close
cách
cách cách cách

Đại học Harvard - Điều bạn chưa biết về ngôi trường trong mơ

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Được coi là một trong những ngôi trường đại học uy tín hàng đầu thế giới, Đại học Harvard trong mắt nhiều người có rất nhiều những điểm khác lạ, từ chương trình giảng dạy, phong cách sinh hoạt cho đến nhiều điều khác,… Nơi đây là cái nôi đào tạo ra rất nhiều những doanh nhân lỗi lạc, những chính trị gia kiệt xuất. Vậy, các bạn học sinh, sinh viên đã biết được những gì về ngôi trường này? Cùng đến với bài viết “Điều bạn chưa biết về ngôi trường trong mơ – Đại học Harvard!” mà vieclam123.vn chia sẻ dưới đây để khám phá những điều bạn chưa biết về ngôi trường mơ ước của bao thế hệ học sinh, sinh viên nhé!

1. Lịch sử hình thành trường Đại học Harvard

Được thành lập từ năm 1636, Đại học Harvard hay Viện Đâị Học Harvard là cơ sở giáo dục đại học và sau đại học có lịch sử lâu đời nhất của Hoa Kì. Trường có tên là Harvard bởi nó được đặt theo tên của nhà tài trợ đầu tiên đó là mục sư John Harvard của Charlestown. Ông đã tặng một nửa tài sản của mình cùng một thư viện cho ngôi trường Đại học này.

đại học harvard có lịch sử rất lâu đời

Trường Đại học Harvard cùng các trường liên kết với nó được Viện trưởng Charles W. Eliot chuyển thành một trường đại học nghiên cứu hiện đại sau thời kì nội chiến. Năm 1900, Hiệp hội các trường đại học Hoa Kì đã được thành lập dưới sự khởi xướng của Đại học Harvard. Lãnh đạo trường Đại học Harvard đã ra quyết định cải cách chương trình giảng dạy cũng như mở rộng tuyển sinh khi nước Mỹ đang trong thời kì Đại suy thoái và Chiến tranh thế giới thứ II. Sau khi sáp nhập với trường Đại học Radcliffe vào năm 1977, Đại học Harvard đã thay đổi cơ chế tuyển sinh, trở thành cơ sở giáo dục đại học dành cho cả sinh viên nam và nữ.

Đại học Harvard có tất cả 12 cơ sở học thuật có cấp bằng chứng nhận và một Viện nghiên cứu cao cấp Radcliffe.Là một thành viên của tập đoàn Ivy, Đại học Harvard luôn là ngôi trường uy tín hàng đầu ở nhiều lĩnh vực đào tạo.

2. Thành tích và ưu điểm nổi bật của Đại học Harvard

Theo xếp hạng của US News and World Report, Đại học Harvard có các chương trình đào tạo cử nhân của ngôi trường này luôn đứng đầu hoặc đứng thứ hai trên thế giới.

Năm 2013, trong một cuộc thăm dò ý kiến do The Prince Review thực hiện, Đại học Harvard trở thành một trong hai ngôi trường được nhiều phụ huynh tin tưởng nhất cũng như ngôi trường mơ ước của tất cả các học sinh tham gia khảo sát.

Với lịch sử hình thành lâu đời cùng với chất lượng đào tạo hiếm có ngôi trường nào sánh bằng, thành tích của Đại học Harvard vô cùng sáng chói. Trong suốt thời gian hình thành và hoạt động, Đại học Harvard đạt được 47 giải Nobel, 48 giải Pulitzer. Hơn nữa, trường còn đào tạo ra 32 cựu sinh viên là tổng thống và thống đốc các bang.

3. Cảnh quan và phương tiện di chuyển trong khuôn viên Đại học Harvard

3.1. Cảnh quan và khuôn viên Đại học Harvard

Đại học Harvard có tổng diện tích lên tới 5083 mẫu Anh, trong đó, khuôn viên chính của trường có diện tích khoảng 209 mẫu. Trung tâm của trường là Harvard Yard nằm tại thành phố Cambridge, sau này, Harvard Yard được mở rộng ra cả khu Quảng trường Harvard ở xung quanh đó.

đại học harvard có khuôn viên rất rộng lớn

Các tòa nhà chính, các thư viện chính, các khu học thuật và hầu hết các khu kí túc xá của tân sinh viên đều nằm trong khuôn viên của khu Harvard Yard. Còn sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 của Đại học Harvard thường sẽ sống trong 12 khu nhà nội trú của trường. Trong 12 khu nội trú này, thì có tới 9 khu thuộc phía nam Harvard Yard. Còn 3 khu nội trú còn lại nằm trong khu dân cư lân cận Harvard.

Tại Allston, đối diện với khuôn viên Cambridge là Trường Kinh doanh Harvard cùng nhiều cơ sở thể thao của trường. Còn cách Boston khoảng 5.3 km về phía Tây Nam và cách khuôn viên Cambridge khoảng 5.3 km về phía Nam, nằm trong khuôn viên Khu học thuật và Y Khoa Longwood là Trường Y khoa, Trường Nha khoa và Trường Y tế Cộng đồng Harvard.

3.2. Phương tiện di chuyển trong khuôn viên Đại học Harvard

Đại học Harvard có một điểm vô cùng nổi bật và khác so với nhiều trường đại học khác đó là nơi đây cung cấp dịch vụ xe buýt miễn phí để sinh viên có thể dễ dàng và thuận tiện di chuyển từ khu vực này sang khu vực kia trong khuôn viên của trường.

Ngoài ra, sử dụng các dịch vụ xe bus công cộng, ô tô, cùng các phương tiện di chuyển khác,…để di chuyển trong khuôn viên Đại học Harvard đều rất thuận tiện.

4. Điểm nổi bật về cơ sở vật chất và các dịch vụ của Đại học Harvard

  • Quy mô lớp học ở Đại học Harvard:

Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, quy mô lớp học của Đại học Harvard thường không quá lớn. Có khoảng 74% lớp học ở Harvard có sĩ số là 20 sinh viên trở xuống, 16.1%  lớp học có sĩ số từ 20 – 49 sinh viên và chỉ có khoảng 9.9% lớp học có từ 50 sinh viên trở lên.

  • Thư viện của Đại học Harvard:

thư viện đại học harvard vô cùng rộng lớn

Con số thư viện thuộc Đại học Harvard chắc chắn sẽ khiến nhiều sinh viên cảm thấy bất ngờ. Có khoảng 80 thư viện với 18 triệu tài liệu thuộc sự sở hữu của Đại học Harvard. Thư viện của Đại học Harvard có chứa rất nhiều sách và bản thảo quý hiếm cùng với các bộ sưu tập vô cùng đặc biệt. Bên cạnh đó, trong hệ thống thư viện của Đại học Harvard có bao gồm thư viện học thuật lớn nhất nước Mỹ và là một trong những thư viện lớn nhất thế giới.

  • Bảo tàng của Đại học Harvard:

Có rất nhiều bảo tàng văn hóa, nghệ thuật và khoa học của nước Mỹ thuộc sự điều hành của Harvard. Ba viện bảo tàng Arthur M. Sackler, Busch-Reisinger, Nghệ thuật Fogg là ba viện bảo tàng thuộc hệ thống Bảo tàng Nghệ thuật Harvard. Còn các bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Harvard bao gồm các viện Bảo tàng Khoáng chất Harvard, Bảo tàng Thực vật Harvard và Bảo tàng Động vật Đối chiếu. Ngoài ra, hệ thống bảo tàng của Đại học Harvard còn bao gồm các bảo tàng như Trung tâm Nghệ thuật Thị giác Carpenter, Bảo tàng Khảo cổ và Nhân học Peabody và Bảo tàng Semitic.

  • Dịch vụ nổi bật của Harvard:

Ngoài lĩnh vực giáo dục, Đại học Harvard còn cung cấp các dịch vụ và hướng dẫn sử dụng một số dịch vụ như bưu điện, an ninh, chăm sóc sức khỏe,…

  • Cơ cấu viện đại học

Theo wikipedia, hiện nay Viện Đại học Harvard hiện có các phân khoa đại học sau đây:

  • Phân khoa Khai phóng và Khoa học (Faculty of Arts and Sciences), chịu trách nhiệm về hoạt động giáo dục ở
  • Trường Đại học Harvard (Harvard College, thành lập năm 1636), đào tạo sinh viên trong các chương trình bậc đại học.
  • Trường Sau đại học về Khai phóng và Khoa học (Graduate School of Arts and Sciences, 1872).
  • Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng (Harvard School of Engineering and Applied Sciences, 2007; thành lập từ 1950 và đã có nhiều tên gọi khác nhau).
  • Phân khoa Giáo dục Thường xuyên (Harvard Division of Continuing Education), bao gồm Trường Mùa hè (Harvard Summer School, 1871) và Trường Nghiên cứu Mở Rộng (Harvard Extension School, 1910).
  • Trường Y khoa (Harvard Medical School, 1782)
  • Trường Thần học (Harvard Divinity School, 1816)
  • Trường Luật (Harvard Law School, 1817)
  • Trường Nha khoa (Harvard School of Dental Medicine, 1867)
  • Trường Kinh doanh (Harvard Business School, 1908)
  • Trường Sau đại học về Thiết kế (Harvard Graduate School of Design, 1914)
  • Trường Sau đại học về Giáo dục (Harvard Graduate School of Education, 1920)
  • Trường Sức khoẻ Công cộng (Harvard School of Public Health, 1922)
  • Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy (John F. Kennedy School of Government, 1936)
  • Ngoài ra còn có Viện Nghiên cứu Cao cấp Radcliffe (Radcliffe Institute for Advanced Study).

5. Chương trình đào tạo của Đại học Harvard

Chương trình đào tạo của Đại học Harvard vô cùng phong phú, trường cung cấp khoảng 8000 khóa học ở 100 lĩnh vực với tất cả các cấp bậc như Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ,… Các chương trình đào tạo được tất cả các tổ chức trực thuộc Đại học Harvard thực hiện. Ngoài ra, Đại học Harvard còn cung cấp các hình thức học tập khác nhau phù hợp với từng đối tượng sinh viên như: học chính quy, các khóa học chuyên môn và cả các khóa học mùa hè.

Trong tất cả các ngành đào tạo của Đại học Harvard, thì các ngành khoa học xã hội nói chung, khoa sinh vật học, lịch sử, toán học và khoa vật lí là những ngành có nhiều sinh viên theo học nhất.

6. Những điều bạn cần biết về sinh viên Đại học Harvard

Sinh viên tất cả các ngành của Đại học Harvard vào khoảng 21000, trong số đó có tới 14500 sinh viên đang theo học các chương trình chuyên môn và sau đại học của Harvard, và có khoảng 6700 sinh viên theo học chương trình đào tạo bậc Cử nhân.

sinh viên harvarrd vô cùng tài năng

Ngoài sinh viên trong nước, lượng sinh viên quốc tế tại Đại học Harvard cũng được duy trì ổn định qua các năm. Hiện nay, theo học tại Đại học Harvard có khoảng 9396 sinh viên quốc tế đến từ 151 quốc gia trên thế giới, chiếm tới 45% tổng số sinh viên của toàn trường.

7. Học phí và chi phí sinh hoạt tham khảo tại ngôi trường này

  • Học phí tại Đại học Harvard:

Học phí dành cho sinh viên theo học tại Đại học Harvard sẽ thay đổi tùy thuộc vào bậc học và khóa học mà các bạn học sinh đăng kí lựa chọn.

Chi tiết về học phí của Đại học Harvard cho từng ngành học và từng bậc học sẽ được chia sẻ cụ thể trên trang web chính thức của từng trường trực thuộc. Do đó, để có được thông tin chính xác nhất về mức học phí cho ngành học mà mình đã chọn, học sinh, sinh viên nên chủ động truy cập trang web của trường để chủ động nắm được thông tin cần thiết cho bản thân mình. 

Đối với sinh viên của trường Đại học Harvard nhận được sự hỗ trợ tài chính của trường, thì học phí trung bình sẽ nằm trong khoảng 11500$ mỗi năm.

  • Chi phí sinh hoạt khi theo học tại Harvard:

Khi theo học tại Đại học Harvard, bên cạnh học phí thì chi phí sinh hoạt cũng là một trong những vấn đề rất đáng để quan tâm bởi Boston là một khu vực có chi phí sinh hoạt đắt đỏ vào loại bậc nhất ở nước Mỹ. Mỗi sinh viên khi theo học tại đây đều có điều kiện gia đình khác nhau, do đó, mức chi tiêu sinh hoạt cũng vì thế mà không giống nhau. Do đó, sẽ rất khó để chúng tôi có thể đưa ra được một mức sinh hoạt phí cụ thể cho tất cả các bạn học sinh, sinh viên.

Tuy nhiên, có một số thông tin về chi phí mà các bạn học sinh, sinh viên có ý định theo học tại Harvard nhất định phải biết đó là các bạn cần có cho mình một ước lượng chi tiêu cho học phí, lệ phí và chi phí sinh hoạt cho năm học sắp tới. Bởi nhà trường chỉ cấp visa phù hợp cho bạn khi họ chắc chắn rằng bạn đủ khả năng chi trả tất cả các khoản chi phí đó. Nếu bạn tự chủ tài chính, thì mức tài chính cần xác thực sẽ thấp hơn so với việc bạn được nhận hỗ trợ tài chính từ các thành viên trong gia đình.

Nếu bạn học Cao học, thì chi phí sinh hoạt chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều so với các bạn theo học hệ Cử nhân bởi khi theo học Cao học, bạn cần chi thêm một khoản chi phí cho chỗ ở vì bạn sẽ không được ăn ở tại các khu kí túc xá của trường.

Ngoài ra, học sinh, sinh viên khi theo học tại Harvard cũng cần lưu ý rằng, chi phí dành cho bảo hiểm ý tế tại Mỹ hết sức đắt đỏ.

8. Các hình thức hỗ trợ tài chính của Đại học Harvard học sinh, sinh viên cần biết

Sinh viên theo học tại Đại học Harvard có rất nhiều nguồn hỗ trợ tài chính khác nhau bao gồm các quỹ học bổng và các khoản vay trong trường cũng như rất nhiều các khoản hỗ trợ tài chính từ bên ngoài trường.

8.1. Học bổng tại Đại học Harvard

harvard có rất nhiều học bổng hỗ trợ sinh viên

Khác với học bổng của nhiều trường đại học trên thế giới, học bổng của Đại học Harvard không cấp dựa trên năng lực, mà nó được cấp dựa trên nhu cầu tài chính của sinh viên trong trường. Học bổng của Đại học Harvard đến từ rất nhiều nguồn khác nhau trong đó có quỹ tài trợ của Harvard, quà tặng được trao từ các cựu sinh viên của Đại học Harvard, doanh thu từ giảng dạy của trường, trợ cấp từ bang và trợ cấp từ liên bang. Tuy nhiên, trợ cấp từ bang và liên bang chỉ trao cho các sinh viên là công dân tại Hoa Kì hoặc thường trú tại Hoa Kì.

8.2. Các nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính bên ngoài

Bên cạnh các nguồn học bổng được trường Harvard cung cấp, sinh viên theo học tại đây cũng có cơ hội nhận học bổng và các nguồn trợ cấp tài chính từ phạm vi bên ngoài trường. Các suất học bổng và trợ cấp này được cung cấp bởi các tổ chức dân sự, từ tập đoàn của phụ huynh học sinh, từ các chương trình học bổng dành cho sinh viên tài năng của quốc gia,… Những học bổng này chỉ nhằm mục đích hỗ trợ giáo dục, do đó, nếu sinh viên nhận được các khoản học bổng và hỗ trợ này, thì sinh viên phải thông báo lại cho nhà trường và đóng góp các khoản đó như học phí và các khoản hỗ trợ này cũng không có tác dụng thay thế cho các khoản đóng góp từ phía gia đình cho nhà trường.

Vieclam123.vn vừa cung cấp cho bạn đọc, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên đang có mong muốn ghi danh vào ngôi trường đại học trong mơ – Đại học Harvard. Mong rằng, qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn học sinh, sinh viên sẽ có được những định hướng đúng đắn nhất để con đường và sự nghiệp học tập của mình được thuận lợi đúng như kế hoạch. Bên cạnh đó, vieclam123.vn còn chia sẻ và cung cấp rất nhiều những thông tin, kinh nghiệm và cẩm nang học tập hữu ích. Bạn đọc có thể thường xuyên ghé thăm trang web vieclam123.vn để tìm được cho mình những thông tin hữu ích nhất.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.