close
cách
cách cách cách cách cách

Financial planning là gì? Chức năng chính của Financial planning

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kế hoạch tài chính (financial planning) là một công cụ hữu ích dành cho các nhà lãnh đạo, quản lý cao cấp có thể nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như có những biện pháp khắc phục tài chính hiện tại. Những kế hoạch tài chính đều có những thông tin riêng biệt, chuyên sâu về những vấn đề xoay quanh tiền bạc mà doanh nghiệp thu chi như nào trong thời gian tới. Vậy nội dung của financial planning là gì? Financial planning có những chức năng quan trọng như thế nào? Dưới đây, vieclam123.vn sẽ trình bày cụ thể về những vấn đề nêu trên.

1. Tổng quan về financial planning

1.1. Financial planning là gì?

Financial planning là một danh từ tiếng Anh có nghĩa là kế hoạch tài chính. Thuật ngữ này được dùng nhiều trong kinh tế, các doanh nghiệp nhằm chỉ thị một kế hoạch tính toán, phân tích mục tiêu, khai thác nguồn vốn sao cho hiệu quả nhất.

Financial planning là gì
Financial planning là gì

Kế hoạch tài chính là một kế hoạch rất quan trọng trong doanh nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung. Việc này đòi hỏi người làm kế hoạch phải có tầm nhìn xa trông rộng, tính toán cẩn thận và biết tận dụng ưu thế của doanh nghiệp để cho ra một bản kế hoạch tài chính hoàn hảo nhất.

1.2. Mục đích của financial planning

Financial planning được lập ra với hai mục đích chính đó là bảo đảm duy trì tính cân đối tài chính và tối ưu hóa nguồn vốn của công ty. Có thể nói financial planning ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của công ty. Kế hoạch càng chi tiết chuẩn chỉnh thì các bộ phận các dễ phối hợp thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Nội dung của financial planning

Kế hoạch tài chính gồm hai phần chính là nhu cầu về vốn và nguồn vốn khai thác. Nội dung chi tiết của hai phần này như sau:

2.1. Nhu cầu về vốn

Nhu cầu về vốn là tổng hợp tất cả những nhu cầu đầu tư vào các tài sản, kế hoạch, hoạt động trong chuỗi chương trình kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Nhu cầu này dựa trên những biến đổi ròng được tính toán trên các báo cáo tài chính qua các năm. Những nhu cầu này được thể hiện qua một số nội dung như dưới đây:

2.1.1. Đầu tư vào tài sản cố định

Tài sản cố định luôn chiếm phần lớn vốn đầu tư. Nhu cầu đầu tư về tài sản cố định sẽ được thể hiện bằng việc tăng nguyên giá trong bảng cân đối kế toán đã lập trước đó. Ban quản lý sẽ đánh giá là xác nhận nhu cầu vốn đối với tài sản cố định.

Tính toán nhu cầu về tài sản cố định
Tính toán nhu cầu về tài sản cố định

2.1.2. Đầu tư vào tài sản vô hình

Bên cạnh những tài sản cố định, hữu hình thì những nhu cầu về tài sản vô hình hay những giá trị tinh thần là không thể thiếu. Ví dụ có thể kể đến là những hoạt động du lịch, dã ngoại, liên hoan, thưởng Tết, thưởng lễ, thưởng vượt KPI, v.v… Những tài sản này đều có vai trò thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Vì vậy, nhu cầu đối với đầu tư tài sản vô hình là không thể thiếu.

2.1.3. Tăng vốn luân chuyển ròng

Tăng vốn luân chuyển ròng là việc tăng tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên. Vốn luân chuyển ròng thường không cố định, thay đổi theo mục đích sử dụng và thành vốn dự trữ linh hoạt cho doanh nghiệp.

2.1.4. Tăng đầu tư vào tài chính

Tài sản tài chính là điều cốt lõi trong doanh nghiệp. Tài chính dường như bao phủ cả doanh nghiệp, chỗ nào cũng có bóng dáng của tài chính. Do đó, nhu cầu về tài sản tài chính trở thành nhu cầu tất yếu trong nhu cầu về vốn.

2.2. Nguồn vốn khai thác

Nguồn vốn trong doanh nghiệp được khai thác triệt để nhưng cũng được sắp xếp theo các thứ tự ưu tiên là:

2.2.1. Nguồn giảm vốn luân chuyển ròng

Thật thuận tiện cho doanh nghiệp vì họ có thể thu về một nguồn vốn nhỏ rút ra từ giảm vốn luân chuyển ròng. Để giảm luân chuyển ròng họ có thể làm giảm chi phí bỏ ra hoặc tăng doanh thu lên hơn hẳn các kỳ trước. Điều này giúp các doanh nghiệp tự phát một nguồn vốn.

2.2.2. Nguồn tự tài trợ

Nguồn vốn tự tài trợ chính là những phần khấu hao hoặc phần lợi nhuận chưa phân phối được sử dụng để tái đầu tư. Việc này được thực hiện như một vòng tuần hoàn có nguồn vốn - đầu tư - khấu hao - nguồn vốn - đầu tư…

2.2.3. Nhận hoàn vốn vay

Các công ty thường không trả hết 100% tiền mua hàng hóa, nguyên vật liệu. Vì vậy, có trường hợp họ có khoản nợ. Đến hạn trả, người nợ sẽ hoàn trả cho doanh nghiệp. Từ đó, khoản nợ này cũng tự động trở thành nguồn vốn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhận tiền hoàn vốn vay
Doanh nghiệp nhận tiền hoàn vốn vay

2.2.4. Vay trung và dài hạn

Các doanh nghiệp có thể tăng nguồn vốn bằng cách vay ngân hàng hoặc vay các tổ chức tài chính khác. Với cách vay này bạn sẽ có nhiều nguồn vốn nhưng lãi suất cao khiến bạn thêm một khoản chi tiêu trong mỗi tháng. Tuy nhiên các doanh nghiệp lớn vẫn không ngại vay với lãi suất đó để đầu tư sinh lời nhiều hơn.

2.2.5. Tăng nguồn vốn

Một cách tăng nguồn vốn hiệu quả mà các doanh nghiệp thường làm hơn đó là phát hành cổ phiếu ưu đãi và vốn đầu tư của chủ sở hữu. Điều này chỉ áp dụng đối với các công ty cổ phần hoặc tập đoàn thương mại lớn. Việc làm này có thể thu về nguồn vốn khổng lồ và bạn có thể đầu tư cho nhiều lĩnh vực khác nhau.

2.3. Cân đối nhu cầu vốn và nguồn vốn

Một kế hoạch tài chính luôn đòi hỏi việc cân bằng giữa nhu cầu nguồn vốn và nguồn vốn khai thác. Nếu không cân bằng được có thể dẫn đến thâm hụt vốn, thua lỗ gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Việc sử dụng nguồn vốn phải theo thứ tự ưu tiên như trên để đảm bảo các hoạt động khác trong doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.

Khi bạn đến bước đường phải vay vốn ngoài thì cần cân nhắc giữa năng lực đi vay, gọi vốn và điều kiện, năng lực trả nợ. Các biện pháp tăng vốn phải được thực hiện theo chính sách tài chính tránh tình trạng không cân nhắc kỹ dẫn tới không đủ năng lực trả nợ và công ty phá sản.

Cân đối giữa nhu cầu vốn và nguồn vốn
Cân đối giữa nhu cầu vốn và nguồn vốn

3. Chức năng của financial planning trong doanh nghiệp

3.1. Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

Đầu tiên, người làm tài chính sẽ đánh giá tổng thể tình hình tài chính của công ty thông qua các văn bản báo cáo tài chính mà bên kế toán lập. Họ sẽ nhận định các vấn đề quan trọng như: tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thanh toán hiện hành và khả năng chi trả cho khoản lãi vay, v.v… Tất cả những đánh giá này đều thể hiện khả năng thanh toán và các khoản nợ mà công ty đang có.

3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

Bộ phận kế hoạch tài chính còn có nhiệm vụ đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản hiệu quả hay chưa để biết phương án đầu tư nào là tốt nhất. Họ sẽ so sánh lợi tức đầu tư (ROI) với các phương thức sử dụng dòng tiền khác rồi đưa ra kết luận giữ nguyên hoặc đổi phương án phù hợp.

3.3. Đánh giá sản phẩm có lợi nhuận cao

Bên cạnh đó, bộ phận tài chính cũng sẽ đánh giá xem dòng sản phẩm nào đem về tỷ suất lợi nhuận cao nhất thông qua chỉ số lợi nhuận ròng. Bởi vì một sản phẩm có lợi nhuận cao không có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận cao. Họ sẽ xem xét những cả những sản phẩm tỷ suất lợi nhuận thấp để ban lãnh đạo phê duyệt những chiến lược thúc đẩy bán hàng khác.

3.4. Đánh giá hiệu quả chi phí từng bộ phận

Tài chính còn liên quan tới tất cả chi tiêu trong các bộ phận khác. Việc này đòi hỏi nhân viên bộ phận tài chính cần liên hệ các bộ phận để tổng hợp ngân sách chi tiêu đó và đề ra phương án chi tiêu trong thời gian kế tiếp sao cho hiệu quả.

Đánh giá chi phí từng bộ phận
Đánh giá chi phí từng bộ phận

3.5. So sánh số liệu và dự báo ngân sách

Nhân viên bộ phận tài chính sẽ so sánh với các kỳ đánh giá trước để nhận định mức độ thiếu hụt hay là dư thừa rồi đưa ra những dự báo ngân sách chuẩn xác hơn, áp dụng cho toàn thể công ty. Những số liệu so sánh cần có độ chính xác tuyệt đối thì mới có thể đưa ra những dự báo sát thực tế nhất.

3.6. Lập kế hoạch tài chính

Sau khi có những đánh giá cụ thể ở trên, chúng ta sẽ bắt đầu lên kế hoạch tài chính (financial planning). Những kế hoạch này sẽ được xây dựng, cập nhật định kỳ dựa trên những đánh giá từng khía cạnh như đã nói bên trên. 

Những kế hoạch này là dự định tài chính cho tương lai. Cả doanh nghiệp đều dựa vào đây để phát triển nguồn lực và sử dụng tối ưu nguồn vốn hiện có. Vì vậy, mô hình tài chính phải được lập chi tiết và phải được lãnh đạo công ty thông qua mới được triển khai trong nội bộ doanh nghiệp. 

3.7. Lập báo cáo kế hoạch tài chính

Bước cuối cùng, chúng ta sẽ lập một bản báo cáo kế hoạch tài chính đầy đủ gồm những công việc mình đã làm ở trên từ nguyên nhân đến kết quả và kế hoạch dự tính. Báo cáo này sẽ được gửi lên cấp trên để họ nắm được toàn bộ thông tin tài chính về doanh nghiệp của mình. Các nội dung trong báo cáo đều phải chính xác, có sự liên kết và phân tích kỹ những lý do dẫn tới đánh giá nhằm có một bản báo cáo khách quan nhất.

Lập báo cáo kế hoạch tài chính
Lập báo cáo kế hoạch tài chính

Nhìn chung, financial planning rất quan trọng trong việc khai thác và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp hiện nay. Những kế hoạch này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự thịnh suy của một doanh nghiệp. Vì vậy, trong các công ty, bộ phận tài chính luôn được chú trọng và cần nguồn nhân lực tài năng, biết nhìn nhận mọi việc. Vậy là vieclam123.vn đã giúp bạn hiểu financial planning là gì qua tất cả nội dung bài viết ở trên. Hy vọng rằng bạn có thể nắm được kiến thức tài chính cũng như những chức năng quan trọng của người làm financial planning.

Chứng chỉ CFA - chứng chỉ chuyên sâu phân tích tài chính

Nếu bạn là một người đang theo đuổi ngành nghề tài chính và mông lung về những điều kiện yêu cầu ở một ứng viên thì hãy chuẩn bị cho mình một chứng chỉ CFA. Chứng chỉ này sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng rất nhiều đấy. Ngay bây giờ hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu tầm quan trọng và lợi ích của chứng chỉ CFA nhé.

CFA là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.