close
cách
cách cách cách cách cách

Giám đốc chiến lược là gì? Tại sao cần có giám đốc chiến lược?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Giám đốc chiến lược là một trong những người có vị trí vô cùng quan trong một tổ chức doanh nghiệp. Có thể nói, họ chính là những người có tiếng nói, quyết định đến sự thành công của tổ chức doanh nghiệp đó. Để hiểu hơn giám đốc chiến lược là gì, chúng ta hãy cũng nhau đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây!

1. Tổng quan về giám đốc chiến lược

1.1. Giám đốc chiến lược – CSO là gì?

Giám đốc chiến lược, còn được viết tắt với tên gọi Chief strategy officer – CSO, đây chính là những người vận dụng những kỹ thuật, kiến thức, phương pháp quản lý cụ thể để tạo ra cac chiến lược cụ thể nhằm tăng sự hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, để từ đó giúp doanh nghiệp có thể khẳng định vị thế trong một thị trường đầy biến động.

Sau đại dịch covid-19, kinh tế toàn cầu trải qua một trong những thời kỳ khó khăn nhất, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải thường xuyên có những phương án chiến lược cạnh tranh hiệu quả để từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, tăng khả năng phát triển trong cả một chặng đường dài.

Giám đốc chiến lược là gì
Giám đốc chiến lược là gì?

1.2. Tại sao cần có vị trí giám đốc chiến lược?

Trong một môi trường kinh doanh đầy biến động, kinh tế toàn cầu đang có những biến đổi vô cùng sâu sắc, đã có những thay đổi về cơ cấu, đổi mới về quy tắc quản lý, điều này đã khiến cho giám đốc điều hành khó lòng có thể quản lý tất cả. Nhắm có thể bắt kịp cuộc sống trong thời đại mới, bắt buộc phải có vị trí giám đốc chiến lược để có thể chia sẻ gánh nặng cùng công ty.

Không những vậy, để có thể lập chiến lược, quản trị cần có những giải pháp, các phương án diễn ra liên tục, không tính giải đoạn. Do vậy, cần có một vị trí để kịp thời đưa ra đưa các giả pháp, các chiến lược một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Cuối cùng, ta có thể thấy cho dù quản lý cấp cao có tài năng đến đâu, có cứng rắn thế nào thì khi thực hiện chiến lược sẽ luôn thường xuyên xảy ra các sai sót, những lỗ hổng không đáng có. Do vậy, các nhà quản lý cấp cao sẽ luôn cần trợ thủ để có thể chia sẻ trách nhiệm cùng với bản thân mình.

Từ đây, ta có thể giám đốc chiến lược có một vị trí cực kỳ quan trọng, có thể thi hành chức quyền, cùng với nhiều kiến thức, kỹ năng, để từ đó có thể thực thi các chiến lược một cách hiệu quả. Họ không phải là những người chỉ lập kế hoạch, chiến lược thuần túy, mà họ chính là những người có kinh nghiệm phong phú, tư duy chiến lược rõ ràng để từ đó có thể đưa doanh nghiệp ở trạng thái ổn định và phát triển tầm cao mới.

Giám đốc chiến lược là người lập kế hoạch cho công ty
Giám đốc chiến lược là người lập kế hoạch cho công ty

2. Những việc mà CSO cần phải làm

2.1. Xây dựng phương án kinh doanh

Họ chính là những người tìm ra phương hướng, tìm ra các giải pháp để có thể giúp doanh nghiệp thích ứng với từng giai đoạn, từng môi trường khác nhau. Để làm được điều này, giám đốc kinh doanh cần phải hiểu và nắm rõ được được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Không những vậy, họ cần phải nắm bắt tình hình môi trường, những biến động đang xảy ra xung quanh công ty. Có như vậy, họ mới đưa ra được các giải pháp, các phương thức triển khai thích hợp.

Không chỉ vậy, để có thể nắm bắt và hiểu về doanh nghiệp của mình, họ cần phải nắm bắt, hiểu rõ nhu cầu từng khách hàng, thông qua đó, sẽ đưa ra các giải pháp thích hợp, thích ứng với từng điều kiện hoàn cảnh khác nhau.

CSO xây dựng các phương án kinh doanh cho công ty
CSO xây dựng các phương án kinh doanh cho công ty

2.2. Giám sát việc thực hiện

Trong quá trình triển khai các chiến lược, luôn cần phải có người giám sát dự án, để kịp thời đốc thúc, không để chậm tiến độ của công việc, làm giảm hiệu quả công ty. Để có thể kịp giải quyết các phát sinh không mong muốn, giám đốc chiến lược luôn cần phải cập nhật tình hình, kịp thời nhắc nhở, kiểm tra, giám sát hiệu suất công việc của từng nhân viên.

Một chiến lược, dự án kinh doanh có thể kéo dài trong vài tháng hoặc nhiều năm, điều này yêu cầu giám đốc chiến lược cần phải có nghị lực, tính kiên trì cực kỳ cao. Luôn luôn giữ vừng nhịp độ công việc, không để xảy ra bất sơ suất, sự đứt đoạn giữa chừng của kế hoạch.

2.3. Lập kế hoạch và thực hiện

Sau khi bản kế hoạch đã được phế duyệt, giám đốc chiến lược sẽ bắt tay thực hiện dự án, phát triển từng ý tưởng, khai thác từng đầu mục khác nhau.

Để làm được điều này, đầu tiên, giám đốc chiến lược cần liệt kê từng công việc, từng nhiệm vụ, để từ đó có thể xây dựng thành một bản chiến lược hoàn chỉnh. Việc chia nhỏ bản kế hoạch thành từng đầu mục như vậy, để giúp cho công việc trở nên rõ ràng, cụ thể, không bị lộn xộn, rắc rối dẫn đến không thể thực hiện được.

Do người hiểu rõ nhất mục tiêu và ý nghĩa của chiến lược dự án, do vậy CSO sẽ là người trực tiếp thực hiện kế hoạch. Giám đốc chiến lược sẽ cần phải thực hiện các công việc như gặp gỡ đối tác, trao đổi thông tin, đàm phán nhà cung cấp để từ đó công việc diễn ra một cách suôn sẻ.

Lập kế hoạch và thực hiện
Lập kế hoạch và thực hiện

2.4. Giải thích cho các phòng ban hiểu công việc

Một trong những kỹ năng mà giám đốc chiến lược cần phải làm được chính là truyền đạt cho các nhân viên cấp dưới hiểu mục đích công việc mà mình sẽ làm làm. Để có thể tạo nên một dự án thành công, không chỉ dựa vào công sức của một người mà đó là sự đóng góp của cả một tập thể.

Một dự án thành công, đạt nhiều kết quả chính là như sự cộng tác, tính đoàn kết, phối hợp đồng thời của các nhân viên trong công ty. Khi làm công việc với nhiều người, CSO cần phải biết diễn đạt, thuyết trình một cách để hiểu để mọi người thấy được ý nghĩa và mục đích của công công việc mà họ đang thực hiện.

2.5. Phòng ngừa rủi ro

Bất kỳ kế hoạch hay chiến lược nào cũng sẽ gặp phải những trường hợp không mong muốn. Những nguyên nhân đó có thể bắt nguồn từ những đối thủ mới nổi, tình hình dịch bệnh, thời tiết,…điều này sẽ gây ảnh hưởng và chậm trễ kế hoạch.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch, giám đốc cần phải xây dựng các biện pháp phòng ngừa, phòng tránh những trường hợp rủi ro xấu nhất. Có như vậy, công việc, dự án mới diễn ra trôi chảy, đạt được hiệu quả cao trong công việc. Chỉ một sai lầm nhỏ có thể ảnh hưởng đến cả một tập thể, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp.

3. Những yêu cầu đối với giám đốc chiến lược

Để có thể trở thành một giám đốc chiến lược, bạn không chỉ cần có kiến thức, kinh nghiệm mà còn cả kỹ năng mềm, điều này sẽ được cụ thể như sau:

3.1. Kỹ năng mềm

Khi làm một giám đốc chiến lược, điều quan trọng trong con người bạn chính là khả năng truyền đạt, diễn giải cực kỳ tốt. Do đó, bạn cần luôn chú ý rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp để trở nên tốt nhất có thể. Trong suốt quá trình xây dựng kế hoạch, tài chính là điều cần thiết cho mỗi dự án. Do vậy, bạn cần xây dựng cho mình kỹ năng quản lý tài chính.

Không chỉ vậy, trong suốt quá trình xây dựng, lập kế hoạch và tạo dự án, bạn phải luôn giám sát công việc một cách hiệu quả. Do vậy, bạn cần xây dựng cho mình khả năng kiểm soát chất lượng. Để từ đó, có thể xác định thành công hay thất bại của chiến lược mà mình đang làm.

Giám đốc chiến lược cần có khả năng truyền đạt tốt
Giám đốc chiến lược cần có khả năng truyền đạt tốt

3.2. Bằng cấp

Cũng giống như các lãnh đạo cấp cao khác, giám đốc chiến lược tối thiểu phải có bằng thạc sĩ kinh doanh hay bằng cử nhân kinh tế. Không chỉ vậy, bạn cần phải đảm bảo cho bản thân mình có kiến thức chuyên môn thật chắc chắn để có thể hiểu chính xác công việc mà mình đang làm.

4. Mức đãi ngộ của giám đốc chiến lược

Để có thể trở thành một giám đốc chiến lược, bạn cần trang bị cho bản thân mình nhiều năm tích lũy kinh nghiệm. Đồng thời, đây là một vị trí chịu nhiều áp lực cao, vậy nên, mức thu nhập của họ tương đối cao, phụ thuộc chính vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Trong thực tế, mức lương trung bình của một giám đốc chiến lược dao động từ 30 – 50 triệu đồng/tháng. Mức lương này chính là mức lương cơ sở của công việc, chưa kể các đãi ngỗ, phụ cấp hay hỗ trợ khác.

Giám đốc chiến lược có mức lương hấp dẫn
Giám đốc chiến lược có mức lương hấp dẫn

Trên đây chính là toàn bộ thông tin về giám đốc chiến lược, đọc đến đây, mong rằng các bạn đã hiểu giám đốc chiến lược là gì. Để từ đó, chúng ta có thể chuẩn bị riêng cho bản thân mình, đồng thời thích ứng nhanh chóng vị trí giám đốc chiến lược trong tương lai. Chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với bạn về các vị trí của doanh nghiệp trong các bài viết tiếp theo.

Bản mô tả công việc giám đốc kinh doanh vùng chi tiết nhất

Giám đốc kinh doanh vùng là một vị trí cấp cao của một tập đoàn hay một tổ chức doanh nghiệp lớn. Vậy giám đốc kinh doanh vùng sẽ làm những gì? Chúng ta hãy cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây!

Mô tả công việc giám đốc kinh doanh vùng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.