Tiện ích
Cẩm nang
Chế độ dinh dưỡng dành cho người đang bị thương có sự khác biệt so với người thường. Cụ thể, cơ thể bạn sẽ cần nhiều calo và chất dinh dưỡng hơn để vết thương mau chóng lành lại. Vì thế bạn áp dụng chế độ ăn phù hợp để nạp vào cơ thể những dưỡng chất thiết yếu. Vậy ăn gì vết thương mau lành? Cùng tìm hiểu về những loại thực phẩm nên ăn khi bị thương nhé!
MỤC LỤC
Vitamin C là một chất có công hiệu rất tốt trong việc chữa lành những vết thương trên cơ thể con người. Hơn nữa loại vitamin này cũng có trong rất nhiều loại thực phẩm và hoa quả.
Vitamin C là khoáng chất thiết yếu trong quá trình tạo ra collagen trong cơ thể. Nếu bạn chưa biết thì collagen là một chất cần thiết để giúp phục hồi da bị hư tổn. Ngoài ra vị trí tổn thương sẽ nhanh chóng hình thành lớp da mới nếu như bạn bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C có là chất xúc tác cho quá trình tạo thành mạch máu dây chằng hay các mô mới cho da.
Trong các loại trái cây có vị chua và các loại rau có màu xanh đậm chứa rất nhiều vitamin C. Tuy nhiên nếu như bạn nấu quá chín thì hàm lượng vitamin C sẽ bị mất đi khá đáng kể, bởi vậy hãy cẩn thận khi chế biến các loại thức ăn này.
Ngoài ra trong dâu tây, khoai tây, rau bina, cà chua... cũng có chứa rất nhiều vitamin C. Trung bình một ngày một người cần khoảng 200 mg vitamin C. Đây là con số không nhiều à bạn hoàn toàn có thể nạp 200 mg vitamin C vào cơ thể mỗi ngày nếu như ăn uống hợp lý một số loại thực phẩm đã được liệt kê ở trên.
Vitamin A không chỉ là một chất cần thiết có tác dụng chống oxy hóa tự nhiên mà còn hỗ trợ cho quá trình chữa lành vết thương của cơ thể. Nguyên nhân bởi vì vitamin A là chất xúc tác mạnh mẽ cho quá trình tạo mới collagen trong cơ thể con người.
Tuy vậy, bạn cũng không nên nạp quá nhiều vitamin A vào trong cơ thể bởi dư thừa vitamin A có thể dẫn đến đau đầu, buồn nôn, chóng mặt và các triệu chứng đau nhức khớp xương.
Các loại rau củ có màu vàng hoặc cam, khoai lang, cà rốt, hạt hướng dương, các loại rau có màu xanh đậm, sữa tách béo, sữa tươi, trứng... là những loại thực phẩm giàu vitamin A.
Không chỉ vitamin C mà protein cũng là dưỡng chất cần thiết cho quá trình sản sinh ra collagen trong cơ thể. Hơn thế nữa protein cũng tham gia vào quá trình tạo mới mạch máu, tái tạo da và làm lành vết thương trên cơ thể con người.
Chính vì vậy khi bạn bị thương thì nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu protein để vết thương sẽ mau chóng lành hơn. Tuy nhiên, tương tự như vitamin A và vitamin C, bạn cũng không nên nạp quá nhiều protein vào trong cơ thể. Các loại thức ăn có chứa nhiều protein trong thành phần dinh dưỡng bao gồm các loại cây họ đậu đậu nành thịt trứng sữa cá...
Mặc dù trong cơ thể hàm lượng nguyên tố kẽm là rất thấp, tuy nhiên đây lại là nguyên tố quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen và là chất xúc tác thiết yếu trong quá trình chữa lành vết thương của cơ thể. Kẽm cũng tham gia vào quá trình tổng hợp protein và phân giải các chất béo trong cơ thể con người.
Kẽm còn có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Một ngày một người nên nạp vào cơ thể từ 15 đến 50 mg kẽm. Kẽm có nhiều trong các loại hạt ngũ cốc, hải sản, bánh mì, thịt gà và các loại thịt đỏ.
Bên cạnh thắc mắc ăn gì cho vết thương mau lành, rất nhiều người cũng tìm hiểu về cách chăm sóc vết thương như thế nào cho đúng cách. Khi bị thương nếu vết thương được chăm sóc đúng cách sẽ tránh bị nhiễm trùng và mau chóng lành hơn. Vậy chăm sóc vết thương như thế nào để vết thương mau lành? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đấy nhé!
Khi bị thương, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc gây ức chế quá trình chữa lành vết thương của cơ thể, chẳng hạn thuốc chống viêm. Aspirin là loại thuốc có tác dụng phụ cản trở hoạt động của các tế bào trong hệ miễn dịch, bởi vậy bạn không nên tự ý uống aspirin khi không được bác sĩ kê đơn. Để cẩn thận hơn thì bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để biết được đâu là những loại thuốc trong thời gian bị thương bạn không nên sử dụng.
Khi tập luyện thể dục thể thao lưu lượng máu trong cơ thể sẽ lưu thông nhiều hơn do đó sức khỏe chung được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó thì tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng giúp cho những vết thương nhanh chóng lành hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến tình trạng của vết thương để thực hiện những bài tập thể dục thể thao cho phù hợp. Nếu như vết thương của bạn quá nghiêm trọng thì bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn những bài tập phù hợp nhất.
Khi bị thương bạn cần giữ cho vết thương của bạn luôn sạch sẽ tránh bị nhiễm trùng dẫn đến hoại tử rất nguy hiểm. Bạn có thể sử dụng băng gạc và bông để băng bó vết thương lại giúp giải vết thương tránh bị nhiễm trùng.
Ngoài ra băng gạc cũng sẽ tạo ra và duy trì một môi trường ẩm điều này hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương diễn ra nhanh chóng hơn. Về cường độ vệ sinh, bạn nên làm vệ sinh vết thương ít nhất một ngày một lần, sau đó thay bông và băng gạc mới.
Khi bị thương bạn không nên vận động quá mạnh bởi vận động quá mạnh có thể làm miệng vết thương bị rách khiến vết thương nặng hơn và lâu lành hơn. Bên cạnh đó khi tắm thì bạn cũng cần che vết thương để tránh cho vết thương tiếp xúc với nước. Nguyên nhân là bởi vì trong nước có thể có chứa nhiều vi khuẩn, khi vết thương tiếp xúc với nước có thể bị nhiễm vi khuẩn và có nguy cơ bị mưng mủ.
Khi bị thương cũng tuyệt đối nên kiêng ăn thịt gà và gạo nếp. Thịt gà và gạo nếp có thể để lại sẹo trên vết thương hoặc gây ra ngứa ngáy hay mưng mủ. Đặc biệt trong thời kỳ vết thương mọc da non bạn cần kiêng những loại thực phẩm này. Rau muống và thịt bò cũng là loại thực phẩm cần kiêng bởi nếu ăn chúng thì có thể để lại sẹo ở nơi vết thương.
Bạn không nên để vết thương tiếp xúc với môi trường, thường xuyên băng bó bằng bông băng và gạc để tránh vết thương bị nhiễm trùng. Ngoài ra tuyệt đối không được dùng tay bẩn để động vào vết thương hở.
Khi vết thương bắt đầu ăn da non và đóng vảy thì bạn đối không được bóc lớp vảy này. Mặc dù khi vết thương ăn da non bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, tuy nhiên đây là dấu hiệu cho thấy vết thương của bạn đang chuyển biến tốt đẹp. Nếu cố tình bóc lớp vảy khi ăn da non thì vết thương có thể chảy máu và để lại sẹo.
Trên đây, bạn đã tìm hiểu ăn gì vết thương mau lành và những lưu ý khi chăm sóc vết thương. Khi bị thương, bạn nên ăn nhiều hơn các loại thực phẩm bổ máu và tham gia vào quá trình tổng hợp collagen như rau xanh, các loại củ quả có màu đỏ, thịt gà, thịt đỏ… Bạn cũng nên chăm sóc và vệ sinh vết thương cẩn thận và tránh bị nhiễm trùng.
Tại sao niềng răng cần phải lựa chọn thực đơn? Niềng răng ăn được những gì? Niềng răng không ăn được những gì? Tìm hiểu về những thực phẩm có thể ăn khi niềng răng trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ