close
cách
cách cách cách cách cách

Vạch 3.1 là gì và những điều cần lưu ý khi tham gia giao thông

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đối với mỗi công dân là người Việt Nam hay người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam khi tham gia giao thông, bên cạnh việc am hiểu về các quy định về biển báo trên đường thì cũng cần chú ý tới phần vạch kẻ đường nhằm đảm bảo sự an toàn khi thực hiện lưu thông các phương tiện. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về vạch 3.1 là gì và những quy định về vạch kẻ đường này là như thế nào nhé.

1. Sơ lược thông tin về vạch 3.1 là gì? 

1.1. Khái niệm vạch 3.1 là gì? 

An toàn giao thông luôn là vấn đề được đề cập hàng ngày trong cuộc sống của con người bởi vấn đề này luôn tồn tại những tiềm ẩn khó mà đoán được dễ dàng. Bởi ngày nay, cuộc sống ngày càng phát triển đi cùng với đó là sự tăng trưởng về dân số cho nên số người sử dụng phương tiện đi lại để tham gia giao thông cũng ngày một tăng theo.   

Vạch kẻ đường 3.1 là gì?
Vạch kẻ đường 3.1 là gì?

Khi tham gia giao thông, ngoài việc luôn đảm bảo chấp hành đúng mọi nội quy của Luật giao thông về tuân thủ các loại biển báo thì việc đi đúng làn đường và chú ý vạch kẻ đường cũng là điều mà mỗi người dân phải lưu ý. 

Tuy nhiên trên thực tế thì có rất nhiều vạch kẻ đường và cũng có một số ít vạch không dùng tới nên rất khó để mọi người có thể nhận diện được chúng khi đang đi trên đường. Thế nhưng có một số loại vạch mà bắt buộc phải để ý tới nếu không muốn bị phạt. Đó là vạch 3.1. Vậy thực chất vạch kẻ đường này là gì và nó mang ý nghĩa như thế nào? 

Vạch 3.1 là vạch kẻ đường giới hạn di chuyển dành cho tất cả các phương tiện khi tham gia giao thông. Vạch kẻ này thường xuất hiện trên các đoạn đường cao tốc hoặc những đoạn đường có bề rộng hơn 7m. Và vạch 3.1 này đôi khi cũng được sử dụng trong các trường hợp cần thiết. 

Đây được coi là vạch quan trọng vì nếu không chú ý phần vạch này sẽ rất dễ xảy ra những vi phạm về an toàn giao thông và thậm chí là cả những sự cố không đáng có. 

1.2. Đặc điểm của vạch 3.1 là gì? 

Đặc điểm của vạch 3.1 là gì?
Đặc điểm của vạch 3.1 là gì? 

- 3.1 là vạch kẻ phân chia làn đường rõ ràng nhằm hạn chế việc lấn làn đường và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. 

- Vạch kẻ đường thường áp dụng cho đường cao tốc, đường rộng tối thiểu là 7m và đoạn đường cần thiết khác. 

Trường hợp vạch 3.1 dùng để phân chia làn đường xe cơ giới với xe thô sơ thì phần làn đường phải đảm bảo rộng đủ 1.5m nếu không đủ về khoảng cách thì sẽ không được phép phân chia làn đường. Trong trường hợp khoảng cách phần đường của xe thô sơ không đủ 2,5m thì mép đường này sẽ không được bố trí bất kỳ loại vạch kẻ đường nào. 

- Nếu muốn tách riêng phần làn đường dành cho xe thô sơ và xe cơ giới thì cần phải có biển báo chỉ dẫn hoặc sơn vẽ xuống làn đường để có sự phân biệt rõ ràng. Hơn nữa khi xe thô sơ và xe cơ giới cùng lưu thông trên một đoạn đường thì cũng cần có sự phân chia làn đường riêng và khi muốn lấn làn phải ưu tiên cho xe thô sơ trước. 

Lưu ý: Chỉ những nơi có mật độ phương tiện lưu thông cao mới có thể thiết lập làn đường dành cho xe thô sơ. 

1.3. Ý nghĩa của vạch 3.1 là gì? 

Ý nghĩa của vạch 3.1 là gì?
Ý nghĩa của vạch 3.1 là gì?

- Vạch 3.1 giúp nhận biết rõ ràng về sự phân chia làn đường, đi đúng làn, tránh việc xảy ra những khó khăn hoặc thậm chí là tai nạn trên tuyến đường di chuyển. 

- Là loại vạch kẻ đường được sử dụng chủ yếu trên các tuyến đường cao tốc do đó mà sẽ điều chỉnh các phương tiện thực hiện việc lưu thông trên đúng tuyến đường, hạn chế việc gâu khó khăn cho các phương tiện cùng di chuyển trên cùng một làn đường. 

2. Những lưu ý về vạch 3.1 là gì?   

Những lưu ý về vạch 3.1 là gì?
Những lưu ý về vạch 3.1 là gì? 

- Khi lưu thông trên các tuyến đường có vạch kẻ đường 3.1, đặc biệt là các tuyến đường quốc lộ 20 thì các loại xe cơ giới như xe ô tô, xe máy có thể vượt qua vạch 3.1 để đi vào phần đường bên lề bất cứ lúc nào cần thiết. Các loại xe này có thể đỗ, dừng, nhường đường hoặc tránh các xe phía sau, tuy nhiên cần sử dụng xi nhan hoặc còi xe để thông báo, tránh việc xảy ra những tai nạn không đáng có. 

- Trong trường hợp khi làn đường bên phải rộng 1,5m thì sẽ được sử dụng để làm làn đường dành cho xe thô sơ và vạch 3.1 sẽ là vạch dùng để phân chia làn đường giữa xe cơ giới và xe thô sơ nhưng sẽ không có nghĩa là làn đường dành riêng cho xe thô sơ. Bởi vì các phương tiện xe cơ giới vẫn được phép lấn làn mà không hề bị phạt.

- Khi muốn lấn làn thì các phương tiện đều phải thực hiện việc xi nhan và nhường đường để xe thô sơ đi trước. 

- Theo quy định của Luật giao thông thì những đối tượng là người điều khiển các phương tiện xe cơ giới như ô tô, xe máy chỉ được phép điều khiển xe ở phía bên trái của vạch kẻ đường 3.1, chỉ khi có biển báo chỉ dẫn thì mới được lấn sang làn bên phải.Biển báo chỉ dẫn sẽ là biển in hình xe đạp- xe máy, hay làn đường dành cho xe máy, xe thô sợ…. Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn và dễ dàng lưu thông hơn. 

Vậy nếu như không chấp hành đúng với vạch kẻ đường này thì sẽ bị phạt bao nhiêu?                        

3. Mức xử phạt khi vi phạm vào lỗi vạch kẻ đường 3.1 

Khi đã tham gia giao thông, bạn sẽ đều phải chấp hành đúng đủ toàn bộ các điều luật để việc di chuyển được dễ dàng. Nếu xảy ra bất kỳ một sai phạm nào thì đều sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật và đối với quy định về vạch 3.1 cũng vậy. 

Mức xử phạt khi vi phạm lỗi vạch 3.1
Mức xử phạt khi vi phạm lỗi vạch 3.1 

Tuy nhiên hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam chưa thực sự có những quy định về vượt vạch kẻ đường 3.1 mà mới chỉ có những quy định cụ thể về việc không chấp hành biển chỉ dẫn với phần vạch kẻ đường 3.1. 

Trong trường hợp các xe chuyển làn, lấn làn hay đè lên vạch không cho phép thì đều sẽ vị xử phạt với lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch đường”. Mức xử phạt đối với trường hợp này khá nhẹ và chủ yếu là vi phạm của xe cơ giới và theo quy định thì mức phạt được áp dụng đối với mỗi loại xe được tính như sau: 

- Xe máy, xe moto: 60.00- 80.000đ đối với 1 lần vi phạm    

- Xe ô tô: 100.000- 200.000đ cho 1 lần vi phạm. 

Nếu trong trường hợp biết vi phạm nhưng cố tình trốn tránh và tiếp tục đi gây ra những xô xát thì sẽ xử phạt nặng hơn, thậm chí là truy cứu trách nhiệm. 

Vạch kẻ đường 3.1 là vạch dùng để phân chia các phần đường dành cho từng loại xe khác nhau nhằm đảm bảo hoạt động lưu thông được thuận tiện và dễ dàng hơn đối với tất cả các phương tiện. Tuy nhiên cần có sự hiểu biết chính xác về vạch kẻ đường này để tránh việc vi phạm luật giao thông cũng như hạn chế được những sự cố giao thông xảy ra bất ngờ. 

Trên đây là tổng hợp những thông tin về vạch 3.1 là gì mà vieclam123.vn muốn gửi đến bạn. Mong rằng bạn đã nắm được những nội dung cơ bản về vấn đề này, đặc biệt là những lưu ý cần thiết để có thể thực hiện việc lưu thông dễ dàng hơn nhé. Nếu như bạn vẫn còn những điều thắc mắc thì hãy nhanh tay để lại bình luận bên dưới và chú ý theo dõi để được giải đáp sớm nhất nhé.    

Đường 2 chiều là gì? Luật giao thông khi di chuyển trên đường 2 chiều

Chắc hẳn cụm từ “đường 2 chiều” không còn là điều quá xa lạ đối với tất cả mọi người khi tham gia giao thông nữa, thế nhưng chưa chắc là mọi người đều đã nắm vững được những quy định trên tuyến đường này. Vậy đường 2 chiều là gì và những thông tin liên quan đến tuyến đường này trong Luật giao thông là như thế nào? Xem bài viết ngay để hiểu rõ vấn đề nhé. 

Đường 2 chiều là gì?    

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.