close
cách
cách cách cách cách cách

Liên minh chiến lược là gì? Có những loại liên minh chiến lược nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi xu hướng kinh tế phát triển theo hướng toàn cầu, áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn. Chính vì thế mà doanh nghiệp cần tìm cho mình một điểm tựa để có thể phát triển giữa thời buổi thách thức đặt ra nhiều hơn. Và liên minh chiến lược chính là sự lựa chọn để các doanh nghiệp tìm đến nhau và tạo sự hỗ trợ cho nhau trong giai đoạn khó khăn. Vậy, chính xác thì liên minh chiến lược là gì? Liệu sự liên minh này có bền vững và tối ưu để doanh nghiệp phát triển tốt hơn trong tương lai hay không? Hãy cùng bài viết dưới đây làm rõ hơn về liên minh chiến lược nhé!

1. Giải thích về liên minh chiến lược là gì?

Thực tế thì sẽ có rất nhiều cách giải thích khác nhau về liên minh chiến lược là gì. Tuy nhiên, xét về bản chất thì liên minh chiến lược được hiểu là 2 hay nhiều doanh nghiệp tìm đến nhau, liên kết với nhau để cùng phát triển cũng như thực hiện mục đích chung mà vẫn thỏa mãn mục tiêu riêng của mỗi doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định và vẫn đảm bảo sự độc lập của các doanh nghiệp tham gia liên minh. 

Liên minh chiến lược là gì
Liên minh chiến lược là gì

Liên minh chiến lược là điều tất yếu hiện nay khi áp lực cạnh tranh do khuynh hướng toàn cầu ngày càng lớn. Khó có một doanh nghiệp nào có thể trụ vững nếu như chỉ đứng một mình. Vì vậy mà sự liên minh sẽ là cách để các doanh nghiệp giúp đỡ lẫn nhau để cùng đảm bảo điều kiện phát triển và trụ vững hơn trên thị trường trong những giai đoạn khó khăn nhất định.

Việc liên minh chiến lược ngày nay khá đa dạng. Không nhất thiết là phải liên minh chiến lược với đối tác, các doanh nghiệp có thể liên minh chiến lược với ngay cả đối thủ cạnh tranh của mình, miễn là điều đó có lợi. Và không nhất thiết các liên minh đều là doanh nghiệp trong nước, việc liên minh với doanh nghiệp nước ngoài hiện nay cũng khá phổ biến. Điều này dựa trên mục đích cũng như nhu cầu trong việc liên minh giữa các doanh nghiệp với nhau.

Có thể chắc chắn một điều rằng, các liên minh chiến lược được hình thành đều chứa những mục tiêu nhất định liên quan trực tiếp cũng như phù hợp với động lực phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thông qua sự liên minh, các doanh nghiệp có thể tiếp cận được những nguồn lực cụ thể của đối tác, đồng thời, cũng là cơ hội để học tập một cách có tổ chức từ phía đối thủ cạnh tranh. 

Xu hướng hợp tác của nền kinh tế toàn cầu
Xu hướng hợp tác của nền kinh tế toàn cầu

Về tổng quan thì một liên minh chiến lược thực thụ sẽ là liên minh mang đến lợi ích cho mỗi bên tham gia. Vì vậy mà các nguồn lực của các bên sẽ được chia sẻ trong phạm vi nhất định thông qua các cam kết để nâng cao vị thế và gia tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

2. Sơ lược về sự hình thành và bản chất của liên minh chiến lược

2.1. Sự hình thành liên minh chiến lược

Liên minh chiến lược không phải là một hình thức mới. Trong tiếng Anh thì liên minh chiến lược được hiểu là “strategic alliances” và trong kinh doanh quốc tế thì thuật ngữ này đã xuất hiện từ những năm 80, 90 của thế kỷ XX. Kể từ khi được biết tới thì liên minh chiến lược đã mang đến những thành tựu bất ngờ cho nhiều công ty và tập đoàn lớn ở trên thế giới. 

Một số liên minh nổi bật có thể kể đến như Toyota và General Motors, liên minh chiến lược giữa các hãng hàng không trên thế giới Star Alliance, General Electric và SNECMA,... 

Vào cuối thập niên 90, hơn 450 liên minh chiến lược đã được thành lập giữa các công ty dược và các doanh nghiệp công nghệ sinh học. Và kể từ năm 1985 thì tốc độ tiến hành liên minh giữa các công ty tại Mỹ và trên thế giới có xu hướng gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ trung bình hàng năm rơi vào khoảng 27%. 

Sự hình thành của liên minh chiến lược
Sự hình thành của liên minh chiến lược

Cho tới thời điểm hiện nay thì liên minh chiến lược đã trở thành một xu hướng tất yếu của thời buổi cạnh tranh mang tính toàn cầu. Các liên minh quốc tế được thực hiện nhiều hơn để doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường cũng như gia tăng về lợi nhuận và đảm bảo các mục tiêu riêng của mình dựa trên quá trình liên minh này.

2.2. Bản chất của liên minh chiến lược

Mặc dù đã có định nghĩa rõ ràng về liên minh chiến lược là gì nhưng vẫn có rất nhiều người hiểu sai bản chất của chiến lược này.

Thực tế thì liên minh chiến lược chính là việc bắt tay giữa 2 hay nhiều doanh nghiệp với nhau. Các doanh nghiệp này chia sẻ nguồn lực để giúp nhau nâng cao lợi thế cạnh tranh, hướng tới mục đích chung và giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nhất định. Sự hợp tác và chia sẻ này dựa trên các thỏa thuận nhất định giữa các doanh nghiệp, ở đây sẽ là mục đích giúp đỡ nhau chứ không phá vỡ hay làm mất đi tính tự chủ của từng doanh nghiệp. Vì đây là liên minh chứ không phải sáp nhập.

Các liên minh có thể được chia thành nhiều cấp độ tùy thuộc vào các doanh nghiệp. Từ đó phát triển thành các chiến lược, các thỏa thuận cụ thể. chi tiết. Nhờ vậy mà các chiến lược ở cấp tiếp theo của từng doanh nghiệp sẽ có thể rõ ràng hơn trong định hướng cũng như cách thức triển khai.

bản chất của liên minh chiến lược
Bản chất của liên minh chiến lược

3. Liên minh chiến lược gồm những loại nào?

3.1. Liên minh chiến lược thông qua sở hữu cổ phần

Đây là hình thức liên minh mà các đối tác sẽ sở hữu một số cổ phần nhất định của nhau. Điều này sẽ giúp cho việc hợp tác, sử dụng các nguồn lực được đảm bảo hơn. Từ đó, giúp các doanh nghiệp liên minh tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, thúc đẩy hiệu quả việc nâng cao lợi thế cạnh tranh và mang về lợi ích nhất định.

Hình thức liên minh chiến lược này thường được các doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn khi đầu tư vào các quốc gia như Việt Nam,... Phổ biến nhất vẫn là các ngân hàng hay các công ty, tổ chức tín dụng trên thế giới.

3.2. Liên minh chiến lược không sở hữu cổ phần

Hình thức này sẽ trái ngược với hình thức trên, tức là các đối tác sẽ không nắm giữ tỷ lệ phần trăm cổ phần nhất định của đối phương. Khi đó, việc sử dụng các nguồn lực của nhau sẽ được thỏa thuận và thiết lập thông qua hợp đồng hợp tác.

Với hình thức liên minh này thì các sự ràng buộc sẽ thấp hơn rất nhiều, do đó mà tính chính thống cũng sẽ không quá cao. Vì vậy mà với những dự án lớn, mang tính phức tạp thì cách thức liên minh này khó có thể đảm bảo được yêu cầu đặt ra. Đặc biệt, nếu như áp dụng hình thức liên minh chiến lược không sở hữu cổ phần thì sẽ đòi hỏi về kỹ năng và kiến thức phi văn bản một cách chặt chẽ nhất.

Phân loại LMCL
Phân loại LMCL

4. Phân biệt liên minh chiến lược và liên doanh

Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa liên minh chiến lược và liên doanh. Theo đó, liên doanh là một phần nhỏ của liên minh. 

Về bản chất thì liên doanh chính là sự góp vốn, đóng góp các nguồn lực của các doanh nghiệp với nhau để thành lập nên một công ty, doanh nghiệp mới. Các doanh nghiệp này có thể là trong nước hoặc quốc tế, miễn là có chung mục đích hình thành nên chủ thể mới thì sẽ được gọi là liên doanh.

Khi tiến hành liên doanh, các doanh nghiệp sẽ chia sẻ về vốn, lợi nhuận cũng như rủi ro trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Cùng nhau xây dựng bộ máy quản lý và đội ngũ nhân sự phù hợp cho mục đích phát triển của doanh nghiệp mới nói chung. 

Hiện nay, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, những công ty, doanh nghiệp còn non trẻ khó có thể trụ vững. Do vậy mà việc liên doanh chính là cơ sở để tạo nên nền tảng vững chắc. Điều này được các nhà kinh ết học đánh giá cao trong tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động.

Liên minh chiến lược và liên doanh
Liên minh chiến lược và liên doanh

Nhìn chung, thì liên minh chiến lược hay liên doanh đều hướng tới một sự hợp tác để giúp đỡ nhau cùng phát triển. Và liên doanh được xem như một hình thức thể hiện của liên minh nhằm mang đến một sự tồn tại khác biệt và độc lập hơn.

Trên đây là thông tin cơ bản về liên minh chiến lược gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết đã làm rõ về liên minh chiến lược là gì cũng như vấn đề xoay quanh chiến lược này.

Quản lý chất lượng sản phẩm là gì? Nguyên lý và tầm quan trọng

Quản lý chất lượng sản phẩm là gì? Nguyên lý và tầm quan trọng của quản lý chất lượng sản phẩm ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Quản lý chất lượng sản phẩm là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.