Những điểm bản thân cần khắc phục trong CV được định nghĩa như thế nào? Làm sao để trình bày điểm yếu của mình một cách thật tinh tế?
MỤC LỤC
Nghe thì có vẻ dài dòng nhưng thật ra điểm bản thân cần khắc phục trong CV được hiểu đơn giả là điểm yếu của ứng viên trong CV. Đối với việc trình bày phần nội dung này ứng viên sẽ nêu những điểm chưa tốt của bản thân vào trong CV của mình để nhà tuyển dụng xem xét những khía cạnh chưa tốt của họ về công việc.
Với phần trình bày những điểm bản thân cần khắc phục trong CV đây sẽ là phần bạn tự đánh giá chính mình, những nhược điểm chưa tốt trong công việc, những điểm yếu cần phải khắc phục để mình ngày càng hoàn thiện hơn.
Tuy mặc dù điểm bản thân cần khắc phục khi đưa vào CV đôi khi là trở ngại lớn cho ứng viên nhưng những nhà tuyển dụng đôi khi lại yêu cầu chúng ta phải viết phần này vào trong CV của mình. Đây là cách giúp họ đánh giá thêm về ứng viên và đồng thời qua đó nhìn nhận về ứng viên là người có những ưu khuyết gì cần phải giải quyết trong công việc.
Đây chính là phần ứng viên cảm thấy lo ngại nhất khi viết vào CV của mình. Bởi họ sợ rằng những điểm yếu đó sẽ gây trở ngại lớn với họ trong quá trình ứng tuyển công việc. Nhưng bạn cũng đừng cảm thấy quá lo lắng về vấn đề này! Nếu như biết cách viết, trình bày sao cho phù hợp và chọn lựa những điểm yếu trong CV một cách tinh tế thì bạn vẫn luôn được lòng từ phía nhà tuyển dụng.
Tổng quan về các mẫu CV xin việc đơn giản được nhiều người ưa chuộng nhất
Vậy, khi nào ứng viên cần phải trình bày phần này trong CV? Và trong CV thì điểm bản thân cần khắc phục có bắt buộc ứng viên phải trình bày vào không?
Trong bối cảnh hiện nay, thông thường trong kỹ năng viết CV thì việc trình bày các điểm bản thân cần khắc phục trong CV là điều hoàn toàn không bắt buộc và cần phải có trong CV xin việc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ở một số doanh nghiệp khi yêu cầu ứng viên nộp CV họ đã đưa ra một chỉ định là ứng viên phải viết vào trong CV của mình những thông tin về điểm bản thân cần khắc phục trong CV hay còn gọi là điểm yếu. Bên cạnh đó họ cũng yêu cầu thêm ứng viên cần viết thêm những điểm mạnh của mình vào trong đó.
Khi có yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng thì điều đương nhiên là bạn sẽ cần phải là theo. Tuy nhiên nếu như ứng viên có nhu cầu hoặc đơn giản muốn cho nhà tuyển dụng nhìn nhận rõ hơn về điểm mạnh điểm yếu của bản thân mình trong công việc thì cũng có thể viết vào CV của mình.
Nhưng dường như chả có ứng viên nào tự gây khó cho mình trong công cuộc tuyển dụng cả. Họ sẽ dành những điều tốt đẹp nhất để trình bày vào CV của mình. Tuy nhiên đây là sự lựa chọn của mỗi người khi viết CV của mình. Dù có viết những điểm yếu trong CV hay không đi chăng nữa thì đây cũng là điều mà ứng viên cần phải nắm bắt là lưu ý khi có yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng.
Khi trình bày mục này, ứng viên cần phải biết cách khéo léo lựa chọn những điểm yếu không quá gây ấn tượng xấu. Mặc dù việc đưa những điểm yếu trong CV là một quyết định vô cùng mạo hiểm và có thể gây nhiều bất lợi cho ứng viên. Nhưng đôi khi đây sẽ là cơ hội để bạn thể hiện sự thành thật của mình đến cho nhà tuyển dụng.
Không chỉ đơn thuần là đưa vào trong CV thì việc này sẽ là cơ hội để bạn đưa ra những điểm chưa tốt của mình vào và cách khắc phục điểm yếu đó. Đây chính là điểm cộng từ phía nhà tuyển dụng khi thấy rằng bạn là người có chí hướng và mục tiêu công việc trong tương lai.
Thông thường, việc đưa thông tin về điểm bản thân cần khắc phục trong CV sẽ tối đa từ 3 đến 4 điểm yếu. Những điểm cần khắc phục đó thường sẽ không quá nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng nhiều đến công việc mà ứng viên đang ứng tuyển.
Với ứng viên thì khi trình bày phần này trong CV bạn cần phải thật khéo léo, tinh tế để lựa những điểm yếu có thể khắc phục và không được mang lại bất lợi cho chính mình. Việc lựa chọn những điểm yếu trong CV một cách thông minh sẽ là một trong những cách khiến bạn tỏa sáng hơn.
Vậy để việc trình bày phần này trong CV trở nên hoàn hảo và khéo léo thì ứng viên nên chọn những điểm yếu nào. Sau đây là một số những điểm yếu mà ứng viên có thể tham khảo và lựa chọn để viết vào CV của mình:
Không tự tin trước đám đông và ngại giao tiếp: Đây sẽ là điểm yếu bạn có thể lựa chọn để viết vào CV của mình. Đối với các ngành nghề không cần đến sự giao tiếp thì điểm yếu này sẽ không quá nghiêm trọng và bạn có thể viết vào thể thể hiện mong muốn của mình khắc phục một trong các kỹ năng mềm trong công việc này.
Trình độ, kỹ năng tin học trong CV chưa thực sự thành thạo. Với điểm cần khắc phục này khi viết vào CV thì bạn cần phải thể hiện sao cho mong muốn của mình là trình độ của mình sẽ được nâng cao hơn trong quá trình làm việc.
Trình độ tiếng Anh trong CV còn hạn chế: Nếu như công việc mà bạn ứng tuyển không cần đến sự giao tiếp và trình độ tiếng Anh thì đây có thể là một điểm yếu bạn có thể đưa vào trong CV của mình. Khi đưa điểm này vào trong CV thì nhà tuyển dụng sẽ không quá để tâm và chú trọng đến nó.
Chưa có nhiều quỹ kinh nghiệm làm việc: Đây sẽ là điểm yếu thường có ở những mẫu CV cho người chưa có kinh nghiệm. Với yếu tố này, nhà tuyển dụng sẽ không quá khắt khe và sẽ đồng cảm hơn với ứng viên. Khi viết điểm yếu này vào CV bạn cần viết để thể hiện sao cho mình sẽ khắc phục bằng cách sẽ trau dồi học hỏi và tích lũy trong quá trình làm việc.
Khi viết những thông tin về điểm bản thân cần khắc phục vào trong CV ứng viên cần viết thật ngắn gọn, súc tích. Khi trình bày những điều này, ứng viên nên thể hiện ở dạng liệt kê và không được viết dài dòng.
Thường thì khi viết những điểm yếu này vào trong CV nhà tuyển dụng sẽ đọc lướt qua và sau đó sẽ phỏng vấn thêm bạn về những điểm yếu đó. Ứng viên cần phải chuẩn bị sẵn tinh thần và cách trả lời phỏng vấn để có thể trả lời thật thông minh cho nhà tuyển dụng.
Xem thêm: Bạn đã biết kỹ năng chuyên môn là gì và vai trò của nó trong quá trình xin việc ra sao chưa ?
Như vậy, mục thông tin này trong CV là một trong những yếu tố ứng viên cần phải chú ý và để tâm khi viết CV của mình. Tuy đây là việc nêu những điểm chưa tốt của bản thân mình nhưng sự thành thật và biết cách rút ra bài học cho mình thì luôn được đánh giá cao.
Với những điểm yếu này trong CV khi viết ứng viên cần phải đưa ra những ví dụ cụ thể để nhà tuyển dụng thấy rõ hơn trong cuộc gặp mặt phỏng vấn và cho họ thấy được bài học mà bản thân rút ra từ những điểm chưa tốt đó.
Vậy, dù là việc nên những điểm yếu của mình nhưng nếu như bạn biết khéo léo lựa chọn những điểm cần khắc phục sao cho tinh tế thì vẫn luôn là một điểm sáng khiến CV của bạn trở nên sinh động hơn.
Thế là trên đây là những chia sẻ về cách viết những điểm bản thân cần khắc phục trong CV, mong rằng bạn sẽ chinh phục được nhà tuyển dụng khó tính.
Là một vấn đề nhạy cảm trong CV thì tiền lương là một vấn đề vô cùng khó nói và bày tỏ. Sau đây là bài viết chia sẻ về việc viết mức lương mong muốn vào CV dành cho bạn.
MỤC LỤC
Chia sẻ