Tiện ích
Cẩm nang
Bảo lãnh đối ứng là một hình thức dịch vụ phổ biến trong các ngân hàng Việt Nam. Nếu biết tận dụng loại hình thức này, nó sẽ đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích to lớn. Vậy rốt cục bảo lãnh đối ứng là gì? Các ngân hàng đã quy định bảo lãnh đối ứng như thế nào? Hãy để vieclam123.vn trả lời cho các bạn trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Bảo lãnh đối ứng trong tiếng Anh còn được gọi là Reciprocal Guarantee. Đây là một hình thức dịch vụ được bảo lãnh bên trong ngân hàng. Ở thông tư số 07/2015/TT-NHNN có nói bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ thay cho bên bảo lãnh là khách hàng của bên đối ứng.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, bảo lãnh đối ứng là sự cam kết của ngân hàng trung gian thanh toán cho ngân hàng phát hành bảo lãnh, chỉ khi nào ngân hàng phát hành thực hiện đúng những điều khoản trong bảo lãnh đối ứng.
Có thể ví dụ như, nếu doanh nghiệp A không tin tưởng vào khả năng tài chính của doanh nghiệp B và muốn ngân hàng phát hành bảo lãnh là một ngân hàng trong nước thì doanh nghiệp A được quyền chỉ định ngân hàng phát hành bảo lãnh. Nếu như doanh nghiệp B không có quan hệ với ngân hàng do doanh nghiệp A chỉ định thì có thể chỉ thị cho ngân hàng của mình yêu cầu ngân hàng phát hành mở bảo lãnh.
Đây là một hình thức dịch vụ thường xuyên được các doanh nghiệp trong và ngoài nước sử dụng. Việc sử dụng hình thức này sẽ giúp họ đạt được những mục đích sau:
Bảo lãnh đối ứng giúp đảm bảo nghĩa vụ tài chính của các bên liên quan.
Hạn chế được rủi ro phát sinh khi bên bảo lãnh không trả được nợ và giúp cho bên được bảo lãnh khi đối tác không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Bảo lãnh đối ứng cho các hợp đồng kinh tế giúp loại bỏ những rủi ro trong kinh tế và chính trị. Trong trường hợp bảo lãnh đối ứng là các tổ chức tín dụng, ngân hàng có trụ sở ở nước ngoài thì các ngân hàng đó phải thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh đối ứng.
Bảo lãnh đối ứng ở các hợp đồng tài chính quốc tế giúp loại bỏ được rủi ro từ thẩm quyền tài phán nước ngoài.
Từ những mục đích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng bảo lãnh đối ứng còn được coi là sự đảm bảo trách nhiệm giữa 2 hay nhiều công ty liên kết nhằm thực hiện đúng với sự cam kết và lời hứa. Điều này sẽ giúp tăng giao dịch tốt và giảm được rủi ro cho người vay. Ngoài ra, hình thức này còn có các ưu điểm cụ thể như:
Loại bỏ được những rủi ro chính trị và kinh tế: vốn là hình thức bảo lãnh do ngân hàng bảo lãnh phát hành trong khi ngân hàng đó đang có địa điểm tại một quốc gia không phải là người thụ hưởng nên được đảm bảo an ninh.
Có thể ví dụ như một ngân hàng của Trung Quốc phát hành bảo lãnh thì không ý nghĩa đối với một công ty sản xuất tại Mỹ. Công ty sản xuất này có thể yêu cầu một ngân hàng Hoa Kỳ cấp bảo lãnh để bảo vệ quyền lợi của mình. Công ty sản xuất này sẽ loại bỏ được những rủi ro liên quan đến chính trị và kinh tế của Trung Quốc.
Loại bỏ rủi ro về quyền đàm phán ở các quốc gia: Bảo lãnh đối ứng là một công cụ tài trợ thương mại tùy thuộc vào mục đích của người nộp đơn. Người thụ hưởng rất dễ có các thanh toán bị chặn trong một bảo lãnh ngân hàng do một tòa án cấp huyện yêu cầu. Để tránh trường hợp này, người thụ hưởng sẽ cung cấp bảo lãnh tại một ngân hàng địa phương để loại bỏ những rủi ro về quyền tài phán ở một quốc gia khác.
Cách thức hoạt động của bảo lãnh đối không quá phức tạp. Nó diễn theo một quy trình cụ thể sau:
Đầu tiên, khách hàng và ngân hàng phát hành bảo lãnh ký hợp đồng mua bán. Để cho quá trình diễn ra thuận lợi, khách hàng và ngân hàng phát hành phải ở các quốc gia khác nhau, hoặc khách hàng có thể chọn bảo lãnh ngân hàng có lợi cho người thụ hưởng mà không cần bất kỳ tài sản đảm bảo nào. Lúc sau, ngân hàng sẽ phát hành đối ứng theo sự chỉ đạo của giám đốc.
Tiếp sau đó, ngân hàng hướng dẫn sẽ phát hành đối ứng có lợi cho người được bảo lãnh, điều này sẽ giúp phát hành bảo lãnh của ngân hàng tác động tới các khoản nợ đối ứng. Cuối cùng, ngân hàng của người bảo lãnh sẽ phát hành bảo lãnh có lợi cho người được thụ hưởng.
Những đối tượng tham gia vào quá trình này bao gồm:
Giám đốc ngân hàng là người đề nghị thực hiện bảo lãnh.
Ngân hàng hướng dẫn: yêu cầu ngân hàng của người thụ hưởng phát hành bảo lãnh đối với các khoản bồi thường đối ứng.
Ngân hàng bảo lãnh: có trách nhiệm với các khoản bồi thường được trả nếu người bảo lãnh không tuân thủ những gì đã cam kết trong hợp đồng.
Người thụ hưởng: thường là do phía bên bảo lãnh.
Xem thêm: Ngân hàng trung gian là gì? Cách hoạt động của Intermediary Bank
Dịch vụ bảo lãnh đối ứng được phát hành tại nhiều ngân hàng lớn ở đất nước Việt Nam. Sau đây là các quy định về bảo lãnh đối ở các ngân hàng:
Bảo lãnh đối ứng ở ngân hàng Agribank được triển khai nhằm hướng đến đối tượng khách hàng là các công ty, cá nhân ở trong nước hoặc nước ngoài. Đơn vị được tiền được bảo lãnh VND hoặc ngoại tệ quốc tế.
Khi sử dụng tại ngân hàng này, khách hàng có thể linh hoạt lựa chọn thời gian bảo lãnh là ngắn hạn, dài hạn và trung hạn. Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ bảo lãnh ở đây, khách hàng còn được lựa chọn trả phí 1 lần hay nhiều lần tùy thuộc vào quy định của ngân hàng trong từng thời điểm.
Ở ngân hàng Vietcombank, ngân hàng này sẽ đại diện cho bên bảo lãnh đối ứng phát hành bảo lãnh cho một số ngân hàng hay tổ chức tín dụng của bên bảo lãnh. Ngân hàng Vietcombank sẽ phát hành bảo lãnh các nghĩa vụ tài chính của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh.
Trong trường hợp các doanh nghiệp vi phạm cam kết về nghĩa vụ tài chính thì ngân hàng này sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng đối với bên phát hành bảo lãnh như những gì đã cam kết trong thỏa thuận.
Đặc điểm bảo lãnh đối ứng của Vietcombank
Đơn vị tiền là VND hoặc ngoại tệ.
Hình thức bảo lãnh là văn bản hoặc chứng thư.
Phạm vị bảo lãnh là các loại tài sản hữu hình.
Với bảo lãnh đối ứng của BIDV, ngân hàng sẽ phát hành cam kết với một bên thứ ba do bên nhận bảo lãnh chỉ định. Ngân hàng này sẽ thực hiện những nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên này không thực hiện đúng những gì đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Bên được bảo lãnh sẽ là các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân mà khách hàng muốn BIDV bảo lãnh. Dịch vụ bảo lãnh đối ứng của BIDV có đặc điểm như:
Đối tượng: tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ở trong và ngoài nước.
Hình thức bảo lãnh thông qua văn bản.
Tài sản bảo lãnh: tùy theo 2 bên cam kết.
Tóm lại, vieclam123.vn đã cho chúng ta hiểu được bảo lãnh đối ứng là gì và lợi ích của nó đối với các doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, bảo lãnh đối ứng sẽ cực kỳ hữu dụng khi chúng ta làm việc với các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài nhưng các bạn cũng cần chú ý thực hiện cam kết nếu không sẽ bị phạt đấy nhé!
Tài chính là thuật ngữ được sử dụng trong rất nhiều nghề nhưng ít người hiểu đúng bản chất của nó. Bạn hãy xem ngay bài viết dưới đây để hiểu về thuật ngữ này nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ