close
cách
cách cách cách cách cách

Ngân hàng trung gian là gì? Cách hoạt động của Intermediary Bank

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngân hàng là các tổ chức tài chính quan trọng, giúp thị trường kinh tế ngày càng đi lên. Hầu hết, các ngân hàng ở Việt Nam, trừ ngân hàng trung ương thì đều là ngân hàng trung gian. Các ngân hàng trung gian ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thương trường. Vậy ngân hàng trung gian là gì? Có mấy loại ngân hàng trung gian? Cùng tìm hiểu các thông tin về ngân hàng trung gian qua bài viết bên dưới nhé!

1. Ngân hàng trung gian là gì? Có mấy loại ngân hàng trung gian?

1.1. Ngân hàng trung gian là gì? Ngân hàng trung gian tiếng Anh là gì?

Ngân hàng trung gian tiếng Anh là Intermediary Bank, là ngân hàng kinh doanh được cấp phép hoạt động của chính quyền. Ngân hàng trung gian có hoạt động chính là thu hút các khoản vốn nhàn rỗi, kinh doanh tiền tệ khi nhận các khoản tiền có lãi và đưa những khoản tiền này đem cho khách hàng vay để kiếm lãi.

Ngân hàng trung gian là gì
Ngân hàng trung gian là gì

Nói một cách dễ hiểu hơn, ngân hàng trung gian sẽ thu hút khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng, các khoản tiền nhàn rỗi từ cá nhân và trả lãi suất cho họ. Số tiền này sẽ được ngân hàng lưu động số đưa cho các cá nhân có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng để kiếm lời.

1.2. Ngân hàng trung gian có chức năng gì?

Ngân hàng trung gian là đơn vị trung gian thực hiện các giao thương giữa ngân hàng trung ương và người dân, và thay vì giao dịch trực tiếp ở ngân hàng trung ương, người dân cần phải thực hiện mọi giao dịch thông qua ngân hàng trung gian.

Ngân hàng trung gian là bên trung gian liên kết giữa bên cho vay và bên vay tiền, cung cấp cho các hai bên đạt được lợi ích của mình.

1.3. Ở Việt Nam có mấy loại hình ngân hàng trung gian?

Trên thị trường tài chính Việt Nam, có nhiều ngân hàng trung gian hiện nay đang hoạt động, bao gồm:

1.3.1. Ngân hàng thương mại

Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, ngân hàng thương mại là ngân hàng trung gian vai trò quan trọng và có nhiều ngân hàng hoạt động nhất, quyết định tới số tiền tệ ở thị trường hiện tại.

Ngân hàng thương mại là ngân hàng trung gian phổ biến
Ngân hàng thương mại là ngân hàng trung gian phổ biến

Ngân hàng thương mại có chức năng gửi tiền, nhận tiền với các kỳ hạn là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Một số cái tên tiêu biểu của ngân hàng thương mại phải kể đến bao gồm: Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank); Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank); Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank); Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)...

Việt Nam hiện nay đã có đến 31 ngân hàng thương mại cổ phần, trong số các ngân hàng này thì có 4 ngân hàng được Nhà nước đầu tư vốn 100% gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GP Bank); Ngân hàng Đại Dương (OceanBank); Ngân hàng Xây Dựng (CBBank).

1.3.2. Ngân hàng đầu tư phát triển

Giống như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển cũng có chức năng gồm các hoạt động cho vay, vay, gửi tiền và nhận tiền, dựa vào nguồn vốn riêng để hoạt động và không sử dụng vốn nhà nước.

Ngân hàng đầu tư phát triển VDB chủ yếu làm việc với doanh nghiệp
Ngân hàng đầu tư phát triển VDB chủ yếu làm việc với doanh nghiệp

Các ngân hàng này có hoạt động chính là chung, mua vốn tài chính với các công ty, doanh nghiệp và hỗ trợ cho các dự án kinh doanh tối đa cho doanh nghiệp. Các ngân hàng đầu tư và phát triển có rất ít chi nhánh vì không tương tác nhiều với cá nhân và chủ yếu làm việc với các doanh nghiệp.

Tuy vậy, hiện tại, để đáp ứng nhu cầu của người dân thì ngân hàng đầu tư phát triển cũng đang hội nhập dần giống như ngân hàng thương mại, giúp khách hàng cá nhân thực hiện giao dịch tài chính. 

Ví dụ: Một ngân hàng đầu tư và phát triển đang hoạt động rất tốt là ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

1.3.3. Ngân hàng đặc biệt

Với một mục đích đặc biệt, ngân hàng đặc biệt được ra đời, chủ yếu là do kinh tế vùng có sự chênh lệch. Gần giống với ngân hàng thương mại, nguyên tắc hoạt động của ngân hàng đặc biệt tương tự nhưng có mục đích chính không giống nhau, có trách nhiệm hỗ trợ cho một lĩnh vực kinh tế cụ thể.

Một số ngân hàng đặc biệt ở Việt Nam là Ngân hàng Phát triển Nhà TP. Hồ Chí Minh; Ngân hàng Dầu khí Việt Nam; Ngân hàng Chính sách Việt Nam,...

Ngân hàng Dầu khí Việt Nam là ngân hàng đặc biệt
Ngân hàng Dầu khí Việt Nam là ngân hàng đặc biệt

1.3.4. Ngân hàng tiết kiệm

Để tiền gửi của khách hàng được sinh lời cao, ngân hàng tiết kiệm ra đời nhằm phục vụ cho các khách hàng cá nhân có mong muốn gửi tiết kiệm và số tiền này sẽ cho ngân hàng đặc biệt, ngân hàng đầu tư và phát triển hoặc ngân hàng thương mại vay.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có ngân hàng tiết kiệm riêng biệt, chủ yếu là kết hợp với các loại hình trong ngân hàng, như ngân hàng thương mại hầu như đều có chính sách dịch vụ gửi tiết kiệm đem đến tiền lãi cho ngân hàng.

1.3.5. Liên hiệp tín dụng

Một loại hình ngân hàng trung gian đặc thù chính là liên hiệp tín dụng, tức là không có sản phẩm gửi tiết kiệm mà chỉ tập trung vào những hoạt động cho vay. Tuy vậy, loại hình ngân hàng này thường lồng ghép với ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng thương mại mà không tồn tại độc lập.

Liên hiệp tín dụng không tồn tại độc lập
Liên hiệp tín dụng không tồn tại độc lập

Cũng nhờ các ngân hàng ngày càng phát triển nở rộ hiện này có nhiều tổ chức, ngân hàng tài chính, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng liên doanh nước ngoài được thành lập.

2. Ngân hàng trung gian hoạt động như thế nào?

Khi đã hiểu rõ ngân hàng trung gian là gì, có thể thấy ngân hàng trung gian kết nối giữa công chúng và ngân hàng trung ương, được ngân hàng trung ương quản lý mọi giao dịch và thực hiện giao dịch trực tiếp với cá nhân, doanh nghiệp mà không cần qua ngân hàng trung ương.

2.1. Ngân hàng trung gian tạo ra tiền như thế nào?

Như các bạn đã biết, ngân hàng trung gian có nhiều loại khác nhau, nhìn chung phổ biến nhất là ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển… và tạo ra tiền bằng phương thức nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi bảo hiểm, tiền gửi thẻ của khách hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân. Người gửi tiền sẽ nhận được các lãi phát sinh theo định kỳ, và ngân hàng trung gian sẽ có thể tạo được tiền.

Còn bên ngân hàng khi nhận tiền của người gửi, họ sẽ cho vay lãi cao hơn lãi suất tiết kiệm để lấy lời và tạo ra nguồn tiền mới, đầu tư và duy trì hoạt động vào các kênh khác kiếm lợi nhuận.

Cách thức ngân hàng trung gian tạo ra dòng tiền lưu động
Cách thức ngân hàng trung gian tạo ra dòng tiền lưu động

2.2. Hủy tiền qua ngân hàng trung gian như thế nào?

Hủy tiền ở ngân hàng trung gian nghĩa là khách hàng đã thanh toán hết nợ, trả khoản vay hết cho ngân hàng.

Ví dụ: Khách hàng nợ ngân hàng X số tiền là 2 tỷ đồng trong vòng 2 năm, mỗi tháng khách hàng sẽ trả lãi và gốc cho ngân hàng đúng với quy định. Hết 2 năm, khách hàng trả hết cả gốc và lãi là sẽ hoàn thành tiền hủy ngân hàng.

Hoặc chẳng hạn, ngân hàng phát hành nợ dài hạn khi mua bán trái phiếu. Ngân hàng ban đầu sẽ cần tự bỏ tiền của mình ra mua trái phiếu của Chính phủ, sau đó cho các cá nhân, doanh nghiệp khác vay dài hạn, cũng có nghĩa là ngân hàng cũng đang nợ trái phiếu của Chính phủ. Vì vậy, ngân hàng có thể gặp rủi ro lớn nếu khoản vay này không sinh lãi và khách hàng thực hiện hủy tiền gửi không theo thời hạn đặt ra trước đó.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ ngân hàng trung gian là gì và cách mà ngân hàng trung gian hoạt động. Có thể thấy, ngân hàng trung gian có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới việc lưu thông tiền tệ trong nước. Hiện nay, bạn cũng có thể thanh toán quốc tế thông qua ngân hàng trung gian dễ dàng, tiện lợi, nhanh chóng gửi và nhận tiền cho người thân, bạn bè ở nước ngoài.

Giao dịch trung gian nghĩa là gì?

Giao dịch trung gian hiện nay được biết tới rất nhiều và ngày càng trở nên phổ biến. Momo, VNpay, Zalo Pay,... là những ví dụ điển hình. Vậy giao dịch trung gian nghĩa là gì? Bạn đã từng giao dịch trung gian? Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu về giao dịch trung gian nhé!

Giao dịch trung gian nghĩa là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.