close
cách
cách cách cách cách cách
Đăng tin Đăng ký

Cách viết mẫu CV freelancer giúp bạn hạ gục đối thủ nhanh nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Freelancer - Người làm nghề tự do đang được ưa chuộng trên thị trường lao động hiện nay, xu hướng tuyển dụng vị trí này ngày càng nhiều ở các doanh nghiệp. Cũng như những ngành nghề khác, muốn có việc làm thì freelancer cũng cần chuẩn bị CV xin việc. Vậy đâu là cách viết mẫu CV freelancer ấn tượng, độc đáo nhất giúp bạn vượt qua đối thủ? Tất cả thông tin đều được cập nhật ở bài viết này, cùng vieclam123.vn tìm hiểu và khám phá nhé!

1. Vai trò của CV freelancer 

Freelancer hiểu là người làm nghề tự do, họ có thể xuất hiện ở mọi lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, đồng thời cũng không chịu sự quản lý khắt khe về mặt thời gian làm việc bởi vì họ có thể làm việc ở nhà, làm việc ở bất cứ đâu mà họ muốn. 

Với sự tự do này thì một cơ số người đang có xu hướng tìm việc làm freelancer để vừa là trải nghiệm công việc, vừa là thỏa mãn đam mê nhưng phần lớn là muốn kiếm thêm thu nhập mặc dù đã sở hữu một công việc ổn định từ trước đó.

Vấn đề là phải làm sao để chinh phục nhà tuyển dụng và trở thành người xuất sắc nhất trong hàng trăm, hàng nghìn người ứng tuyển khác? Bí kíp ở đây chính là bản CV xin việc freelancer, vậy nên bạn đừng bỏ qua cơ hội này nhé.

Vai trò của CV freelancer
Vai trò của CV freelancer

Khác với cv xin việc part time hay hồ sơ xin việc làm thêmmẫu CV freelancer xuất hiện với sứ mệnh kết nối thông tin giữa ứng viên freelancer và nhà tuyển dụng bằng nhiều cách khác nhau như nộp trực tiếp hoặc online.

Trong mẫu CV freelancer chứa nhiều trường nội dung khác nhau, chính vì vậy ứng viên càng có cơ hội thể hiện được nhiều thông tin cũng như những điểm sáng của bản thân mình hơn.

Đối với nhà tuyển dụng, bởi tất cả các mẫu CV đều có các trường nội dung tương tự cho nên nhìn vào đó họ dễ dàng so sánh, nhanh chóng lựa chọn ứng viên phù hợp nhất.

Rõ ràng, việc làm freelancer tưởng chừng đơn giản ai cũng có thể sở hữu cho mình một công việc khác nhau thế nhưng trước tình hình đấu tranh căng thẳng như hiện nay thì e rằng hơi khó. Bắt buộc bạn phải chuẩn bị những vũ khí lợi hại, tối tân nhất để vừa hạ gục được đối thủ đồng thời nâng cao giá trị bản thân và chinh phục nhà tuyển dụng khó tính.

Tập hợp những mẫu tạo CV online cho đa dạng các ngành nghề đẹp, độc, lạ, chiếm được sự chú ý của nhà tuyển dụng

2. Những thành phần tham gia trong CV freelancer

Không ít người đã từng thắc mắc về thành phần tham gia trong đơn xin việc, CV freelancer hay hồ sơ xin việc part time tuy nhiên bạn cũng biết đấy, nếu đã tìm hiểu tài liệu thì sẽ thấy khá ít nguồn chia sẻ về điều này.

Thực ra cấu tạo của mẫu CV freelancer cũng không phải quá phức tạp, cũng chẳng phải chứa những thông tin mới mẻ gì, nó được cấu tạo bởi những thành phần tương tự như những mẫu CV ngành nghề khác.

Bởi lẽ nhu cầu khai thác của nhà tuyển dụng là như nhau, tất cả đều mong muốn hiểu rõ ứng viên về thông tin cá nhân, kết quả học tập và làm việc hay kinh nghiệm,... từ đó liên kết với việc làm freelancer hiện tại và cho ra quyết định cuối cùng. 

Những thành phần tham gia trong CV freelancer
Những thành phần tham gia trong CV freelancer

Vậy hãy tham khảo nội dung bên dưới để xem CV xin việc freelancer bao gồm những gì:

- Thông tin bản thân ứng viên freelancer

- Trình độ học vấn của ứng viên freelancer

- Mục tiêu nghề nghiệp của freelancer

- Kỹ năng chuyên môn khi làm việc freelancer

- Kinh nghiệm có liên quan tới việc làm freelancer của ứng viên

Ngoài ra còn có một số thông tin bổ trợ như Sở thích cá nhân, Thành tích và phần thưởng đạt được, Tài lẻ,...

Đương nhiên nếu chúng đã được đưa vào CV xin việc thì freelancer cần phải kê khai đầy đủ, tránh trường hợp bỏ sót sẽ tạo nên hình ảnh thiếu chuyên nghiệp và thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng.

Bạn có biết sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm có tác dụng gì không ? Tầm quan trọng của nó như thế nào ?

3. Cách viết CV freelancer hạ gục mọi đối thủ

Quyết định tuyển dụng được dựa trên tổng thể các thông tin nhưng vẫn có một số thuộc diện đặc biệt và ưu tiên hơn như là Thông tin cá nhân, Trình độ học vấn, Kinh nghiệm nghề nghiệp, Kỹ năng chuyên môn hay Mục tiêu nghề nghiệp của freelancer. Vậy hãy khoanh vùng và thể hiện những mục thông tin này sao cho đầy đủ, ấn tượng, có vậy thì cuộc chiến này mới có hy vọng.

3.1. Viết Thông tin cá nhân trong CV freelancer

Thông thường, mục thông tin cá nhân chỉ có tác dụng là để giới thiệu bản với nhà tuyển dụng để họ biết bạn là ai, bạn đến từ đâu mà không hề có liên quan gì tới trình độ - cái mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Chính vì vậy bạn cũng chẳng cần phải bê cả “gia phả” lý lịch của bản thân vào đây để thêm dài dòng.

Viết Thông tin cá nhân trong CV freelancer
Viết Thông tin cá nhân trong CV freelancer

Ở mục Thông tin cá nhân trong CV freelancer, hãy chỉ trình bày Tên, tuổi, giới tính, quê quán, địa chỉ liên hệ bao gồm số điện thoại và email. Hãy đảm bảo rằng thông tin liên hệ bạn đưa ra là đúng sự thật và chính xác tuyệt đối. 

Sẽ thế nào nếu như bạn là ứng viên được lựa chọn nhưng nhà tuyển dụng không thể liên lạc vì thông tin bạn cung cấp bị sai? Đương nhiên là họ sẽ bỏ qua và nhường cơ hội này cho một ứng viên mới phù hợp hơn rồi.

Bên cạnh đó cũng có nhiều nhà tuyển dụng muốn biết được trình độ tiếng Anh của các ứng viên nên họ yêu cầu viết mục giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong CV, chính vì thế bạn cũng nên để ý đến vấn đề này.

3.2. Trình độ học vấn trong CV freelancer

Freelancer tuy là nghề tự do nhưng những gì họ phải đáp ứng cũng không kém gì so với những nhân viên làm việc chính thức. Bởi nếu không có chuyên môn thì họ cũng chẳng thể đảm đương công việc và hoàn thành nó theo yêu cầu.

Tùy vào mức độ khó dễ hay phức tạp của công việc freelancer bạn quan tâm, yêu cầu về trình độ học vấn đưa ra sẽ khác nhau. Nếu đó là một công việc đơn giản, ứng viên phù hợp chỉ cần sở hữu bằng cấp thấp từ Trung cấp hay Cao đẳng. Nhưng nếu đó là vị trí phức tạp như kỹ sư cơ khí, kỹ sư xây dựng,... vậy thì phải sở hữu ít nhất từ bằng đại học trở lên với các chuyên ngành liên quan.

Ngoài ra, nếu bạn là sinh viên chưa tốt nghiệp thì vẫn có thể tham gia vào công việc freelancer này. Hãy tìm hiểu về cách viết CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm và ghi rõ bạn là sinh viên trường nào, theo học khoa nào, chuyên ngành cụ thể,... trong CV.

3.3. Trình bày Kinh nghiệm bản thân liên quan tới việc làm freelancer

Đối với những việc làm freelancer dường như nhà tuyển dụng cũng không đòi hỏi ứng viên phải sở hữu kinh nghiệm quá lớn, tuy nhiên nếu như bạn đã sở hữu nó thì đây là một điều đáng mừng bởi vì cơ hội đánh bại những người khác là rất lớn.

Trình bày Kinh nghiệm bản thân
Trình bày Kinh nghiệm bản thân

Nếu freelancer có kinh nghiệm 6 tháng, 1 năm, 2 năm hay 3 năm thì bạn cũng ghi chúng vào đây nhé, nhà tuyển dụng muốn đảm bảo công việc của mình được giao cho người có khả năng cao nhất. Tức là trong một đám đông, nếu chỉ mình bạn sở hữu kinh nghiệm thực tế ở lĩnh vực ứng tuyển và có cùng trình độ với những người khác vậy thì chắc chắn bạn sẽ được chọn đi tiếp vào vòng sau.

Khi viết kinh nghiệm, hãy nhớ ghi đầy đủ các cột mốc của công việc đã từng làm, kèm theo tên và doanh nghiệp nơi bạn làm việc để tăng tính thuyết phục nhé.

3.4. Kỹ năng chuyên môn 

Kỹ năng chuyên môn là một trong những tiêu chí không thể vắng mặt trong CV xin việc freelancer, nếu như bạn đang sở hữu kỹ năng làm việc nhóm, có thể phối hợp với team của mình ngay cả khi online hoặc thậm chí là hoàn thành công việc nhanh hơn deadline,... vậy thì hãy mạnh dạn ghi vào mẫu CV xin việc của mình nhé.

Thông qua kỹ năng chuyên môn, nhà tuyển dụng sẽ sớm tìm ra được freelancer phù hợp, bởi vậy đây chính là vũ khí mà bạn cần hết sức chú ý khi trình bày.

Bật mí cách điền trình độ chuyên môn trong đơn xin việc chuẩn chỉ, chuyên nghiệp

3.5. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV freelancer

Kinh nghiệm từ chuyên gia và các ứng viên đi trước cho thấy rằng freelancer không nên viết mục tiêu công việc quá chung chung kiểu như “muốn cống hiến cho công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn” hay “Tôi sẽ cố gắng hết sức để làm tốt vai trò của mình”,... Thay vào đó hãy chỉ đích danh mục tiêu của bạn bằng cách phân loại chúng thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Điều này vừa đảm bảo sự rõ ràng, đồng thời thể hiện sự kiên định, quyết tâm của bạn.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV freelancer
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV freelancer

Ví dụ:

“Với kiến thức được học ở trường cùng với 3 năm kinh nghiệm làm marketing, tôi sẽ nỗ lực học hỏi để trở thành một nhân viên marketing chuyên nghiệp, khi đó tôi có thể giúp đỡ các đồng nghiệp của mình và hoàn thành tốt chỉ tiêu mà phòng đề ra”

Hoặc:

“Tôi rất mong muốn mình sẽ trở thành trưởng phòng Marketing, mặc dù hiện tại tôi chỉ ứng tuyển vào vị trí freelancer marketing nhưng nếu có cơ hội tôi sẽ phấn đấu để được làm việc chính thức và thực hiện ước mơ của mình. Từ giờ tới lúc đó tôi sẽ cố gắng học tập và tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên sâu cả trình độ lẫn kỹ năng để sớm đạt được mục tiêu, muốn cùng công ty phát triển lớn mạnh hơn nữa”

4. Lưu ý quan trọng cần nhớ khi viết mẫu CV freelancer

Vẫn biết nội dung là quan trọng nhưng bạn có biết nếu không có hình thức bắt mắt thì phần nội dung đó cũng trở nên vô nghĩa? 

Nhà tuyển dụng thường bị thu hút bởi vẻ bề ngoài bắt mắt, chính vì vậy nếu bạn chăm chút, trang trí CV từ hình thức sao cho hấp dẫn thì khả năng được lựa chọn sẽ cao hơn.

Chuẩn bị CV freelancer đừng quên ảnh đại diện, đây cũng là thành phần không thể thiếu giúp mẫu CV của bạn trở nên đầy đủ, đồng thời còn giúp bạn giành lấy thiện cảm từ phía nhà tuyển dụng nữa đấy.

Lưu ý quan trọng cần nhớ khi viết mẫu CV freelancer
Lưu ý quan trọng cần nhớ khi viết mẫu CV freelancer

Tiêu chí của CV xin việc nói chung và CV xin việc freelancer nói riêng chính là ngắn gọn, bởi vậy mà từng trường thông tin mới có khoảng trống chật hẹp như bạn từng thấy. Mọi thông tin khi đưa ra cần đúng trọng tâm, không trình bày hay giải thích lòng vòng, lan man dễ làm giảm hiệu quả.

Vậy là mẫu CV freelancer đã được làm rõ từ vai trò cho tới cách viết, nếu bạn mong muốn trở thành freelancer chính hiệu vậy thì hãy thử ngay cách viết theo hướng dẫn bài viết chia sẻ nhé. Chúc các bạn thành công!

Mẫu CV xin việc part-time cho sinh viên

Thực trạng sinh viên làm thêm đang trở thành xu hướng, do đó có thể thấy lượng sinh viên tìm việc đang ngày một gia tăng, con số đó vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu bạn là một trong số đó, vậy hãy học cách viết mẫu CV xin việc part-time cho sinh viên dưới đây để giành lấy cơ hội cho bản thân mình nhé.

Mẫu CV xin việc part-time cho sinh viên

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CV xin việc Quản lý chất lượng
CV xin việc Quản lý chất lượng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
Một bản CV xin việc ấn tượng có vai trò như thế nào trong việc tạo nên thành công của buổi phỏng vấn? Các thông tin cần thiết phải có trong CV xin việc Quản lý chất lượng là gì? Hãy cùng vieclam123.vn khám phá thông tin dưới bài viết này.

liệt kê sở trường trong cv
Hướng dẫn cách liệt kê sở trường trong CV xin việc chuyên nghiệp
Học cách liệt kê sở trường trong đơn xin việc để giúp CV thêm phần hấp dẫn hơn. Mẫu CV xin việc sở trường trình bày như thế nào để dễ trúng tuyển?

mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng bạn đã biết cách viết sao cho chuẩn?
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng có quan trọng? Cách viết mẫu CV nhà hàng bằng tiếng Anh như thế nào mới chuẩn mời bạn theo dõi bài viết này để hiểu rõ.

cv xin việc nên viết tay hay đánh máy
Đi tìm câu trả lời mẫu CV xin việc nên viết tay hay đánh máy?
Khi chuẩn bị CV để phục vụ ứng tuyển, các ứng viên thường phân vân không biết CV xin việc nên viết tay hay đánh máy? Tìm hiểu chi tiết vấn đề này.