Tiện ích
Cẩm nang
Tìm hiểu nhóm máu AB là gì sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin thú vị về đặc điểm, nguyên tắc cho nhận. Thậm chí bạn còn có thể tìm hiểu được cả những đặc trưng tính cách của người có nhóm máu AB. Đọc bài chia sẻ này, mọi thông tin cơ bản về nhóm máu AB đều được vieclam123.vn chia sẻ.
MỤC LỤC
Trong hệ thống nhóm máu người, rất đa dạng các nhóm máu và đặc điểm của chúng đều phức tạp. Đến nay, nền y học hiện đại cũng đã tìm thấy hơn 30 hệ nhóm máu. Nhưng phổ biến nhất phải kể đến chính là hệ ABO và hệ nhóm Rh(D).
Trong đó, hê nhóm ABO gồm có 4 nhóm khác biệt là nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu O và nhóm máu AB. Tiếp nối sự phân chia này kết hợp với hệ nhóm máu Rh(D),4 nhóm máu cơ bản vừa có được lại chia ra làm Rh+ và Rh-. Ở nhóm AB thì AB+ phổ biến hơn nhóm AB-. Nói chính xác hơn, nhóm máu AB- rất hiếm gặp.
Và với tên gọi của nhóm máu là AB, chúng ta phần nào đoán ra nguồn gốc hình thành nên nhóm máu này. Phải chăng nó có liên quan đến hai nhóm máu riêng biệt là A và B? Đúng vậy, nhóm máu AB được hình thành bắt nguồn từ nhóm máu A và nhóm B. Trong nhóm máu A, ở trên những tế bào hồng cầu có kháng nguyên A, ở huyết tương có kháng thể B. Ngược lại điều đó với nhóm máu B, tức là trên tế bào hồng cầu của nhóm máu B có kháng nguyên B và huyết tương chứa kháng thể A. Còn nhóm máu AB bên trong có chứa cả kháng nguyên A, B ở trên tế bào hồng cầu còn không có kháng thể nào ở trong huyết tương.
Nhiều cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi nhiều tổ chức y tế, trong đó có Bệnh viện Truyền máu huyết học thì tỷ lệ người mang nhóm máu AB chỉ chiếm 6,6% tổng dân số người Việt. Bởi vậy mà nhân loại tạm thời kết luận rằng nhóm máu AB là nhóm máu hiếm nhất trong số các nhóm máu.
Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu thì người mang nhóm máu AB là kết quả của sự kết hợp giữa hai nhóm người đó là người da trắng thường có nhóm máu A và người Mông Cổ thường có nhóm máu B. Dựa vào thông tin này, chúng ta cũng có thể lý giải lý do vì sao tỷ lệ người dân châu Âu có nhóm máu AB thấp trong khi ở Ấn Độ - nơi có sự giao thoa, kết hợp mạnh mẽ giữa hai nhóm máu A và B lại có tỷ lệ người mang nhóm máu AB rất cao. Đất nước Việt Nam ta thì có được con số thống kê với 6.6% tỷ lệ người mang nhóm máu AB.
Xét trên phương diện sinh học nói chung, có thể lý giải về việc tạo thành nhóm máu gì trong mỗi con người đó là thông qua gen di truyền. Ai cũng sẽ được thường hưởng một gen đến từ mẹ và một gen tới từ cha. Kết quả là có một cặp gen nhóm máu được tạo ra ở cơ thể người con. Nhưng nếu một trong hai gen thừa hưởng đó là nhóm máu O thì hầu như không tạo ra sự tác động gì lên những gen còn lại. Do vậy, một người mang nhóm máu A có thể là vì thừa hưởng được gen máu A của cả bố mẹ hoặc là nhận gen A và gen O. Người có nhóm máu O cũng có cơ chế thừa hưởng máu tương tự cách của người nhóm máu A. Còn người có nhóm máu O sẽ thừa hưởng cả 2 gen máu O.
Vậy cơ chế để một người mang dòng máu AB là gì?
Khi đó, người ấy sẽ thừa hưởng gen A của một người và gen B của người kia. Dựa vào tỷ lệ thực tế của những người có nhóm máu A và nhóm máu B thì dường như tỷ lệ kết hợp đặc biệt giữa gen A và gen B là rất ít. Không chỉ trên lý thuyết mà chính các kết quả khảo sát từ thực tế cũng đã cho kết quả trực quan về điều này. Như thế, chúng ta có thể hiểu được rằng người mang nhóm máu AB sẽ hiếm hơn các nhóm máu khác.
Trên lý thuyết mà nói, những người có nhóm máu AB có thể tiếp nhận tất cả mọi nhóm khác trong hệ máu ABO nhưng lại chỉ truyền được cho những người có cùng nhóm máu AB. Với đặc điểm sinh học đó, chúng ta gọi đặt cho nhóm máu này cách gọi dễ nhớ là nhóm máu chỉ nhận.
Còn đối với hệ máu Rh(D), nguyên tắc truyền - nhận máu của nhóm máu AB như sau:
- Nhóm AB+ truyền được cho nhóm AB+ và nhận được tất cả các nhóm máu khác.
- Nhóm máu AB- truyền được cho nhóm AB+ và AB-; nhận được từ nhóm AB-, A-, B-, O-. Với mức độ hiếm cho nên nếu bất ngờ xảy ra vấn đề về sức khỏe cần truyền máu, ngay lập tức sẽ khó có thể tìm được người hiến máu phù hợp. Thế cho nên, cách tốt nhất để cho những người có nhóm máu hiếm này luôn sẵn sàng được giúp đỡ đó chính là chủ động giúp đỡ mọi người trước. Bạn hãy đến trung tâm hiến máu để đăng ký nhóm máu của mình. Khi cần, rất có thể họ sẽ mời bạn tham gia hiến máu, đổi lại khi bạn cần, trung tâm sẽ dốc toàn lực hỗ trợ bạn trong vấn đề cung cấp máu.
Các nhóm máu đã được Karl Landsteiner - một nhà khoa học người Áo phát hiện năm 1901. Chúng có đặc trưng riêng vì thế nên việc truyền máu, nhận máu phải tuân thủ nguyên tắc nhất định. Khi truyền máu, bên cạnh việc phải đảm bảo tiêu chuẩn xét nghiệm để tìm ra kịp thời những virus tồn tại trong máu, ngăn chặn sự lây lan của chúng thì người hành nghề còn phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc an toàn miễn dịch. Nguyên tắc này chính là không thể kháng thể, kháng nguyên tương ứng được gặp nhau. Nhất là các nhóm máu thuộc hệ ABO và hệ Rh(D).
Nếu như truyền máu sai nguyên tắc, truyền không phù hợp các nhóm máu thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng như tai biến nguy hiểm, thậm chí còn xảy ra tình huống xấu nhất. Vậy nên liên quan đến máu, chúng ta cần phải biết rõ nhóm máu của mình là gì, đặc tính ra sao, nguyên tắc truyền máu cơ bản.
Trong 4 loại nhóm máu chính, mỗi nhóm máu đều bao gồm hai hệ nhóm máu nhỏ hơn chính là hệ Rh+ và Rh-. Do đó, nhóm máu AB cũng sẽ gồm AB Rh+ còn gọi là AB+ và AB Rh- là nhóm AB-. Một số đặc điểm đánh giá dưới đây sẽ giúp bạn ứng dụng tốt hơn trong cuộc sống khi biết bản thân mang nhóm máu AB.
Nhiều cuộc nghiên cứu khoa học, y học đã được tiến hành để nghiên cứu về nhóm máu nói chung và nhóm máu AB nói riêng. Vì vậy nhiều kết luận đã được đưa ra. Dựa vào những kết luận đó, việc hiểu nhóm máu AB là gì và nó có tốt không sẽ được hiểu một cách chuẩn xác, kỹ càng.
Theo thống kê thực tế, người có nhóm máu này thường phải đối diện với nguy cơ bị tâm thần phân liệt và sẽ có khuynh hướng di truyền lại chứng bệnh này cho đời sau. Đa số người mắc bệnh về tim ở tình trạng thiếu máu cục bộ cũng là người có nhóm máu AB.
Ngoài ra, người có nhóm máu này ít mang nguy cơ phải đối diện với các căn bệnh thiếu máu khi mang thai, kết hạch hoặc bệnh hiểm nghèo. Tỷ lệ đột quỵ ở người nhóm máu AB cũng thấp hơn người ở nhóm máu khác song lại là đối tượng dễ mắc phải bệnh động mạch vành, nguy cơ dễ bị nhồi máu cơ tim lớn. Phụ nữ nhóm máu AB dễ bị mắc căn bệnh hiểm nghèo liên quan tới cổ tử cung.
Các nhà khoa học chưa tìm ra bằng chứng cụ thể để kết luận về việc vì sao có người hay bị muỗi đốt nhưng có người lại rất ít khi bị. Nhưng thông qua các cuộc nghiên cứu thì họ nhận thấy nguyên nhân người bị muỗi đốt nhiều hay ít dựa vào lượng protein trong máu nhiều hay ít. Nếu lượng protein trong máu cao thì đồng nghĩa người đó sẽ dễ bị và bị muỗi đốt nhiều. Với cuộc nghiên cứu này thì sắp xếp thứ tự người bị muỗi đốt từ nhiều đến ít theo các nhóm máu như sau: nhóm máu O - A - B - AB. Vậy người mang nhóm máu AB sẽ ít bị muỗi đốt nhất.
Vậy, qua phân tích tỷ mỉ nhóm máu AB là gì, bạn đã có được hiểu biết rõ ràng về đặc điểm, cơ chế trong nguyên tắc cho - nhận máu. Nhóm máu này còn có sự ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng sức khỏe. Bất cứ ai cũng cần phải hiểu rõ về nhóm máu của mình để có thể chủ động sắp xếp một lối sống, lối sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Bạn biết gì về nhóm máu B+. Qua bài viết bên dưới, những thông tin thú vị nhất và quan trọng nhất về nhóm máu AB sẽ được cập nhật đầy đủ để bạn có kiến thức bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân hoặc những người thân của mình nếu mang nhóm máu B+.
MỤC LỤC
Chia sẻ