Có rất nhiều bạn học sinh khi bước chân đến Đại học rồi thì lại gặp rất nhiều lý do dẫn đến nghỉ học. Hãy đọc bài tham khảo dưới đây của chúng tôi để nắm rõ nhé. Hiện trạng bỏ đại học giữa chừng của nhiều bạn sinh viên ngày nay đã khiến chúng ta tò mò tại sao lại như vậy. Hãy cùng Vieclam123.vn giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề bỏ đại học giữa chừng.
MỤC LỤC
Trong những ước mơ và hoài bão mà giới trẻ hay nghĩ về nhất đó chính là ngưỡng cửa Đại học. Đại học chính là đường chân trời mở ra cho chúng ta biết bao nhiêu điều mới mẻ. Có cả tri thức cũng như những mối quan hệ tình bạn mới.
Thế nhưng đâu phải cứ sống trong cuộc đời là chúng ta có thể thực hiện được những điều mà mình mơ ước, khát khao. Học sinh chúng ta là vậy, học hành luôn cố gắng để đạt được kết quả cao trong kỳ thi Đại học, nhưng có chắc rằng chúng ta có thể được toại nguyện? Được đỗ Đại học mà mình yêu thích đâu. Có rất nhiều bạn học sinh vì thi trượt trường Đại học mà mình yêu thích đã buồn đau suốt bao nhiêu năm tháng. Mái trường Đại học ước mơ không còn thì hy vọng cũng vụt tắt. Thế nhưng các bạn học sinh lại được bố mẹ động viên và cứ cố gắng bước tiếp con đường Đại học nhưng lại là mái trường khác. Đó chính là lý do mà các bạn học sinh dễ từ bỏ Đại học giữa chừng nhất.
Có rất nhiều bạn sinh viên khi được tôi hỏi rằng: “Tại sao cậu chọn ngôi trường này là điểm dừng chân của mình’’ bạn ấy đã trả lời tôi rằng: “Vì thiếu điểm nên phải học trường này chứ tôi đâu có yêu thích trường này!’’. Và bẵng một thời gian sau tôi nhận thấy bạn ấy đã bỏ học. Hiện tượng này không còn là mới lạ đối với giới trẻ đặc biệt là các bạn không được học vào trường Đại học mình yêu thích.
Thị trường lao động Việt Nam luôn có rất nhiều nhu cầu tuyển dụng thế nhưng trình độ lao động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Dẫn đến kết quả cầu thì rất nhiều nhưng cung không đáp ứng được. Cung cầu đều có trạng thái tăng cao nhưng chưa bao giờ đáp ứng được cho nhau. Tình trạng học sinh hiện nay bị thất nghiệp đang trở thành một vấn đề quan ngại lớn đối với xã hội Việt Nam. Các bạn luôn muốn chọn ngành mà người ta vẫn hay gọi dưới một cái tên thân thuộc là : “ngành học hot’’. Thế nhưng ngành học “hot’’ chỉ theo xu hướng một thời gian mà thôi và điều tất yếu vẫn chính là năng lực cũng như những kỹ năng của các bạn trẻ. Ai trong số chúng ta chẳng từng băn khoăn nên học ngành nào để dễ xin việc nhất? Cũng có rất nhiều bạn sinh viên chọn đúng hướng đi cho mình, nhưng cũng có nhiều bạn khác chọn ngành học chưa thực sự đúng với đam mê của mình. Nên đã dẫn đến nhiều trường hợp các bạn sinh viên bỏ Đại học giữa chừng để theo học môi trường hay ngành học mới phù hợp với bản thân mình hơn.
Thế nên trước khi chúng ta muốn học Đại học, muốn học ngành học nào đó, chúng ta hãy lắng nghe chính bản thân mình, lắng nghe bằng cả trái tim cũng như bộ não, tự trả lời được mình là ai và mình muốn làm gì. Có như vậy bạn mới xác định được bản thân mình có mong muốn học ngành học gì để phù hợp với đam mê và sở thích của bản thân.
Tôi có một vài người bạn như thế này, thích nhảy múa yêu ca hát nhưng vì bố mẹ bắt học kinh tế nên chọn đại một trường để theo học. Nhưng sau đó thì các bạn ấy cũng từ bỏ vì ngành học đó không phù hợp cho mình. Một người ưa thích thể hiện năng khiếu, thích những hoạt động năng nổ thì làm sao có thể phù hợp với công việc chốn công sở cơ chứ?
Các bạn thấy đấy khi người ta đã bước chân được vào Đại học thì thường bị hiện tượng: “ngủ quên trong chiến thắng’’. Các bạn đã quên đi những vất vả khó khăn của ngày trước để khi vào Đại học các bạn “xõa’’ hết mình, vui chơi hết mình. Không cần kể đâu xa có thể nói đến trường Đại học Bách Khoa Hà Nội hàng năm vẫn có hơn 100.000 người bị đuổi học vì tình trạng học không đáp ứng được yêu cầu Nhà trường đặt ra. Đáng trách hơn là nhiều tình trạng các bạn học sinh nghỉ quá buổi quy định Đại học đề ra, đi thi thì ngủ quên mà không được phép thi dẫn đến tình trạng nợ tín quá nhiều môn học. Thế nên các bạn học sinh bắt buộc phải bỏ Đại học giữa chừng. Nếu như chúng ta có trách nhiệm đối với tương lai thì đã không có những hành động như vậy. Không có kế hoạch học tập cụ thể để phấn đấu khi học Đại học chính là con đường dẫn đến nhanh nhất của sự nghèo nàn tri thức cũng như kinh nghiệm.
Đại học không phải lúc nào cũng là ngôi trường màu hồng tràn ngập những ước mơ cho bạn chắp cánh bay cao mà nó còn tiềm ẩn rất nhiều cạm bẫy cũng như cám dỗ. Đó là những sự lừa đảo vi phạm pháp luật như những câu lạc bộ đa cấp được núp dưới danh nghĩa là lớp kỹ năng sống. Những hoạt động ngoại khóa của những câu lạc bộ này khiến cho bạn tốn rất nhiều thời gian mà chẳng thế nào tập trung học tập được. Có thể kể đến hiện tượng gần đây khiến cho dư luận xôn xao nhất chính là trung tâm kỹ năng sống Sky Edu. Tiền học phí cho khóa học kỹ năng sống là 10 triệu đồng nếu như có bạn nào không đủ tiền học phí thì có thể vay tiền ngay tại trung tâm với lãi suất 180% gấp 9 lần lãi suất quy định. Các bạn học sinh sinh viên phải làm việc 6 – 8 tiếng một ngày trở lên. Các bạn phải ra sức đi làm thì mới có thể kiếm tiền trả nợ mà bỏ dở việc học. Vậy nên trước khi chúng ta chọn tham gia vào những hoạt động ngoại khóa thì hãy cố gắng xem xét thật kỹ trước khi lựa chọn và thực hiện bạn nhé!
Có lẽ đối với các bạn học sinh sinh viên nam chẳng còn xa lạ gì đối với trò chơi điện tử nữa rồi. Trò chơi điện tử như một người bạn tri kỷ khiến cho các bạn học sinh mải mê chơi game mà bỏ quên việc học. Có những bạn dành đến 20 tiếng đồng hồ chỉ để chơi game. Ngày thi cận kề đến nhưng các bạn học sinh vẫn cho việc chơi game, giao hữu chiến game là trên hết và nghĩ rằng đến trước hôm thi thì chỉ cần ôn hoặc thực hiện hành vi gian lận là xong. Thế nhưng các bạn khi bị bắt phao thì lại nợ tín và dẫn đến nhiều lần học lại. Tiền học quá nhiều các bạn không thể gánh hết được nên đành bỏ Đại học giữa chừng.
Các bạn sinh viên khi bước chân lên giảng đường Đại học sẽ phải chuẩn bị rất nhiều tiền bạc để chi trả cho cuộc sống đắt đỏ nơi thành thị. Chủ yếu năm nhất các bạn sinh viên sẽ được bố mẹ dành dụm tiền rồi gửi lên sau đó các bạn sẽ phải đi làm thêm để trang trải cho tiền học phí cũng như sinh hoạt. Các bạn phải dành thời gian từ 6- 8 tiếng để đi làm thêm, sức khỏe không ổn định lúc nào đi học cũng có tâm trạng mệt mỏi và khi về đến nhà cũng không thể ôn lại bài vở được. Đấy chính là lý do mà các bạn học sinh không có đủ kiến thức để thi cho thật tốt. Đó là lý do mà khiến cho các bạn học sinh phải bỏ học giữa chừng như vậy. Học thêm kiếm được tiền cũng như kinh nghiệm là rất tốt nhưng các bạn có thể sắp xếp thời gian làm việc tương xứng với thời gian mình đi học để cân đối được hai điều đó. Bạn không nên chỉ vì kiếm tiền lo tiền học phí cũng như sinh hoạt nhiều quá mà quên đi mất sự nghiệp học tập của mình. Bởi vì chỉ có Đại học mới chính là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công cũng như đem lại được cho bạn nguồn tri thức bất tận.
Bạn có thể sắp xếp thời gian làm việc của mình mỗi ngày khoảng 3 – 4 tiếng đồng hồ để còn dành thời gian cho học tại nhà. Có rất nhiều công việc part-time ổn định và cơ chế lương tốt bạn có thể xin làm việc để rèn luyện được kỹ năng cũng như kiếm thêm thu nhập cho mình như: Bán hàng , phục vụ, nhân viên bếp...
Các bạn sinh viên thường hay tự mặc định khi mình lên Đại học mình phải có được một người yêu cho riêng mình. Tình trạng các bạn sinh viên yêu nhiều dẫn đến sa sút trong học tập cũng là một vấn đề đáng báo động. Tình yêu luôn đi liền với tình dục và nó gắn liền với sinh viên Việt Nam hiện nay. Nhiều bạn trẻ sống thử trước hôn nhân, cùng nhau ở trọ và sống như một cặp vợ chồng bình thường. Đây là được đánh giá là một sự dễ dãi hay sống phóng khoáng đối với giới trẻ hay không? Khi mà các bạn sinh viên nữ không biết cách phòng tránh thai cho mình thì nguy cơ có thai trước hôn nhân và trong độ tuổi 20 – 22 là rất nhiều. Có rất nhiều bạn sinh viên nữ đang đi học thì chẳng may có chửa nên phải bỏ học Đại học giữa chừng là rất nhiều. Vậy nên các bạn sinh viên hãy chú ý vấn đề phòng tránh thai cũng như phải biết phân bổ thời gian hài hòa cho việc yêu cũng như học hành trên lớp thật tốt.
Tại sao chúng ta không lấy tình yêu là động lực giúp chúng ta gặt hái nhiều thành tích trong học tập nhỉ? Chúng ta có thể lấy người mình yêu chính là động lực để học tập thật tốt. Hãy yêu một cách thông minh và tỉnh táo các bạn nhé!
Có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc bỏ đại học giữa chừng của nhiều bạn sinh viên hiện nay. Những ý kiến tán thành không ít mà phản đối cũng tương đối nhiều. Chúng ta hãy cùng bàn luận xem bỏ đại học giữa chừng có tốt hay không nhé.
Nhiều bạn sinh viên đang học đại học nhưng lại quyết định bỏ đại học giữa chừng để đi học nghề. Có rất nhiều lý do để đưa ra quyết định này, đa số là bởi các bạn không nhận thấy sự yêu thích trong ngành nghề mình đang học, đồng thời lại thấy học một nghề nghiệp sẽ cho mình một tương lai tốt hơn.
Chúng ta không thể phán xét việc này là đúng hay sai bởi mỗi người sẽ có một hoàn cảnh riêng, và lựa chọn của họ ở thời điểm đó là lựa chọn phù hợp nhất. Nhiều bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ khả năng để chi trả học phí nên quyết định học nghề rồi đi làm luôn. Có những bạn trong quá trình đi học đã đi làm thêm ở những nhà hàng, khách sạn, ở những xưởng sửa chữa ô tô,... và nhận thấy có thể phát triển hơn trong những lĩnh vực này.
Nếu bạn nhận thấy bản thân không thực sự phù hợp với ngành theo học, cũng như cảm thấy không có đam mê trong lĩnh vực này thì bỏ đại học giữa chừng có thể là lựa chọn tốt. Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm được thời gian ngồi học những lý thuyết mình không cảm thấy thú vị trên giảng đường, vừa tiết kiệm được chi phí học. Khoản chi phí ấy các bạn hoàn toàn có thể sử dụng cho những việc bản thân cảm thấy thiết thực hơn như học một khóa học nghề ngắn hạn, dùng để đầu tư, mở rộng một mô hình kinh doanh nhỏ.
Nhìn chung, có thể hiểu một cách tích cực rằng, mỗi người được sinh ra có một sứ mệnh riêng cho mình. Có người được sinh ra để làm “thầy” truyển giảng kiến thức cho người khác nhưng có những người lại phù hợp với việc làm “thợ”. Mỗi người có một thể mạnh riêng của mình, bởi vậy mà việc xác định được bản thân thực sự muốn làm gì rất quan trọng. Nó sẽ là ngọn hải đăng trên biển để bạn biết được đích đến của cuộc đời mình.
Nhiều bạn bỏ trường đại học bởi nhận thấy tầm bằng đại học không quan trọng. Có nhiều bạn đã có công việc với mức lương hấp dẫn ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Họ sẽ nghĩ vậy thì còn cần tầm bằng đại học làm gì trong khi mục đích chính sau khi ra trường vẫn là có một công việc như ý?
Tuy nhiên, thực tế thì các bạn nên nhìn nhận lại suy nghĩ này bởi: học đại học đâu phải chỉ để lấy bằng? Bên cạnh việc học những kiến thức sách vở được giảng viên truyền đạt, trong quá trình học đại học các bạn còn được học rất nhiều kĩ năng khác như kĩ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phát triển dự án… Những kỹ năng này rất có ích cho bạn khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp sau này.
Thêm vào đó, trong quá trình học ở trường Đại học, các bạn có cơ hội được tham gia nhiều cuộc thi quốc tế, được mở rộng mối quan hệ với nhiều người. Việc mở rộng các mối quan hệ xã hội cũng là một trong những yếu tố góp phần vào thành công của bạn sau này. Bỏ học Đại học cũng giống như bạn bỏ đi cơ hội được làm quen, kết bạn với nhiều người của mình.
Học Đại học cũng khiến bạn có nhiều cơ hội hơn để làm việc trong những tập đoàn, công ty đa quốc gia, có môi trường làm việc chuyên nghiệp với mức lương thưởng hấp dẫn. Nhiều trường còn có những chương trình hợp tác với nhiều công ty, doanh nghiệp, tạo điều kiện cho những sinh viên xuất sắc sau khi ra trường được làm việc ở những vị trí phù hợp, có khả năng thăng tiến cao, tương lai rộng mở. Bỏ đại học giữa chừng, bạn cũng tự đánh mất đi cơ hội này của mình.
Nhiều bạn sẽ nghĩ học Đại học là học những kiến thức vô bổ, chỉ là lý thuyết. Nhưng các bạn cần biết rằng lý thuyết chính là nền tảng của việc thực hành, không có lí thuyết làm kim chỉ nam dẫn đường, các bạn sẽ khó có thể thành công được. Bởi vậy mới Lê Nin mới nói “học, học nữa, học mãi”, con đường học vấn là con đường không có điểm dừng.
Hiện trạng “gap year” cũng là hiện tượng phổ biến ở các bạn trẻ hiện nay. Nhiều bạn trẻ sau khi vào Đại học đã muốn bỏ đại học giữa chừng, nhưng họ không bỏ hẳn mà chọn hình thức bảo lưu kết quả học tập để có thể trở lại trường học nếu cảm thấy cần thiết.
Lý do cho lựa chọn này có thể là các bạn muốn có thêm thời gian để xác định lại mong muốn của bản thân. Môi trường Đại học nhiều áp lực, cách học khác xa so với cấp 3 đã khiến nhiều bạn sinh viên năm nhất cảm thấy bị “sốc”. Quyết định nghỉ học tạm thời để ổn định lại tinh thần và xác định lại mục tiêu của bản thân được xem là cần thiết và quan trọng, tránh những quyết định sai lầm không đáng có nếu như cảm thấy không thoải mái mà cứ “cố đấm ăn xôi”.
Trong một, hai năm nghỉ học, các bạn đi làm thêm, đi du lịch đó đây để khám phá cuộc sống, mở rộng vốn hiểu biết thực tế. Nhiều bạn nhờ quãng thời gian “bỏ đại học giữa chừng” này mà thấu được rất nhiều điều. Đặc biệt là hiểu được những kiến thức ở Đại học có ích như thế nào, cũng như biết được tầm quan trọng của môi trường Đại học, cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường. Bởi vậy mà sau khi quay trở lại trường có thái độ học tập tích cực hơn, chủ động hơn trong việc học.
Hy vọng với bài viết này đã chia sẻ được cho các bạn những lý do vì sao mà các bạn sinh viên hiện nay phải bỏ Đại học giữa chừng. Khi các bạn đọc được bài viết này hãy trang bị cho mình thêm nhiều kỹ năng cũng như kiến thức đề phòng tránh chuyện mình có ý định bỏ học bạn nhé. Môi trường Đại học sẽ là môi trường lành mạnh và tốt đẹp nếu như chúng ta biết làm chủ được bản thân mình. Chúc các bạn thành công trong cuộc sống.
>> Đọc thêm:
MỤC LỤC
Chia sẻ