close
cách
cách cách cách cách cách
Đăng tin Đăng ký

Đâu là tính cách trong CV giúp ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ai cũng cho rằng Kỹ năng và Kinh nghiệm nghề nghiệp mới là quan trọng nhất tuy nhiên đây thực sự là suy nghĩ chưa hoàn toàn chính xác bởi lẽ ở CV xin việc còn tồn tại 1 danh mục mang tên Tính cách”, nó có đủ năng lực để giúp bản CV của bạn hồi sinh khi tưởng chừng đã thất bại. Vậy Tính cách trong CV nên ghi những gì?

1. Tính cách trong CV là gì?

Tính cách chính là một trong những danh mục bổ trợ nhưng quan trọng trong CV xin việc, thông tin mục này thể hiện đặc điểm đặc trưng của ứng viên đồng thời cũng là vũ khí giúp họ vượt qua ải đầu tiên mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Tính cách con người được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, đó có thể là quá trình giao tiếp trực tiếp hoặc giao tiếp online, là hành động với người xung quanh, là cách ứng xử,...

Mặc dù có vai trò khá quan trọng thế nhưng không phải ai cũng biết điều này, phần lớn ứng viên khi gửi hồ sơ xin việc qua email thì đều bỏ qua mục Tính cách dẫn đến thông tin chưa thực sự hấp dẫn.

Tính cách trong CV là gì
Tính cách trong CV là gì?

Mặt khác, có những ứng viên cũng nhận thức đúng đắn vai trò của tính cách cá nhân trong CV thế nhưng lại chỉ thể hiện điều đó qua cách viết CV hay sử dụng từ ngữ hấp dẫn mà không để riêng nó thành một mục riêng. Điều này cũng là nguyên nhân khiến họ không ghi điểm tuyệt đối từ nhà tuyển dụng.

Không chỉ ứng viên, Tính cách trong hồ sơ xin việc cũng có tác dụng khá lớn đối với nhà tuyển dụng. Đây là thông tin giúp họ có thể đánh giá đúng hơn về sự phù hợp của ứng viên đối với vị trí đang tuyển dụng.

Mặc dù không phải là trường thông tin bắt buộc, thế nhưng mỗi ứng viên nên đưa chúng vào CV xin việc của mình để gia tăng thêm cơ hội. Nhất là với những ứng viên không thực sự tự tin với trình độ bản thân hay chưa có kinh nghiệm, Tính cách chính là phần giúp họ ghi điểm nhanh chóng hơn.

Với những tác dụng hữu hiệu như vậy thì hãy dành ra 1 góc nhỏ trong CV để chứa mục Tính cách bạn nhé.

Xem thêm: Bạn có biết khái niệm CV xin việc là gì?

2. Điểm danh những tính cách trong CV phù hợp

Nhiều ứng viên đã nhận ra tầm quan trọng của Tính cách trong hồ sơ xin việc tuy nhiên họ lại không biết phải lựa chọn những tính cách nào cho phù hợp với công việc của mình. Sau đây là gợi ý chi tiết, hãy theo dõi để cập nhật thôi nào.

2.1. Giao tiếp tốt nên thể hiện trong CV xin việc

Tự tin là một biểu hiện tốt thế nhưng bạn đừng tự tin quá nếu không mọi chuyện cũng không được như ý muốn. Nhiều người tự tin vỗ ngực nói với thiên hạ rằng họ có thể làm việc 1 mình mà vẫn thành công, thế nhưng nếu bạn có nghe thấy nó thì cũng đừng coi là thật nhé bởi vì trên thực tế thì chẳng có ai làm được cả.

Bạn sẽ không thể sống trong một môi trường nhiều người mà lại cô lập họ với bạn, bạn cũng không thể sống và làm việc nếu không có đồng nghiệp hay cấp trên hoặc những nhân viên ở bộ phận khác, bạn cũng không thể nào sống mà lại không liên lạc với ai,... nói chung là không thể cho dù năng lực của bạn có siêu nhiên đến đâu đi nữa.

Giao tiếp tốt nên thể hiện trong CV xin việc
Giao tiếp tốt nên thể hiện trong CV xin việc

Nhà tuyển dụng sẽ mong muốn tìm được những người có khả năng giao tiếp và biết lắng nghe người khác, vì vậy muốn chinh phục họ thì bạn cần phải thể hiện rõ ràng điều đó trong CV của mình.

Mục tính cách trong CV chính là phần phù hợp nhất để bạn nói về đặc điểm này của cá nhân, đừng quên chừa lại 1 góc cho nó bạn nhé.

Xem thêm: Các mẫu CV xin việc ngành nhà hàng khách sạn đang được ưa chuộng hiện nay

2.2. Chuyên nghiệp trong phong cách làm việc là tính cách quan trọng

Cũng giống như tính cách trong hồ sơ xin việc, sự chuyên nghiệp được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau, không cần biết bạn làm cách nào chỉ cần biết bạn thể hiện được điều đó vào trong CV của mình là được.

Vài yếu tố cho thấy rõ nhất về tính chuyên nghiệp đó là trình bày, trang trí CV gọn gàng, bắt mắt, sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành khi viết CV xin việc phù hợp với vị trí ứng tuyển,...

Hãy nhớ rằng tất cả những gì bạn nhắc đến trong CV xin việc đều sẽ được kiểm chứng không sớm thì muộn, chính vì vậy hãy thành thật kê khai các thông tin về mình, nếu để phát hiện gian dối thì bạn chắc chắn sẽ không có cơ hội làm việc ở môi trường này nữa.

2.3. Trung thành với công việc là tính cách cần thiết

Hãy nói rõ với nhà tuyển dụng rằng bạn là người có thể chịu được cường độ công việc cao, chịu được áp lực lớn thế nhưng bạn không có suy nghĩ đổi chủ hay tìm việc mới.

Trung thành với công việc là tính cách cần thiết
Trung thành với công việc là tính cách cần thiết

Trung thành luôn là tiêu chí được đánh giá cao bởi chẳng có nhà tuyển dụng nào lại mong muốn ứng viên của mình làm việc trong thời gian ngắn rồi lại đi tìm công việc mới cả. Vì vậy bạn hãy cho họ thấy mình là người sở hữu tính cách cá nhân trong CV này nhé.

2.4. Là người ham học hỏi

Nếu là lãnh đạo, bạn có muốn nhân viên cấp dưới của mình làm việc theo phong cách ì ạch, lỗi thời và không có chí tiến thủ? Tôi sẽ nói là “KHÔNG” bởi vì nếu làm việc như thế thì thử hỏi hiệu quả công việc từ đâu ra?

Đối với doanh nghiệp cũng vậy, họ mong muốn sở hữu 1 dàn nhân viên có tính cách trong CV năng động, có tinh thần ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến để vừa cống hiến cho sự nghiệp chung đồng thời cũng đem về cho họ những lợi ích cá nhân.

Một người có thể chuyên môn không quá cao nhưng lại sở hữu đầy mình tinh thần ham học hỏi cũng tốt hơn là một người giỏi chuyên môn nhưng lại không có sự cố gắng.

Nếu chọn, đương nhiên nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm những ứng viên muốn được cống hiến, muốn hoàn thiện bản thân hơn là những người muốn an phận ngồi 1 chỗ.

2.5. Có khả năng thích nghi cao

Một ứng viên tài năng không chỉ cần có kỹ năng làm việc nhóm tốt, đôi khi nhà tuyển dụng còn muốn bạn phải có khả năng tự thích nghi hay nói cách khác là làm việc độc lập không phụ thuộc vào ai.

Có khả năng thích nghi cao
Có khả năng thích nghi cao

Tất nhiên, làm việc tập thể sẽ cho bạn năng suất tốt thế nhưng không phải tình huống nào nó cũng phát huy hiệu quả. Sẽ có những lúc bạn cần phải hành động theo những gì mình suy nghĩ dựa trên kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ của mình.

2.6. Có nhiệt huyết và năng động

Nếu CV của bạn không đề cập tới tính cách này thì quả thật lãng phí, đây là yếu tố được nhà tuyển dụng cực kỳ quan tâm và thực tế cho thấy rằng các lãnh đạo rất thích những ứng viên năng động. Sự nhiệt huyết chảy trong máu của họ có thể khiến họ hoàn thành mọi thử thách dù là khó khăn nhất.

Vậy nên nếu bạn có thể khẳng định tính cách này cho nhà tuyển dụng hiểu thì chắc chắn bạn sẽ gia tăng thêm 1 phần cơ hội cho bản thân mình đấy.

Xem thêm: Cách điền năng khiếu sở trường trong đơn xin việc độc đáo mà bạn nên biết

3. Cách viết tính cách trong CV với một số ngành nghề khác nhau

Mặc dù tất cả những tính cách nêu trên đều tốt và được ưa chuộng thế nhưng đối với mỗi ngành nghề khác nhau thì nó sẽ có những tính cách đặc trưng phù hợp khác nhau. Nếu bạn đưa vào tất cả vô thì nhìn chung bạn biến thông tin của mình thành thông tin chung chung, không có giá trị. Vậy phải trình bày như thế nào?

Dưới đây là gợi ý cách viết Tính cách cá nhân trong CV đối với một số ngành nghề khác nhau bạn có thể tham khảo:

3.1. Viết Tính cách trong hồ sơ xin việc giáo viên

Viết Tính cách trong CV xin việc giáo viên
Viết Tính cách trong CV xin việc giáo viên

Giáo viên là nghề truyền đạt kiến thức cho những thế hệ sau, vì vậy để trở thành giáo viên chuyên chính thì ứng viên nhất định phải ghi những tính cách phù hợp cũng gần giống với tính cách trong hồ sơ xin việc giáo viên mầm non như sau đây:

- Có tâm với nghề, hoạt bát và ngay thẳng

- Là người thích khám phá tri thức và có mong muốn đạt được mục tiêu lớn do mình đề ra

- Tận tâm với công việc và chuyên nghiệp trong công tác giảng dạy

- Là người yêu trẻ, thân thiện và hoà đồng với mọi người xung quanh

3.2. Cách viết Tính cách trong hồ sơ xin việc Nhân viên chăm sóc khách hàng

Khác với giáo viên, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ làm việc trong môi trường thoải mái hơn. Tuy nhiên họ cũng phải chịu nhiều áp lực với nghiệp vụ của mình cũng không dễ dàng gì.

Để chinh phục nhà tuyển dụng, bạn nhất định phải thể hiện mục Tính cách trong CV chăm sóc khách hàng như sau:

- Là người năng động, niềm nở

- Khả năng giao tiếp với người Việt và người nước ngoài xuất sắc

- Biết tôn trọng những người xung quanh 

- Có khả năng lắng nghe, biết cảm thông và chia sẻ với người khác

3.3. Cách viết Tính cách cá nhân trong CV xin việc IT

Cách viết Tính cách trong CV xin việc IT
Cách viết Tính cách trong CV xin việc IT

Như đã nói ở trên, mỗi ngành nghề đều có những đặc trưng riêng, để làm tốt công việc chuyên ngành thì ứng viên cũng phải sở hữu những tính cách mang tính đặc thù. Vậy với nhân viên IT, bạn cần ghi Tính cách gì trong CV IT?

Thứ nhất, ham học hỏi và thích được giao lưu với người khác

Thứ hai, có thể chịu được áp lực công việc cao, tính toán nhanh

Thứ ba, có khả năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ thành thạo

Thứ tư, chung thuỷ với công việc và doanh nghiệp, tính cách thẳng thắn

4. Lưu ý khi viết tính cách cá nhân trong CV

Khi viết tính cách trong hồ sơ xin việc, ứng viên nên thành thật với những gì mình có, không thổi phồng sự thật bởi sẽ có lúc bạn bị phát hiện.

Trình bày Tính cách trong CV, bạn hãy chọn lọc thật kỹ và thể hiện chúng một cách ngắn gọn, không diễn giải dài dòng gây lan man và giảm tính thuyết phục.

Lưu ý khi viết tính cách cá nhân trong CV
Lưu ý khi viết tính cách cá nhân trong CV

CV chính là đại diện nói lên con người bạn, chính vì vậy đừng sao chép bất kỳ thông tin gì của người khác, với kinh nghiệm của mình, nhà tuyển dụng sẽ sớm phát hiện ra bạn có phải là ứng viên độc lập hay không đấy nhé.

Như vậy, Tính cách trong CV đóng vai trò quan trọng đối với cả ứng viên lẫn nhà tuyển dụng. Nếu chưa biết điều này và chưa biết phải viết nó ra sao, vậy hãy đọc ngay bài viết mà vieclam123.vn chia sẻ bên trên bạn nhé.

Cách viết Trình độ học vấn trong CV

Bạn có biết dựa vào đâu mà nhà tuyển dụng lại biết ứng viên của mình có đủ điều kiện tiếp tục tham gia vòng sơ loại hay không? Đó chính là Trình độ học vấn, vậy với mục này bạn sẽ trình bày như thế nào? Cách viết Trình độ học vấn trong CV dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này, theo dõi ngay thôi nào.

Cách viết Trình độ học vấn trong CV

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CV xin việc Quản lý chất lượng
CV xin việc Quản lý chất lượng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
Một bản CV xin việc ấn tượng có vai trò như thế nào trong việc tạo nên thành công của buổi phỏng vấn? Các thông tin cần thiết phải có trong CV xin việc Quản lý chất lượng là gì? Hãy cùng vieclam123.vn khám phá thông tin dưới bài viết này.

liệt kê sở trường trong cv
Hướng dẫn cách liệt kê sở trường trong CV xin việc chuyên nghiệp
Học cách liệt kê sở trường trong đơn xin việc để giúp CV thêm phần hấp dẫn hơn. Mẫu CV xin việc sở trường trình bày như thế nào để dễ trúng tuyển?

mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng bạn đã biết cách viết sao cho chuẩn?
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng có quan trọng? Cách viết mẫu CV nhà hàng bằng tiếng Anh như thế nào mới chuẩn mời bạn theo dõi bài viết này để hiểu rõ.

cv xin việc nên viết tay hay đánh máy
Đi tìm câu trả lời mẫu CV xin việc nên viết tay hay đánh máy?
Khi chuẩn bị CV để phục vụ ứng tuyển, các ứng viên thường phân vân không biết CV xin việc nên viết tay hay đánh máy? Tìm hiểu chi tiết vấn đề này.