Tiện ích
Cẩm nang
Hiện nay, quản lý chất lượng là một nhiệm vụ tối trọng mà doanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ cũng đều chú trọng. Do đó bất kể nhà quản trị nào cũng cần cần biết 8 nguyên tắc quản lý chất lượng để điều hành công việc hiệu quả. Ở bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết những nguyên tắc quản trị kinh doanh.
MỤC LỤC
Thực hiện việc quản lý chất lượng là một nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp để kiểm soát sản phẩm, dịch vụ đảm bảo đầu ra cho đơn vị. Quản lý chất lượng sẽ tổ chức hoạt động giám sát dịch vụ, chất lượng để tuân thủ tiêu chuẩn cao hơn nữa mà khách hàng mong muốn.
Trong quản lý chất lượng có 4 thành phần chính. Một là lập kế hoạch, hai là đảm bảo về chất lượng, ba là kiểm soát và bốn là cải tiến. Tất cả đều thực hiện mục tiêu về mặt chất lượng. Khi thực hiện toàn bộ thành phần trên thì đó là quản lý toàn diện. Nhiệm vụ quản lý này không chỉ tập trung cho chất lượng đầu ra mà còn phải đảm bảo cả những yếu tố đầu vào, những quy trình, nhiệm vụ cần thực hiện.+
Việc quản lý chất lượng là một yếu tố được bắt buộc thực hiện để không những đáp ứng được yêu cầu từ khách mà còn đảm bảo được quy định của nội bộ và quan trọng hơn là pháp lý. Thế nên, hãy tìm hiểu để nắm bắt rõ 8 nguyên tắc quản lý chất lượng được chia sẻ tại bài viết.
Về tính chất, doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng. Do đó, doanh nghiệp phải hiểu được nhu cầu của khách ở hiện tại và tương lai. qua đó vừa đáp ứng vừa hướng tới cung cấp nhiều hơn những gì khách mong đợi.
Chất lượng do chính khách hàng định hướng sẽ phải được chú trọng. Nó chính là yếu tố chiến lược giúp khách hàng có thể chiếm lĩnh được thị trường. Đặc biệt, đối với khách mới, buộc doanh nghiệp phải luôn nhạy cảm. Từ đó giúp duy trì, chiếm lĩnh thị trường tốt hơn.
Muốn định hướng khách hàng thật tốt thì phải chú trọng cải tiến và liên tục cập nhật công nghệ mới. Bên cạnh đó, khả năng thích ứng phải nhanh chóng, giảm thiểu tối đa những khuyết điểm từ sự khiếu nại của khách.
Lãnh đạo có vai trò tổ xác định rõ phương hướng, mục đích cho tổ chức. Họ cần tạo và duy trì một môi trường nội bộ làm sao để tất cả mọi người cùng có tinh thần tích cực tham gia mục tiêu chung của tổ chức.
Khi xây dựng các định hướng, lãnh đạo phải xây dựng các giá trị cụ thể, rõ ràng. Qua đó dần dần dẫn dắt khách hàng nhìn theo tầm nhìn của doanh nghiệp.
Người lãnh đạo còn phải tham gia và chỉ đạo hệ thống, chiến lược để huy động khả năng sáng tạo của nhân viên. Từ đó nâng cao được năng lực doanh nghiệp cũng như thu về được các giá trị kết quả tốt nhất.
Trong mọi tổ chức, mọi vị trí, con người luôn nắm giữ vai trò chủ chốt, có giá trị cao nhất, quý giá nhất. Vì thế, nếu có thể thu hút được sự tham gia của mọi người thì họ sẽ chính là người đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Một khi nhân tố này được phát huy thì cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thúc đẩy được nội lực sáng tạo trên hành trình đạt mục tiêu về chất lượng. Doanh nghiệp sẽ hoạt động và tồn tại dưới sự góp sức của nhiều nhân lực. Khi họ có sự cố gắng, nỗ lực thì cũng tạo được sự thúc đẩy cho doanh nghiệp thành công.
Nếu tất cả mọi thứ, từ nguồn lực cho đến hoạt động đều được quản lý bài bản theo quá trình thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ đạt được kết quả theo mục tiêu đề ra. Quá trình phát triển chính là tập hợp những hoạt động có mối quan hệ cùng nhau dựa trên một trật tự, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho tổ chức. Một quá trình được thực hiện chính là việc biến đổi đầu vào để tạo đầu ra có lợi nhuận.
Hiểu biết, quản lý, xác định hệ thống của quá trình đều có sự liên hệ mật thiết với nhau. Chúng sẽ tác động, trao đổi lẫn nhau để mang đến cho doanh nghiệp kết quả như kế hoạch chiến lược đề ra.
Doanh nghiệp không thể giải quyết riêng lẻ từng bài toán chất lượng, thay vào đó họ phải xem xét tất cả yếu tố tác động theo phương thức đồng bộ và có hệ thống. Khi thực hiện, phải hài hòa được tất cả những yếu tố này. Phương pháp này sẽ huy động nguồn lực và tạo ra sự tác động, phối hợp giữa các nguồn lực. Từ đó hướng tới phục vụ các mục tiêu mà tổ chức đặt ra.
Liên tục cải tiến chính là tạo ra được mục tiêu cũng như tạo phương pháp cho doanh nghiệp. Muốn cạnh tranh và đảm bảo chất lượng cao nhất thì nhiệm vụ cải tiến chất lượng phải được đảm bảo thực hiện liên tục.
Như đã nói, chất lượng do khách hàng định hướng. Trong khi đó, nhu cầu của họ luôn thay đổi và hướng tới những đòi hỏi ngày một cao hơn. Vì thế, chất lượng cũng phải luôn đổi mới. Nếu nâng cao chất lượng và đổi mới thì cần không ngừng cải tiến về chất lượng.
.Việc cải tiến chất lượng được thực hiện bởi nhiều người. Sự cải tiến có thể là một bước nhảy vọt hoặc cũng có thể dần dần làm từng bước nhỏ. Sự cải tiến có thể thực hiện ở rất nhiều phương diện, từ phương pháp cải tiến, quản lý cho đến cải tiến về công nghệ, thiết bị, nguồn lực, sự đổi mới về quá trình. Thậm chí còn có thể cải tiến cách bố trị lại cơ cấu hoạt động.
Không phải cứ cải tiến là sẽ đảm bảo chất lượng. Cải tiến cũng cần có sự tính toán kỹ càng, bám sát mục tiêu để đảm bảo chất lượng chắc chắn.
Muốn đưa ra quyết định quản lý hệ thống đúng đắn thì cần dựa vào sự phân tích thông tin, dữ liệu. Hoàn toàn không được suy diễn vấn đề vì suy diễn không mang tới cơ sở xác đáng để thực hiện quản lý chất lượng một cách bài bản.
Để đánh giá, đưa ra sự nhận xét sẽ không dựa vào những phỏng đoán cá nhân mà hãy dựa trên cơ sở chiến lược của tổ chức cũng như các quá trình quan trọng và những yếu tố từ đầu vào, đầu ra của quá trình.
Doanh nghiệp và những đơn vị cung ứng sẽ phụ thuộc nhau. Họ tương hỗ để tạo nên lợi ích cho nhau, đồng thời nâng cao năng lực để xây dựng giá trị. Những tổ chức cần tạo ra mối quan hệ hợp tác với bên ngoài, thúc đẩy mục tiêu chung.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bạn tỉ mỉ 8 nguyên tắc quản lý chất lượng hiệu quả trong quá trình quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh. Hy vọng bài viết sẽ là phương án tuyệt vời giúp bạn, nhất là khi mới bước chân vào lĩnh vực quản trị kinh doanh.
Hoạt động trong ngành sản xuất, người lao động từ quản lý đến nhân công đều phải hiểu rõ nguyên tắc quản lý sản xuất. Nếu chưa nắm rõ điều này, bạn hãy đọc kỹ bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ