nắm được biên chế là gì chưa? Cập nhật thông tin quy định về biên chế là cách tốt nhất để chúng ta định hướng được cho mình một hướng phát triển sự nghiệp phù hợp và đôi khi nó cũng có sự liên quan tới tính cách của mỗi người. Bởi vì mặc dù chế độ biên chế rất hấp dẫn song không phải ai cũng có tính cách yêu thích sự ổn định nên họ không lựa chọn phấn đấu vào biên chế. Thay vào đó sẽ tìm cho mình một hướng đi khác có phần sôi động hơn. Còn bạn thì sao?

Khái niệm công chức - những quy định xoay quanh cần phải biết

Công chức là chức vụ quen thuộc thuộc của xã hội, là người làm việc trong các cơ quan nhà nước. Công chức chính là những người làm việc ở trong cơ quan Nhà nước. Tìm hiểu công chức là gì không phải chỉ đơn giản là biết rõ định nghĩa chức vụ này như thế nào mà còn giúp chúng ta nắm bắt các quy định liên quan đến công chức. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về công chức nên theo dõi kỹ nhé.

Công chức là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.