close
cách
cách cách cách cách cách

Ngành kinh doanh thương mại có dễ xin việc không và câu trả lời là gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kinh tế luôn là khối ngành thuộc trường phái được quan tâm hàng đầu của sinh viên hiện nay, đặc biệt là các ngành thuộc về kinh doanh thương mại, nó được coi ngành trọng yếu đối với việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều sinh viên băn khoăn về vấn đề việc làm sau khi ra trường đối với ngành học này. Họ luôn đặt câu hỏi “ngành kinh doanh thương mại có dễ xin việc”? Cùng vieclam123.vn đi tìm lời giải đáp chính xác và phù hợp nhất nhé.

1. Tìm hiểu khái quát về ngành kinh doanh thương mại 

Hiện nay kinh doanh thương mại là hoạt động không thể thiếu đối với hầu hết các doanh nghiệp bởi đây được cho là hoạt động xúc tiến sản xuất, thúc đẩy sự phát triển lớn của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với xuất khẩu. 

Vậy bản chất thực sự của ngành kinh doanh thương mại là gì và sinh viên sẽ được tiếp thu những kiến thức như thế nào khi theo học ngành này? 

1.1. Khái niệm cơ bản về ngành kinh doanh thương mại 

Ngành kinh doanh thương mại là gì?
Ngành kinh doanh thương mại là gì?

Kinh doanh doanh thương mại là hoạt động thực hiện các công việc liên quan trực tiếp đến nguồn doanh thu của doanh nghiệp, các công việc đó bao gồm sự giám sát, đầu tư, theo dõi để đối chiếu với các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó lập kế hoạch điều chỉnh theo hướng phù hợp nhất. 

Ngành kinh doanh sẽ được thực hiện bằng việc đầu tư tiền các chiến lược, các kế hoạch cụ thể trong hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu hay bán hàng hóa. Và việc kinh doanh thành công hay thất bại đều sẽ từ những kế hoạch này. Do vậy mà người làm kinh doanh thương mại cần có sự tỉ mỉ trong việc đưa ra các chiến lược phát triển và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. 

1.2. Sinh viên ngành kinh doanh thương mại được trang bị những gì?  

Kiến thức cho sinh viên ngành kinh doanh thương mại
Kiến thức cho sinh viên ngành kinh doanh thương mại

Có thể thấy rằng việc sinh viên lựa chọn các khối ngành kinh tế ngày một tăng cao do đó có thể khẳng định được sức hút của kinh doanh thương mại chưa bao giờ hết hot. Sinh viên ngành kinh doanh thương mại sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh:  

- Kiến thức về Marketing: cách hoạt động truyền thông hàng hóa, các phương tiện, kênh liên kết khách hàng…

- Kiến thức về thị trường, các hoạt động tài chính: nắm bắt được những tin về thị trường trong nước và quốc tế, các điều khoản, quy định về dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. 

- Kiến thức về bán hàng: các hoạt động quản lý, quản trị hàng hóa,  các nghiệp vụ  bán hàng để thúc đẩy việc tạo dựng nên doanh thu cho doanh nghiệp.  

Ngoài ra còn rất nhiều các kiến thức cơ bản về nền tảng đại cương mà bạn cần nắm vững trước khi học và tiếp thu được những kiến thức nâng cao này. 

Song song với việc học kiến thức chuyên môn, bạn cũng sẽ được rèn luyện những kỹ năng để có thể áp dụng thực tế vào công việc nghề nghiệp sau này: kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng đưa ra quyết định, kỹ năng giao tiếp và rất nhiều các kỹ năng khác tùy theo các chuyên ngành mà sinh viên lựa chọn. Điều quan trọng là cần có sự tiếp thu và vận dụng đúng mục đích. 

Vậy dựa vào những kiến thức sẽ được bổ trợ thì sinh trường ra trường có thể đảm nhận những công việc gì? 

2. Vị trí công việc dành cho sinh viên ngành kinh doanh thương mại

Do kinh doanh thương mại là một ngành lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nên việc lựa chọn các ngành nghề, vị trí công việc là vô cùng đa dạng. Bạn có thể nghiên cứu, xem xét về bản mô tả công việc của các vị trí sau: 

- Chuyên viên tư vấn, quản lý các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. 

Các vị trí công việc nổi bật
Các vị trí công việc nổi bật 

- Nhân viên quản lý kho, xử lý và kiểm kê hàng hóa trong kho.

- Chuyên viên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, marketing hay các bộ phận chăm sóc, tư vấn cho khách hàng. 

- Nhân viên kinh doanh tại các công ty thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu. 

- Nhân viên tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các công ty kinh doanh hàng hóa.  

- Nhân viên trợ lý, nhân viên hỗ trợ trong các hoạt động xúc tiến kinh doanh thương mại. 

- Hoặc cũng có thể làm giảng viên về các chuyên ngành thuộc về kinh doanh thương mại tại các trường cao đẳng, đại học đối với những người tốt nghiệp từ thạc sỹ trở lên. 

Khối lượng vị trí công việc đối với ngành kinh doanh thương mại là vô cùng, bạn có thể lựa chọn công việc tùy theo chuyên ngành học và cả theo sở thích của bản thân. 

3. Xin việc ngành kinh doanh thương mại: Khó hay dễ?

Xin việc ngành kinh doanh thương mại là khó hay dễ?
Xin việc ngành kinh doanh thương mại là khó hay dễ?

Dựa vào những thông tin đã tìm hiểu ở trên có thể bạn đã có sẵn một câu trả lời thích đáng cho câu hỏi rằng “ngành kinh doanh thương mại có dễ xin việc không” bởi có quá nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp đối với ngành này. Muốn chắc chắn về cơ hội việc làm hãy lựa chọn được nghề nghiệp mà bản thân yêu thích đồng thời cố gắng rèn luyện những kỹ năng liên quan để tạo dựng nên một CV phù hợp với vị trí công việc bạn đang nhắm tới. Và dù là bất gì công việc nào cũng cần phải đảm bảo các yếu tố: 

- Có trình độ kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu. 

- Chịu khó học hỏi, tiếp thu những điều mới, luôn có tinh thần cầu tiến. 

- Sự tỉ mỉ, cẩn thận, tập trung và có trách nhiệm với công việc của bản thân. 

- Trau dồi khả năng ngoại ngữ và kỹ năng công việc cần thiết. 

Với thời kỳ hội nhập và phát triển ngày càng tăng cao như hiện nay thì ngành kinh doanh thương mại là một ngành học vô cùng thiết thực, công việc và cơ hội việc làm là một lợi thế bởi khối lượng công việc là vô hạn và đều nắm giữ một vai trò nhất định. Cho nên các nhà tuyển dụng đều mong muốn nhiều sinh viên chuyên ngành kinh doanh thương mại vào công ty của mình. Hơn nữa, vị trí công việc cũng vô cùng đa dạng để sinh viên có thể lựa chọn công việc phù hợp với khả năng hay những công việc mà bạn yêu thích. 

4. Mức lương của ngành kinh doanh thương mại đối với sinh viên là bao nhiêu? 

Sau khi đã nắm bắt được cơ hội việc làm thì lương là điều mà bất cứ ứng viên nào cũng mong muốn. Đối với ngành kinh doanh thương mại, đa dạng các nghề nghiệp khác nhau cho nên mỗi vị trí sẽ có những mức lương khác nhau tùy theo nhu cầu của ứng viên, tiêu chí của nhà tuyển dụng cho ứng viên, hơn hết là tùy theo khả năng làm việc của ứng viên. 

Mức lương đối với ngành kinh doanh thương mại
Mức lương đối với ngành kinh doanh thương mại

- Thông thường đối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm việc làm thì mức lương đối với các công việc trong ngành kinh doanh thương mại sẽ là mức lương dao động từ 6- 9 triệu/tháng. 

- Đối với những ứng viên có kinh nghiệm từ 6 tháng-1 năm: là những người đã biết và hiểu được đặc thù của công việc thì mức lương của họ sẽ dao động từ 9-12 triệu/1 tháng. 

- Đối với những người đã có nhiều kinh nghiệm việc làm từ 3 năm trở lên thì mức lương của họ sẽ là 25-30 triệu/1 tháng. Bởi đây được coi là những ông tổ trong nghề, họ đã thông thạo mọi công việc và có thể chỉ dạy được những người khác. 

Mức lương sẽ tương đương với sức lực bạn bỏ ra và khối lượng công việc mà bạn phải đảm nhận. Do vậy là sinh viên mới ra trường hãy phấn đấu từ những điều nhỏ nhất, cố gắng trau dồi và phải xây dựng cho bản thân một lộ trình phát triển vững chãi. 

Kinh doanh thương mại thực sự là một ngành đóng vai trò đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, là ngành học được đón đầu tại nhiều trường đại học lớn bởi chính sự đa dạng trong nghề nghiệp, sự phong phú về khối lượng kiến thức truyền đạt. Chính vì vậy trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay thì việc sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh doanh thương mại sẽ có rất nhiều sự lựa chọn cho vị ví nghề nghiệp của mình. 

Do đó mà việc tìm hiểu ngành kinh doanh thương mại có dễ xin việc không là điều sẽ được tìm thấy ngay tại chính bản thân bạn. Nếu bạn yêu thích ngành kinh doanh thương mại, hãy học tập thật tốt, trau dồi vốn kiến thức chuyên môn kỹ càng và những kỹ năng làm việc cần thiết cho công việc và dădcj biệt là ngoại ngữ, bởi nó sẽ là công cụ giúp bạn có những bước tiến trong công việc dễ dàng hơn. Chúc bạn tìm được một công việc như ý sau khi tốt nghiệp nhé.

Muốn kinh doanh thì học ngành gì? Sự lựa chọn cho tương lai của bạn

Bạn có niềm đam mê mãnh liệt với kinh doanh, mong muốn được trở thành những người sếp của một chủ doanh nghiệp nào đó trong tương lai thế nhưng lại đứng giữa chênh vênh khi không biết lựa chọn theo học ngành nào là tốt và nên học những gì? Hãy cùng tìm hiểu giải pháp cho việc muốn kinh doanh thì học ngành gì để có định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho bản thân nhé. 

Muốn kinh doanh thì học ngành gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.