close
cách
cách cách cách cách cách

Những điều cần biết về bản mô tả công việc của kỹ sư cơ khí

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kỹ sư cơ khí đang là một công việc được tuyển dụng nhiều nhất trong thời gian qua. Để có thể làm được công việc này, bạn cần có sự tỉ mỉ và óc sáng tạo cực kỳ cao. Vậy chính xác họ làm những gì mà yêu cầu cao đến như thế? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mô tả công việc của kỹ sư cơ khí trong bài đăng dưới đây!

1. Hiểu về kỹ sư cơ khí

Để có thể làm được công việc của kỹ sư cơ khí, bạn cần phải hiểu kỹ sư cơ khí là gì, để từ đó có sự chuẩn bị cho công việc tương lai.

Kỹ sư cơ khí có thể hiểu một cách đơn giản chính là công việc sử dụng các nguyên liệu vật lý để chế tạo các thiết bị, máy móc và các vật dụng hữu ích. Ngành cơ khí sẽ áp dụng các nguyên tắc vật lý như định luật bảo toàn năng lượng, nguyên lý động lực học, nguyên tắc các hệ vật lý tĩnh để từ đó có thể thiết kế vật dụng gia đình, máy móc thiết bị,…

Kỹ sư cơ khí có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất ô tô, thiết kế máy bay, sản xuất tàu thủy. Tùy vào từng công ty hay các loại hình dự án, công việc và nhiệm vụ của kỹ sư cơ khí cũng sẽ được yêu cầu khác nhau. Nhưng chủ yếu công việc của họ chính là dành thời gian nghiên cứu, chế tạo, thiết kế và phát triển những đồ dùng thiết bị cơ khí đem nhiều tiện ích đến cho con người.

Hiểu về kỹ sư cơ khí
Hiểu về kỹ sư cơ khí

2. Bản mô tả công việc người kỹ sư cơ khí

Kỹ sư cơ khí luôn đòi hỏi cần phải làm những công việc đòi hỏi sự sáng tạo và tính chỉnh chu cực kỳ cao. Tùy vào tính chất của từng công việc, kỹ sư cơ khí sẽ cần phải các nhiệm vụ khác nhau. Sau đây là sự phân tích những nhiệm vụ mà kỹ sư cơ khí cần phải làm ở trong các công việc cơ bản sau:

2.1. Lắp đặt và vận hành thiết bị

Đây là một công việc cơ bản mà yêu cầu những kỹ sư cơ khí mới ra trường đều cần phải biết. Đầu tiên, khi mới làm việc trong nhà máy, kỹ sư cơ khí cần phải biết vận hành máy móc. Bên cạnh đó, khi máy móc gặp trục trặc, họ cũng là người cần phải biết sửa chữa, lắp đặt thiết bị máy móc, dây chuyền trong  các nhà máy công xưởng.

Không chỉ vậy, trong suốt quá trình nhà máy vận hành và hoạt động, họ cũng là người phải theo dõi, quản lý, kiểm soát cả quá trình hoạt động của mọi dây chuyền theo yêu cầu của các cấp quản lý. Bên cạnh đó, người kỹ sư cũng là người trực tiếp liên hệ với khách hàng để đảm bảo đầy đủ, chất lượng của nguồn cung sản xuất.

2.2. Thiết kế và tạo ra các sản phẩm cơ khí

Khi nhiệm vụ công việc là sản xuất sản phẩm cơ khí, người kỹ sư cần phải trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế, phân tích các bản vẽ kỹ thuật, đồng thời đưa ra ý tưởng về các thiết bị hỗ trợ sản xuất, các thiết bị máy móc công nghiệp thiết yếu.

Bên cạnh đó, kỹ sư cơ khí cũng là thực hiện các công việc thủ công. Đồng thời, họ cũng cần phải gia công các sản phẩm cơ khí, giám sát cả công đoạn thực hiện để từ đó đảm bảo máy móc sẽ được sản xuất theo đúng yêu cầu, đúng chất lượng. Quá trình giám sát cần có sự kỹ lưỡng và cẩn thận, sẵn sàng sửa lỗi khi mắc phải những sai lầm không đáng có.

Sau khi toàn bộ công việc đã hoàn tất, người kỹ sư cũng là người trực tiếp tiến hành lắp đặt, thử nghiệm toàn bộ cả quá trình, kiểm tra chất lượng của từng sản phẩm sau khi kết thúc.

Công việc của kỹ sư cơ khí là thiết kế
Công việc của kỹ sư cơ khí là thiết kế

2.3. Công việc sửa chữa và bảo trì

Trong suốt quá trình sản xuất liên tục của nhà máy, sự hỏng hóc hay trục trặc là điều tất yếu sẽ phải xảy ra. Người kỹ sư cơ khí sẽ luôn cần phải kịp thời sửa chữa điện cơ của máy cơ khí hay hệ thống điện. Công việc này là cực kỳ cần thiết để có thể kịp thời tiếp tục cả quá trình, không để gián đoạn công việc của cả một hệ thống.

Do tính chất công việc vô cùng bận rộn, người kỹ sư cơ khí luôn phải lên kế hoạch từ trước các công việc mình cần phải làm trong một ngày. Khi đến từng giai đoạn thời gian khác nhau, người kỹ sư cần tiến hành bảo trì các thiết bị máy móc của cả một công trình sản xuất.

Công việc của kỹ sư cơ khí là sửa chữa máy móc
Công việc của kỹ sư cơ khí là sửa chữa máy móc

2.4. Đề xuất các giải pháp

Sau một thời gian thực hiện, các phương pháp cũ, các cách làm cũ sẽ dần trở nên lỗi thời. Với kinh nghiệm và tư duy của bản thân, người kỹ sư cơ khí sẽ cần phải đưa ra các giải pháp để từ đó có thể cải tiến máy móc, nâng cao hiệu quả sản xuất, hoàn thiện tính năng trong từng sản phẩm.

Ngoài ra, kỹ sư cơ khí cũng người trực tiếp đề xuất, triển khai các vấn đề liên quan đến vấn đề nhân lực. Đồng thời, họ cũng là người đưa ra các sáng kiến, triển khai các công việc liên quan tài chính để từ đó có thể được cấp trên thông qua.

2.5. Những công việc khác

Ngoài những vấn đề liên quan đến chuyên môn công việc, kỹ sư cơ khí cũng sẽ là người trực tiếp đào tạo tay nghề cho công nhân. Không chỉ vậy, họ còn phải ước tính ngân sách, thời gian cho từng dự án. Họ cũng là người trực tiếp viết các tài liệu để hướng dẫn người dùng có thể vận hành máy móc. Đối với cấp trưởng nhóm, kỹ sư cơ khí cũng cần phải viết báo cáo, thông báo kế hoạch khi được cấp trên giao phó.

3. Những yêu cầu cơ bản đối với một kỹ sư cơ khí

3.1. Kinh nghiệm công việc

Để có thể trở thành một kỹ sư cơ khí, bạn cần phải có lộ trình, sự phát triển riêng cho bản thân mình. Để có thể làm được điều này, người kỹ sư cơ khí cần tích lũy cho bản thân từ 3 – 5 năm kinh nghiệm thực tế.

Để có thể làm được điều này, đầu tiên kỹ sư cơ khí sẽ bắt đầu đi lên từ vị trí thực tập sinh, đây là một vị trí không có nhiều yêu cầu khắt khe, các nhiệm vụ công việc đơn giản, giúp bạn có thể làm quen với nghề cơ khí.

Sau một thời gian đã có kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân, người thực tập sinh sẽ được cân nhắc lên nhân viên chính thức, đây chính là vị trí của nhân viên cơ khí. Ở giai đoạn tiếp theo, sau một thời gian phát triển, bạn sẽ chính thức trở thành một kỹ sư cơ khí.

Để có thể trở thành một kỹ sư cơ khí không hề đơn giản, bạn cần phải là người trực tiếp thực hiện, có kinh nghiệm xử lý và làm việc các loại máy móc khác nhau. Đồng thời, bạn cũng là người trực tiếp đàm phán, thỏa thuận với khách hàng, đối tác của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng là người theo dõi, xử lý các dữ liệu, xử lý các vấn đề để từ đó có thể giải trình với cấp trên.

Bạn cần tích lũy 3 - 5 kinh nghiệm thực tế
Bạn cần tích lũy 3 - 5 kinh nghiệm thực tế

3.2. Kiến thức chuyên môn

Để có thể trở thành kỹ sư cơ khí, bạn cần trang bị cho bản thân mình bằng cử nhân đại học chuyên ngành về cơ khí, kỹ thuật, bên cạnh đó là bằng cử nhân của các ngành liên quan. Không chỉ vậy, kỹ sư cơ khí cần có kiến thức chuyên môn vững vàng, am hiểu tường tận về cơ khí để có thể truyền đạt cho người khác.

Ngoài ra, kỹ sư cơ khí cần phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm như AutoCad, tin học văn phòng để có thể phục vụ cho công việc thiết kế và báo cáo.

Kỹ sư cơ khí cần có tấm bằng cử nhân cơ khí
Kỹ sư cơ khí cần có tấm bằng cử nhân cơ khí

3.3. Kỹ năng liên quan

Bên cạnh những kiến thức chuyên môn cần phải có, người kỹ sư cơ khí cần phải có sự rèn luyện cho bản thân mình những kỹ năng mềm sau.

Đầu tiên là cẩn thận, tỉ mỉ. Để có thể tạo ra các sản phẩm chất lượng, đúng yêu cầu, người kỹ sư cần phải cẩn thận, tỉ mỉ xem xét từng công đoạn sản xuất, để tránh tạo ra sai sót trong quá trình tạo nên sản phẩm.

Không chỉ vậy, người kỹ sư cũng cần phải có óc sáng tạo. Mọi người vẫn thường nói, họ chính là linh hồn, người nâng cao sự phát triển của máy móc. Do vậy, để có thể tạo nên những sản phẩm chất lượng, đạt đúng yêu cầu, đòi hỏi người kỹ sư luôn phải sáng tạo, nâng cao sự hoàn thiện của từng máy móc, thiết bị.

Trong suốt quá trình thực hiện công việc của mình, người kỹ sư luôn gặp phải các tình huống bất chợt phát sinh. Để có thể hoàn thành theo đúng tiến độ, người kỹ sư cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để từ đó không làm gián đoạn công việc được giao.

Kỹ sư cơ khí là người cẩn thận, tỉ mỉ
Kỹ sư cơ khí là người cẩn thận, tỉ mỉ

Công việc của một người kỹ sư cơ khí luôn có sự tỉ mỉ và đòi hỏi sự chính xác cực kỳ cao. Do vậy, các bạn cần phải biết và hiểu nhất định về mô tả công việc của kỹ sư cơ khí, để từ đó chúng ta sẽ có các quyết định, tiến trình của tương lai. Các bạn hãy tiếp tục theo dõi và cập nhật kiến thức của chúng tôi ở các bài đăng tiếp theo.

Khám phá nội dung mẫu đơn xin việc kỹ sư cơ khí chi tiết nhất

Ngành kỹ sư cơ khí đang cực kỳ thu hút người lao đông. Bạn đã biết mẫu đơn xin việc của kỹ sư cơ khí chưa? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau!

Mẫu đơn xin việc kỹ sư cơ khí

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.