close
cách
cách cách cách cách cách

Thế nào là công ty mẹ? Quyền của công ty mẹ lên công ty con

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Công ty mẹ thường được nhận diện là những công ty lớn. Công ty mẹ có thể chủ động thành lập nên các công ty con hoặc mua lại công ty con. Vậy bạn có biết rõ thế nào là công ty mẹ? Nếu có tham vọng mở rộng doanh nghiệp thì việc chắc chắn bạn đều hướng tới giấc mộng xây dựng mô hình này. 

Do đó, tìm hiểu ngay để cập nhật đầy đủ thông tin về công ty mẹ qua bài viết bên dưới.

1. Làm rõ thế nào là công ty mẹ?

Giải đáp công ty mẹ là như thế nào, hãy dựa vào Luật Doanh nghiệp, tại Điều 195 có trình bày rõ nội dung quy định về công ty mẹ như sau:

Một công ty được công nhận là công ty mẹ nếu như công ty đó thuộc một trong ba trường hợp sau đây:

Điều kiện để hình thành công ty mẹ - con
Điều kiện để hình thành công ty mẹ - con

Thứ nhất, công ty có nhiều hơn 50% vốn điều lệ/tổng cổ phần phổ thông.

Thứ hai, công ty được thực hiện quyền quyết định (trực tiếp hoặc gián tiếp) về việc bổ nhiệm tất cả hoặc đa số mọi thành viên trong vào trong Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng giám đốc, giám đốc cho công ty.

Thứ ba, công ty được đưa ra quyết định đối với việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ của công ty.

Khi công ty mẹ được thành lập, đồng nghĩa sẽ có sự tồn tại của công ty con. Như thế, vô hình chung sẽ hình thành nên mô hình công ty mẹ - con phát triển. Bạn cũng cần chú ý rằng đây là dạng tồn tại theo mô hình không phải là loại hình.

Khái niệm về công ty mẹ
Khái niệm về công ty mẹ

Trong mối quan hệ công ty mẹ - con thì công ty con không được phép đầu tư góp vốn vào hoặc thu mua cổ phần của công ty mẹ. Nếu công ty mẹ có nhiều công ty con thì những công ty con đó sẽ không được phép cùng góp vốn hoặc cùng mua cổ phần của nhau để nhằm mục đích sở hữu lẫn nhau. Luật Doanh nghiệp tại khoản 2 đã đưa ra quy định cho điều này.

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp tại điều 196, Khoản 1 thì tùy theo việc công ty con thuộc loại hình pháp lý nào mà công ty mẹ sử dụng quyền lợi, nghĩa vụ trong các tư cách khác nhau sao cho phù hợp, bao gồm: tư cách thành viên, tư cách cổ đông, chủ sở hữu. 

2. Công ty mẹ hoạt động như thế nào trong mô hình công ty mẹ - con?

2.1. Công ty mẹ sẽ chi phối mọi hoạt động của công ty con

Sự hoạt động của công ty mẹ
Sự hoạt động của công ty mẹ

Sự chi phối chính là đặc điểm rõ ràng nhất trong mô hình công ty mẹ - con. Nhưng không phải là chi phối lẫn nhau mà chỉ có một chiều, công ty mẹ có quyền đối với công ty con, chiều ngược lại không thể diễn ra. Nhưng việc chi phối có hai dạng, công ty mẹ có thể chi phối một phần hoặc chi phối toàn bộ  công ty con. Khi nào công ty mẹ có được quyền chi phối toàn bộ? Đó là khi các công ty con do chính công ty mẹ thành lập. 

Với khái niệm vừa được lý giải thế nào là công ty mẹ nêu trên, bạn đã được cập nhật thông tin rằng công ty có có quyền sở hữu trên 50% số vốn điều lệ của công ty con hoặc cũng có thể sở hữu toàn bộ số cổ phần của công ty con.

Trở thành công ty mẹ khi đáp ứng những tiêu chí nào
Trở thành công ty mẹ khi đáp ứng những tiêu chí nào?

Những công ty thuộc loại hình doanh nghiệp là công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên và công ty cổ phần thì việc nắm giữ từ hơn 50% cổ phần của công ty con sẽ tạo ra những tác động cực lớn đối với hoạt động của công ty con. Công ty mẹ sẽ có quyền hành đưa ra rất nhiều quyết định, bao gồm cả quyết định quan trọng như được phép triệu tập các thành viên và mở cuộc họp Hội đồng thành viên và Đại hội đồng cổ đông. Bên cạnh đó công ty mẹ cũng có được quyền hành thông qua nghị quyết của Đại hội đồng.

2.2. Công ty mẹ - con đều là những pháp nhân hoàn toàn độc lập

Dù là nằm trong mối quan hệ mẹ con, có sự phụ thuộc của công ty con với công ty mẹ nhưng ở vai trò, tư cách nào thì mỗi doanh nghiệp vẫn sẽ là pháp nhân độc lập. Công ty con dù chịu sự chi phối của công ty mẹ song nó vẫn có mã số thuế riêng, được phép thực hiện những hoạt động kinh doanh riêng. 

Công ty mẹ và công ty con đều có tư cách pháp nhân hoàn toàn độc lập
Công ty mẹ và công ty con đều có tư cách pháp nhân hoàn toàn độc lập

Căn cứ vào Điều 196 của Luật doanh nghiệp, tại khoản số 2 đưa ra nội dung quy định về giao dịch, hợp đồng giao dịch giữa hai tư cách công ty này. Sự độc lập trong việc thực hiện hợp đồng, thiết lập các mối quan hệ và tiến hành các giao dịch đều cần phải độc lập giữa công ty mẹ và công ty con trên nguyên tắc bình đẳng, độc lập.

Khi công ty mẹ can thiệp vào hoạt động của công ty con ở mức vượt quá thẩm quyền, lại yêu cầu công ty con phải thực hiện các nhiệm vụ trái với thông lệ cơ bản hay làm các hoạt động không tạo ra lợi nhuận nhưng không có sự đền bù ở trong năm tài chính, dẫn đến thiệt hại cho công ty con thì lúc này, bản thân công ty mẹ cần phải đứng ra chịu trách nhiệm.

3. Phân tích ưu điểm và hạn chế của mô hình công ty mẹ - con

3.1. Ưu điểm gì khi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con?

Để triển khai được từ một doanh nghiệp phát triển thành nhiều doanh nghiệp khác thì điều đó chứng tỏ cho sự mở rộng, phát triển của công ty mẹ. Khi đó, quy mô công ty mẹ rộng lớn, sở hữu các công ty con nên việc triển khai hoạt động đa ngành nghề là điều dễ dàng để thực hiện.

Ưu điểm của mô hình công ty mẹ - con
Ưu điểm của mô hình công ty mẹ - con

Lợi thế thứ hai là giúp phân tán sự rủi ro từ công ty mẹ cho các công ty con. Từ giao dịch, các bản hợp đồng cho tới trách nhiệm, nghĩa vụ, … đều được san bớt sang các công ty con một cách hợp lý.

Khi có nhiều công ty con cũng tức là sở hữu đa ngành nghề hoạt động, công ty mẹ sẽ dễ bề cạnh tranh trên thị trường. Càng có nhiều công ty con, doanh nghiệp sẽ càng sở hữu được nhiều nguồn vốn cũng như nhiều thị phần.

3.2. Nhược điểm của mô hình mẹ - con

Triển khai mô hình công ty mẹ - con khiến cho các công ty con phải chịu nhiều hạn chế về mặt quyền lợi so với việc đứng ra với tư cách là một doanh nghiệp thông thường. Vậy sự hạn chế đó là gì? Công ty con sẽ không được phép đầu tư vào công ty mẹ hay thực hiện các hoạt động tương tự như góp vốn, mua cổ phần. Điều này áp dụng đối với cả những công ty con khác cùng chịu sự quản lý của một công ty mẹ. Tức giữa các công ty con không được thực hiện những hoạt động đó với nhau.

Nhược điểm của mô hinhg công ty mẹ - con
Nhược điểm của mô hinhg công ty mẹ - con

Trên phương diện pháp lý đã xác định giữa công ty mẹ và công ty con sẽ có địa vị hoàn toàn độc lập nhưng thực tế, công ty mẹ vẫn luôn can thiệp, chi phối rất nhiều vào sự hoạt động của các công ty con.

Các chế độ trên phương diện pháp luật đặt ra cho mô hình công ty mẹ - con này hay những cách thức quản lý vẫn khá là phức tạp. Theo đó, công ty mẹ còn phải điều nhân sự tham gia vào công tác quản lý, điều hành sự hoạt động ở các công ty con.

Như vậy, bài chia sẻ này đã đem đến cho bạn những thông tin đầy đủ để hiểu thế nào là công ty mẹ. Nếu như bạn có ý định mở hoặc thu nạp công ty con, hãy tìm hiểu thật cẩn thận các điều luật quy định về vấn đề này để luôn biết cách điều hành các công ty con trực thuộc đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tìm hiểu thông tin về Masan

Masan là một tập đoàn đa ngành nằm trong top 1 các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng ở đây rất cao. Ở lĩnh vực đời sống, Masan cũng gắn bó với nhiều phương diện nên càng gần gũi với người dân. Vậy nắm bắt ngay Masan là gì để có được những thông tin đầy đủ, cần thiết nhất về Masan nhé.

Masan là công ty gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.