Tiện ích
Cẩm nang
Sẽ ra sao nếu có một ngày bạn không có khả năng biểu đạt cảm xúc và cũng chẳng hề cảm thấy tâm tình xao động với bất cứ chuyện gì xảy ra xung quanh mình? Cuộc sống như một cái máy sẽ giết chết bạn từng ngày từng ngày. Bạn sẽ bị mài mòn từng chút một cho đến khi bị chai lì cảm xúc. Khoa học gọi hiện tượng này với cái tên Alexithymia. Vậy Alexithymia là gì mà lại nguy hiểm đến thế? Cùng tìm hiểu về hội chứng này trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Sẽ thật đáng sợ nếu như sống trong một thế giới không có cảm xúc. Dù vui hay buồn thì đó cũng đều là những gia vị, chất xúc tác khiến cho cuộc sống của chúng ta thêm phong phú và sinh động. Có cảm xúc nghĩa là chúng ta đang thực sự sống chứ không chỉ là đang tồn tại.
Chính vì thế, chúng ta lại càng thương cảm cho những con người mắc chứng Alexithymia bởi họ không thể cảm nhận hết được hương vị của cuộc sống. Để tìm hiểu rõ hơn Alexithymia là gì, xin mời bạn đọc theo dõi những thông tin về hội chứng này được trình bày ngay sau đây.
Trong tiếng Hy Lạp, Alexithymia có nghĩa là “không có từ ngữ nào để diễn đạt cảm xúc”. Hội chứng Alexithymia là hội chứng xảy ra ở những người gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận các tín hiệu cảm xúc từ bên ngoài và biểu đạt cảm xúc của chính bản thân mình. Sẽ thật tồi tệ nếu như bạn chẳng thể bắt sóng cảm xúc với người đối diện, hoặc thậm chí là chẳng thể tự kết nối với những tín hiệu cảm xúc từ bên trong cơ thể mình.
Người mắc chứng Alexithymia là người không có khiếu hài hước và lúng túng khi giao tiếp, hay nói chính xác hơn thì họ giống như là một khúc gỗ trơ cảm xúc. Những người như vậy thường không có nhiều bạn bè hoặc tệ nhất là bị cô lập.
Sống chung với Alexithymia thực sự là những trải nghiệm tồi tệ. Bạn có hình dung được bản thân mình sẽ như thế nào nếu như chẳng thể biết mình đang cảm thấy vui, hay buồn, bản thân mình có lo lắng không, có hồi hộp không, có tức giận không, có thoải mái dễ chịu không…
Ngay cả chính bạn cũng không thể lý giải được cảm xúc của bản thân, bởi vậy nếu có ai đó hỏi bạn đang cảm thấy như thế nào thì câu trả lời mà họ nhận được có lẽ sẽ chẳng thể khiến cho họ hài lòng.
Nếu tình trạng tốt hơn, bạn cũng chỉ có thể biết được rằng bạn đang “tốt” hay “không tốt”, bạn đang “vui” hay “không vui” và … hết. Đúng vậy, bạn chỉ có cảm xúc như vậy, hay nói đúng hơn là bạn giống như một cái máy, chỉ phân biệt được tình trạng hoạt động của chính bản thân mình là tốt hay không tốt mà thôi.
Không có cảm xúc cũng đồng nghĩa với không có nhu cầu tâm sinh lý. Những người mắc hội chứng Alexithymia chỉ đang tồn tại mà thôi, họ không thực sự “sống”. Mọi chuyện đều được lý giải dưới góc độ logic, kể cả những nhu cầu của bản thân.
Alexithymia có thể khiến cho bạn trở nên cô độc vì bị cô lập. Bạn bối rối vì không thể hiểu được cảm xúc của bản thân mình, chính vì thế nên mọi người xung quanh cũng không thể hiểu được cảm xúc của bạn. Mọi mối quan hệ sẽ nhạt dần, những câu chuyện sẽ thưa thớt hơn và cuối cùng bạn chỉ còn lại một mình, cô đơn một cách đáng thương.
Không chỉ vậy, hội chứng Alexithymia còn có thể khiến một người vẫn luôn “trơ lì” như một tảng đá đột nhiên lại bùng phát cơn giận dữ một cách khó hiểu. Mọi người xung quanh sẽ thấy bạn đột nhiên trở nên tiêu cực mà chẳng hiểu nổi nguyên nhân từ đâu. Có thể chính bạn cũng chẳng thể lý giải nổi nguyên nhân cho những cảm xúc tiêu cực tràn về như nước lũ trong tâm trí mình.
Về bản chất, không hẳn tất cả mọi người mắc chứng Alexithymia đều bị chai lì cảm xúc. Người mắc chứng Alexithymia có hai loại, trong đó loại đầu tiên là “cá đông lạnh” đích thực khi họ chẳng thể cảm nhận được bất cứ tín hiệu cảm xúc nào.
Bộ phận bắt sóng cảm xúc của họ đã bị “cấp đông”, bởi thế nên trong mắt họ mọi sự việc trên đời đều tuân theo logic, giống như 1 cộng 1 bắt buộc phải bằng 2. Những người như vậy cũng không tồn tại thứ gọi là trí tưởng tượng, cũng vì thế mà họ chẳng hề có cơ hội tận hưởng mọi hương vị phong phú và đa dạng của cuộc sống.
Loại thứ hai đó là những người gặp trở ngại khi biểu đạt cảm xúc. Họ thường bị hiểu lầm là “trơ lì”, nhưng thực tế không phải như vậy. Sâu bên trong họ có rất nhiều cảm xúc phong phú. Họ cũng vui mừng, buồn bã, lo lắng, bồn chồn, háo hức, hồi hộp, khoan khoái, khó chịu… tuy nhiên họ không có cách nào để biểu đạt những cảm xúc đó ra bên ngoài.
Người mắc hội chứng Alexithymia đôi khi sẽ cảm thấy như họ chính là một khán giả, đứng lặng lẽ bên lề cuộc sống và quan sát bản thân mình mỗi ngày. Bạn sẽ cảm thấy như cuộc sống của bản thân đang trôi qua một cách vô cùng tẻ nhạt và lãng phí, nhưng bạn lại không thể làm gì để thay đổi điều đó.
Alexithymia là một hội chứng cực kỳ nguy hiểm. Alexithymia tạo ra những con robot, những cỗ máy chỉ biết thực hiện mọi thứ theo đúng logic. Người mắc chứng Alexithymia không biết mình cần gì, không biết mình muốn gì và cũng không biết trong tương lai mình sẽ hướng đến điều gì.
Trong thế giới của những người mắc chứng Alexithymia mọi thứ đều yên tĩnh và đơn điệu đến đáng sợ. Bạn sẽ không thể cảm thấy vầng thái dương vàng rực ấm áp. Bạn cũng sẽ không cảm thấy thảm cỏ xanh rì đầy sương sớm và thoang thoảng hương đồng nội. Bạn cũng sẽ không cảm thấy không khí trong lành buổi sáng sớm, hơi se se khiến mọi lỗ chân lông đều mở rộng khoan khoái. Tất cả những thứ đó đều là những thứ xa xỉ.
Alexithymia làm con người ta mất đi động lực mà chẳng thể tìm ra nguyên nhân. Bạn sẽ không thể tìm thấy bất kỳ niềm vui hay sự hứng thú nào với tất cả những gì xảy ra xung quanh mình. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy một ngày quá dài và quá mệt mỏi. Và như vậy, Alexithymia đang giết chết bạn từng ngày từng giờ.
Trong phần trước, bạn đã tìm hiểu Alexithymia là gì và sự đáng sợ của hội chứng này. Bạn cũng đã tìm hiểu về bản chất của Alexithymia và sự thật rằng những người mắc chứng Alexithymia đáng thương nhiều hơn là đáng trách.
Alexithymia đã được biết đến và nghiên cứu từ rất lâu, tuy vậy cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng này.
Người ta đã chỉ ra rằng Alexithymia có sự liên quan nhất định đến nhiều chứng rối loạn thần kinh khác, chẳng hạn như tự kỷ, trầm cảm, chấn thương tâm lý, tổn thương cảm xúc thời thơ ấu…
- Alexithymia và tự kỷ
Có một sự hiểu lầm rất phổ biến rằng Alexithymia chính là tự kỷ. Tuy nhiên, trên thực tế Alexithymia và tự kỷ là hai hội chứng khác nhau. Mặc dù có một số đặc điểm khá tương đồng giữa hai hội chứng này, tuy nhiên giới khoa học không đánh đồng chúng.
- Alexithymia và trầm cảm
Nếu một người mắc chứng Alexithymia thì nguy cơ người đó bị mắc chứng trầm cảm sẽ tăng gấp hai lần. Điều này cũng có nghĩa là nếu các triệu chứng của Alexithymia giảm đi thì nguy cơ mắc chứng trầm cảm cũng được đẩy lùi. Tuy vậy, không thể kết luận vội vàng rằng Alexithymia là nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm đâu nhé!
- Alexithymia và chấn thương tâm lý
Có nhiều trường hợp mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn dễ dàng chuyển biến sang Alexithymia. Khi một người bị stress nặng thì sẽ dễ dẫn đến chai lì cảm xúc, khi ấy họ tiến vào trạng thái đặc thù gọi là “trơ”. Mọi cửa sổ đón nhận tín hiệu cảm xúc sẽ bị đóng lại như một phản ứng tự bảo vệ bản thân.
- Alexithymia và tổn thương cảm xúc thời thơ ấu
Nhiều nghiên cứu cho rằng những tổn thương cảm xúc thời thơ ấu rất dễ dẫn đến chứng Alexithymia. Một đứa trẻ không được quan tâm chăm sóc, yêu thương và giáo dục đúng cách sẽ không biết cách thể hiện cảm xúc của bản thân.
Có những đứa trẻ phải chịu cú sốc quá lớn từ khi còn nhỏ hoặc sống trong một môi trường mà mọi cảm xúc đều bị coi là thái quá khiến chúng không dám thể hiện cảm xúc của bản thân. Thói quen này kéo dài dễ dẫn đến hội chứng Alexithymia.
Như vậy là qua những thông tin cực kỳ thú vị trong bài viết thì bạn đã hiểu được Alexithymia là gì và sự đáng sợ của hội chứng này. Bên cạnh đó, bạn cũng hiểu được bản chất của Alexithymia và đồng cảm hơn với những người mắc chứng này. Nếu bạn quen biết ai đó mắc chứng Alexithymia thì đừng kỳ thị với họ nhé! Hãy giúp đỡ và cổ vũ họ, để họ can đảm hơn và tìm cách biểu đạt cảm xúc của bản thân.
Sleep paralysis là gì? Xảy ra hiện tượng Sleep paralysis là do đâu? Hiện tượng Sleep paralysis thường xảy ra với ai? Tìm hiểu chi tiết hơn về hiện tượng Sleep paralysis trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ