close
cách
cách cách cách cách cách

CFA là gì? Và những điều bạn cần phải biết về chứng chỉ CFA

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

CFA là bằng chuyên sâu về phân tích đầu tư tài chính do hiệp hội CFA của Mỹ cấp có giá trị toàn cầu. Bạn sẽ biết đầy đủ thông tin về CFA là gì và những thông tin liên quan trong các phần dưới đây.

1. CFA là gì?

CFA là viết tắt của từ Chartered Financial Analyst trong tiếng Anh, là chương trình học dành riêng cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong nhiều lĩnh vực gồm ngân hàng và tài chính, quản lý rủi ro, chứng khoán và đầu tư do Hiệp hội CFA – Hiệp hội quốc tế dành cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp cấp chứng chỉ. Được xây dựng từ năm 1962, chương trình này đạt tiêu chuẩn toàn cầu về chuẩn mực đạo đức và kiến thức chuyên môn với khoảng 150.000 thành viên trong hiệp hội ở khắp 165 quốc gia.

CFA là gì?

Theo các số liệu lịch sử của tờ Financial Times, hơn một nửa trong số những người dự thi sẽ trượt trong các đợt thi lấy bằng này. Thi chứng chỉ CFA có số lượng thí sinh đỗ không cao vì kỳ thi có khối lượng kiến thức rất rộng lớn nên không phải ai cũng dễ dàng qua được. Do đó, người sở hữu chứng chỉ CFA có thể nhận được những thành công xứng tầm với thành tích mà mình đã đạt được.

Tuy nhiên không phải sinh viên nào hoàn thành khóa học cũng nên tham gia kỳ thi CFA bởi quá trình học rất gian khổ khiến nhiều người cảm thấy họ chưa sẵn sàng. Chỉ có 1 trong 5 người muốn trở thành một nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp có thể hoàn thành ở cả 3 cấp độ. Nhưng người học hoàn toàn có thể hoàn thành khóa học. Người ta có thể học chứng chỉ CFA theo hình thức vừa học vừa làm khá thuận tiện.

Do Hiệp hội CFA Hoa Kỳ cấp, chứng chỉ CFA là một tiêu chuẩn chất lượng cao để đánh giá tính chuyên nghiệp, đạo đức và năng lực của giới đầu tư, được công nhận rộng rãi trên thế giới vì có tính thực tiễn cao, cung cấp kiến thức nền tảng, nguyên tắc trong hoạt động đầu tư toàn cầu. Tấm bằng CFA có thể giúp bạn phát triển sự nghiệp và thăng tiến thuận lợi hơn trong lĩnh vực đầu tư tài chính trên phạm vi toàn cầu.

2. Những môn học trong chương trình CFA mà bạn cần biết

Khi học chương trình CFA, bạn sẽ phải học những môn học như sau:

* Môn Tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp – Ethical and Professional Standards: Người học sẽ tìm hiểu về cách phát huy năng lực, phẩm chất của nhà đầu tư trong thực tiễn hàng ngày.

* Môn Phương pháp tính định lượng – Quantitative methods: Học cách phân tích giá trị của tiền, tìm hiểu về các phương pháp tính định lượng chuyên sâu và phân tích tương quan và hồi quy.

* Môn Kinh tế học – Economics: Học chuyên sâu về cung và cầu, lạm phát, hệ thống tiền tệ và ảnh hưởng của quy định do chính phủ đề ra cùng những vấn đề khác.

* Môn Báo cáo và phân tích tài chính – Financial Reporting and Analysis: Học chi tiết về hệ thống báo cáo tài chính, đặc biệt các tiêu chuẩn quốc tế, IFRS và phân tích về nợ, thuế, hoạt động toàn cầu…

* Môn Tài chính doanh nghiệp – Corporate Finance: Học về quản trị doanh nghiệp, môn học đề cập đến các vấn đề phức tạp trong tài chính doanh nghiệp, các quyết định cơ cấu vốn.

* Môn Đầu tư vốn cổ phần – Equity Investment: Nghiên cứu đo lường danh mục đầu tư vốn, các loại chứng khoán vốn và những lĩnh vực khác.

* Môn Thu nhập cố định – Fixed Income: Nghiên cứu điểm chuẩn danh mục đầu tư, các loại bảo mật thu nhập cố định và các chủ đề phức tạp khác.

* Môn Công cụ phái sinh – Derivatives: Nghiên cứu đo lường danh mục đầu tư vốn, các loại chứng khoán vốn và những lĩnh vực khác

* Môn Đầu tư thay thế - Alternative Investments: Học về vốn cổ phần tư nhân, hàng hóa và bất động sản.

* Môn Quản lý và lập kế hoạch danh mục đầu tư – Portfolio Management and Wealth Planning: Học kiểm tra các yếu tố cần thiết để quản lý các loại danh mục đầu tư thành công.

Các thí sinh hoàn thành chương trình học bằng CFA theo các môn học ở trên sẽ mất khoảng 300 giờ học để hoàn thiện 10 môn này trong cấp độ 3 của chứng chỉ. Theo đó, học viên sẽ dành khoảng 10 đến 15 giờ/tuần, trong vòng 6 tháng tương đương khoảng 2,5 tháng hoàn thành một môn học. Ngoài ra, điều kiện có 4 năm kinh nghiệm liên quan đến ngành tài chính mà học viên cần có để nhận được danh hiệu hội viên CFA cho mình.

Riêng ở cấp độ 3, bài thi sẽ tập trung vào một số môn chuyên sâu hơn như:

* Tiêu chuẩn đạo đức và chuyên nghiệp - Ethical and Professional Standards

* Tài chính hành vi, nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức - Behavioral Finance, Individual Investors and Institutional Investors

* Kỳ vọng thị trường vốn, định giá thị trường và phân bổ tài sản - Capital Market Expectations, Market Valuation and Asset Allocation

* Quản lý danh mục đầu tư và thu nhập cố định - Fixed Income and Equity Portfolio Management

* Đầu tư thay thế, quản lý rủi ro và áp dụng các công cụ phái sinh - Alternative Investments, Risk Management, and the Application of Derivatives

* Danh mục đầu tư: Đánh giá và phân bổ và Tiêu chuẩn thực hiện đầu tư toàn cầu - Portfolio: Execution, Evaluation and Attribution, and Global Investment Performance Standards

3. Format kỳ thi CFA

Để đạt được bằng CFA, người học cần trải qua 3 kỳ thi được tổ chức trên toàn thế giới bao gồm kỳ thi level 1, level 2 và level 3. Thí sinh phải vượt qua tuần tự, chứ không thể bỏ  qua cấp độ nào mới có thể nhận được bằng CFA cũng như trở thành một nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp – CFA chartered holder.

Format kỳ thi CFA

Kỳ thi CFA được sử dụng bằng ngôn ngữ tiếng Anh áp dụng thống nhất trên toàn thế giới. Thời gian thi là 6 giờ, bao gồm buổi sáng là 3 giờ thi, buổi chiều là 3 giờ thi. Mỗi kì thi diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới nhưng diễn ra gần như đồng thời để tránh trường hợp lộ đề thi. Các kỳ thi ở các cấp độ khác nhau của CFA bao gồm:

* Kỳ thi level 1: Bài thi ở cấp độ 1 sẽ gồm các câu hỏi trắc nghiệm sẽ tổ chức vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.

* Kỳ thi level 2: Bài thi ở cấp độ 2 sẽ có những bài tập dạng câu hỏi trắc nghiệm về các tình huống cụ thể trong thực tế. Trong đó sẽ gồm một loạt câu hỏi chứ không độc lập như ở cấp độ 1. Thời gian sẽ chỉ tổ chức vào tháng 6 hàng năm.

* Kỳ thi level 3: Bài thi sẽ bao gồm những câu hỏi yêu cầu phân tích và trả lời chi tiết bằng tự luận. Kỳ thi cho cấp độ 3 sẽ chỉ tổ chức vào tháng 6 hàng năm, sẽ là cấp độ nhiều thử thách và có bài thi khó nhất trong chương trình CFA.

Trên thực tế không có nhiều người đạt được cả 3 cấp độ của bằng CFA. Số người thi trượt đến hơn một nửa. Do đó, những người sở hữu tấm bằng CFA này rất giá trị, mang tới nhiều cơ hội và đã được khẳng định khả năng của một chuyên gia tài chính chuyên nghiệp.

4. Những lý do thuyết phục bạn chọn học bằng CFA?

Vieclam123 nhận thấy rằng nhiều người trên toàn cầu mong muốn và phấn đấu đạt được tấm bằng CFA cho mình trong lĩnh vực đầu tư tài chính vì những lý do sau:

4.1. Cơ hội thăng tiến cao trong nghề nghiệp

Mang lại cho người sở hữu tấm bằng này cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính với thu nhập cao, hấp dẫn. Bởi khi đạt được tấm bằng CFA, bạn sẽ có kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực quản lý tài sản, phân tích đầu tư tài chính và đạo đức nghề nghiệp từ đó con đường sự nghiệp trở nên thênh thang và thành công hơn. Cải thiện hiệu suất làm việc và khả năng tăng cường lượng thông tin cập nhật. Những người sở hữu bằng CFA thường được các công ty tài chính lớn trên thế giới như các tổ chức đầu tư quỹ tương hỗ, công ty bảo hiểm mua phần lớn chứng khoán cho mục đích quản lý tiền, quỹ hưu trí ưu tiên tuyển dụng hơn so với các bằng cấp về tài chính khác thậm chí còn hơn bằng MBA vì chuyên sâu hơn trong lĩnh vực tài chính. Những nhà tuyển dụng hàng đầu bao gồm: PricewaterhouseCoopers, JPMorgan Chase, Bank of America, HSBC, UBS, Merrill Lynch, RBC, Ernst & Young, Morgan Stanley, Citigroup, Wells Fargo được hiệp hội CFA liệt kê dành cho những người sở hữu tấm bằng này.

4.2. Con đường sự nghiệp mở rộng trong lĩnh vực tài chính

Người đạt được bằng CFA có kiến thức sâu rộng về tài chính, biết sử dụng các công cụ phân tích đầu tư tài chính tốt. Do đó, người có bằng này sẽ có nhiều cơ hội trong ngành tài chính như sau:

* Quản lý quỹ, nhà phân tích nghiên cứu, đo lường hiệu quả hoạt động, vai trò quản lý tài sản, quản trị rủi ro, người quản lý danh mục đầu tư, nhà chiến lực tài chính, cố vấn tài chính, ngân hàng đầu tư, đầu tư thay thế, quỹ đầu tư tư nhân, tài chính cấu trúc, giảng viên tài chính.

* Người có bằng CFA được tín nhiệm và tôn trọng cao của đồng nghiệp và khách hàng. Sở hữu tấm bằng CFA giúp bạn có một lợi thế cạnh tranh thuận lợi so với những người khác trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Đạt được tấm bằng CFA, người học hẳn có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực tài chính đầu tư mang tầm quốc tế với khả năng ứng dụng vào thực tiễn cao. Với tấm bằng CFA đầy uy tín của mình, bạn sẽ có nhiều mối quan hệ trong lĩnh vực đầu tư hơn cho bản thân từ đó cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến mở rộng hơn.

* Mặc dù ở Việt Nam, xét ở một góc độ chuyên sâu nào đó, bằng CFA chưa thật sự có nhiều cơ hội xứng tầm cho người sở hữu tấm bằng này nhưng vẫn mang tới nhiều cơ hội tốt cho chủ nhân của nó.

4.3. Bằng CFA có giá trị toàn cầu

Bằng CFA được công nhận rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới và cả ở Việt Nam với những tiêu chuẩn vượt trội, đảm bảo về chất lượng. Hiệp hội CFA Mỹ có mạng lưới toàn cầu với hơn 150 nghìn chuyên gia có mặt ở hơn 165 quốc gia trên toàn cầu. Bằng CFA là một trong những bằng cấp chuyên sâu về đầu tư tài chính được công nhận trên phạm vi toàn thế giới. Có thể chuyển đổi thành các bằng cấp khác ở nhiều nước. Do đó, người có bằng CFA đang ở châu Âu mà muốn sang châu Á làm việc sẽ được các nhà tuyển dụng ở châu Á tra cứu thông tin về bằng CFA được cấp tại châu Âu đơn giản cũng như sẽ công nhận họ là một thành viên của hiệp hội CFA của Mỹ. Ở Việt Nam, bạn có thể chuyển đổi lấy Chứng chỉ Quản lý quỹ và chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán.

4.4. Có thu nhập hấp dẫn, nhiều người mơ ước

Có nhiều nghiên cứu về mức lương thực tế của các hội viên của hiệp hội CFA. Theo đó, người không có tấm bằng CFA sẽ ít có khả năng cạnh tranh với người sở hữu văn bằng này hơn. Người có bằng CFA thường được trả lương cao hơn so với người có bằng MBA theo Wiley Efficient Learning cho biết. Ở Việt Nam, người sở hữu bằng CFA  có thu nhập trung bình khoảng 440 triệu/năm theo Salary Expert cho biết.

Nếu không phải lấy tấm bằng, bạn hoàn toàn có thể học để lấy kiến thức chuyên sâu vì chương trình cung cấp kiến thức sâu rộng cùng công cụ để bạn có thể tự tạo thêm nguồn thu nhập, đầu tư cá nhân cho bản thân. 

4.5. Học bằng CFA có mức học phí phải chăng

Học phí cho bằng CFA chỉ khoảng 30 – 50% so với học bằng MBA. Như đăng ký học tại FTMS, mức học phí là 2.400USD – 3.000USD tùy thuộc vào từng thời điểm đăng ký học, số lượng bài kiểm tra tham gia, tài liệu nghiên cứu mua để học. Nếu xét về loại bằng cấp chuyên môn cao, mức học phí đó không hề cao. Hơn nữa, bạn có thể vừa học vừa làm rất thuận tiện, không ảnh hưởng tới công việc hiện tại của mình. Tại FTMS luôn có những lớp học buổi tối và cuối tuần cho các học viên lựa chọn để học song song với công việc đang làm của mình.

5. Những thông tin cần biết về học thi bằng CFA

Nếu quan tâm và làm việc trong lĩnh vực đầu tư tài chính, bạn cần biết những thông tin học thi lấy bằng CFA cho mình.

5.1. Điều kiện nhập học thi lấy bằng CFA

Học viên không phải thi đầu vào nhưng cần đảm bảo các điều kiện sau:

* Có bằng đại học chính quy bất cứ chuyên ngành nào hoặc bằng nghề như ACCA, CIMA, CPA, ICSA hoặc tương đương

* Là sinh viên đại học năm cuối

* Có ít nhất 4 năm học và làm việc trong lĩnh vực đầu tư.

5.2. Làm sao đăng ký trở thành học viên chương trình CFA

* Bạn chỉ cần kê khai thông tin khi đăng ký online vì hiệp hội không yêu cầu nộp bằng ngay. Bởi họ có thể kiểm tra các bằng cấp đã kê khai khi cần.

Cách đăng ký trở thành học viên chương trình CFA

Điều kiện trở thành CFA Charterholder:

* Thí sinh phải thi đỗ qua các kỳ thi level 1, level  2, level 3.

* Có ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu tư

* Đăng ký trở thành hội viên của cộng đồng CFA và tuân thủ quy định về tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp.

5.3. Những điều cần lưu ý khi thi lấy bằng CFA

* Không học viên nào được xét miễn thi lấy bằng CFA.

* Khi nào học viên cảm thấy đủ tự tin với kiến thức đã học thì đăng ký thi chứ chương trình học không có điều kiện bắt học viên hoàn thành trong thời gian giới hạn là bao nhiêu. Nhưng bình thường, một học viên mất khoảng 4 năm để hoàn thành hết 3 level của bằng CFA. Ngoài ra, có người chỉ mất 1,5 năm đã hoàn thành 3 cấp độ của CFA.

* Chứng chỉ tiếng Anh cũng không yêu cầu đối với người học CFA. Tuy nhiên, bạn cần có trình độ ngoại ngữ IELTS 5.5 hoặc TOEFL 500 hay bằng C mới đảm bảo học tốt chương trình CFA chỉ dạy bằng ngôn ngữ tiếng Anh là duy nhất. 

5.4. Cách tính điểm của bài thi lấy bằng CFA

Cách tính điểm đạt do hiệp hội CFA tính cho từng môn học (gồm 10 môn học) sau đó tính ra được 1 điểm số chung. Ví dụ có 100 người cùng tham gia đợt thi. Thực tế, trung bình mỗi năm có khoảng 150 nghìn thí sinh dự thi. Hiệp hội sẽ chấm điểm bài thi của các thí sinh như sau:

Bước 1: Thực hiện chấm điểm bài thi của 100 thí sinh dự thi và được danh sách tính điểm theo % như sau:

  • Nguyễn Văn B1: 100%
  • Nguyễn Văn B2: 90%
  • Nguyễn Văn B3: 55%
  • Nguyễn Văn B100: 70%

Bước 2: Họ sẽ lọc ra 1% người thi có số điểm cao nhất. Sau đó lấy điểm trung bình của 10 người cao nhất thu được một số X nào đó.

Bước 3: Lấy X * 70% sẽ ra điểm chuẩn. Nếu 1% những thí sinh hàng đầu này quá cao, ví dụ như họ đều đạt 100% thì điểm chuẩn sẽ đạt con số cao nhất, có thể là 70%.

Như vậy, người nào lọt trong top 1% những người có số điểm thi cao nhất sẽ chắc chắn vượt qua kì thi đó.

Tóm lại, CFA là gì đã được trả lời khá đầy đủ trong nội dung ở trên để bạn có thể tham khảo những thông tin cần thiết xung quanh tấm bằng về đầu tư tài chính này cho mình. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp và học tập của mình.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.