Ai cũng nghĩ rằng làm kinh doanh thì nhanh giàu nhưng mấy người hiểu được để có được thành công đó thì họ phải trải qua bao nhiêu khổ luyện, bỏ thời gian, bỏ công sức và tâm huyết để trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết nhất. Nếu bạn chưa biết kỹ năng chuyên môn của nhân viên kinh doanh là gì thì hãy đọc ngay bài viết này để có kiến thức trang bị cho bản thân mình nhé.
MỤC LỤC
Không chỉ có nhân viên kinh doanh, hàng trăm ngành nghề khác cũng đòi hỏi người làm phải sở hữu những kỹ năng chuyên môn riêng.
Nếu chỉ có kiến thức trên sách vở bạn sẽ chẳng thể áp dụng nó vào thực tiễn mà hoàn thành công việc mà cấp trên giao phó. Con đường đi đến thành công nhanh nhất và đúng đắn nhất chính là học tập và rèn luyện để sở hữu những kỹ năng chuyên môn nhất định, dùng chúng trong công việc để tạo ra kết quả tốt nhất.
Nhân viên kinh doanh nào càng sở hữu nhiều kỹ năng chuyên môn thì người đó càng nhanh chóng thành công và đạt được những gì mình mơ ước. Nếu trong đầu bạn chỉ có những lý thuyết, không có thực hành và cũng chẳng có kỹ năng thì chắc chắn bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ mà nhìn đồng nghiệp của mình thăng tiến từng ngày.
Trên thực tế, rất ít người làm việc trong ngành kinh doanh trụ được lâu dài mà không sở hữu kỹ năng chuyên môn, những người thiếu kỹ năng chuyên môn thường là những người bỏ dở giữa chừng, không chịu được áp lực công việc đành đi tìm việc khác.
Vậy nên, nếu có ý định làm CV xin việc nhân viên kinh doanh thì buộc ứng viên phải sở hữu các kỹ năng cần thiết. Các kỹ năng đó là gì thì mời bạn theo dõi nội dung bên dưới để tìm hiểu rõ hơn.
Không đếm xuể các kỹ năng chính trong CV dành cho nhân viên kinh doanh thế nhưng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số kỹ năng phổ biến và thông dụng nhất. Đó cũng là những kỹ năng thường được xuất hiện trong CV của ứng viên hay được nêu ra ở các cuộc phỏng vấn nhân viên kinh doanh.
Bạn có biết nhiệm vụ chính của nhân viên kinh doanh là gì không ? Đó chính là làm gia tăng doanh số bán hàng cho công ty.
Vậy nếu bạn nhận diện sai khách hàng tiềm năng thì điều gì sẽ xảy ra ?
Trong kinh doanh, các thị trường tiềm năng được chia nhỏ để dễ dàng tiếp cận, nếu bạn ôm một mảng quá lớn thì bạn sẽ không đủ sức để chinh phục và chiếm lĩnh thị trường đó.
Trải qua nhiều lần thất bại, các nhà kinh doanh chuyên nghiệp đã đúc kết một kinh nghiệm về việc khoanh vùng và nhận diện khách hàng tiềm năng. Điều này vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận triệt để đồng thời số lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ cao hơn.
Nhân viên kinh doanh là người tìm hiểu thị trường, chính là người khoanh vùng khách hàng tiềm năng để đưa ra các phương án kinh doanh phù hợp. Vậy bắt buộc bạn phải sở hữu kỹ năng chuyên môn này.
Nhận biết nhóm khách hàng tiềm năng giúp nhân viên kinh doanh nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung không đi sai đường, giảm chi phí cho những cuộc marketing quảng bá sản phẩm/dịch vụ,... từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và gia tăng doanh thu.
Tham khảo thêm: Bạn có biết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh là gì không ? Cách trình bày mục này trong CV như thế nào ?
Làm công việc kinh doanh đương nhiên bạn phải biết kỹ năng giao tiếp, là một trong các kỹ năng mềm trong công việc cơ bản, nếu không có chắc chắn bạn sẽ không hoàn thành chỉ tiêu về doanh số mà công ty đưa ra.
Khi tuyển dụng, nhà tuyển dụng rất chú ý tới những ứng viên có khả năng giao tiếp tốt, nhờ khả năng này mà công việc của họ sẽ diễn ra theo chiều hướng tích cực hơn.
Vì vậy nếu đã xác định trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp thì buộc bạn phải có khả năng ăn nói lưu loát, dễ nghe.
Thuyết phục cũng là một trong những kỹ năng chuyên môn của nhân viên kinh doanh được quan tâm hàng đầu khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh, chắc chắn rằng bạn phải thuyết phục được khách hàng thì doanh thu mới có sự thay đổi.
Nhân viên kinh doanh là người thường xuyên làm việc với đối tác và khách hàng, họ cũng thường xuyên phải trao đổi các vấn đề để khách hàng của mình hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp. Vậy nếu không có khả năng đàm phán, thương lượng hay thuyết phục thì chắc chắn cơ hội sẽ về tay đối thủ rồi.
Đứng trước những khách hàng chưa thực sự hiểu rõ về sản phẩm hay những người còn đang phân vân không biết phải lựa chọn sản phẩm nào thì bạn sẽ làm gì?
Là nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, chắc chắn bạn sẽ phải đưa ra những câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh, hầu hết những câu hỏi này sẽ làm nổi bật lên mục đích và lợi ích mà khách hàng mong muốn nhận được. Đây là một kỹ năng chuyên môn trong CV khó không phải nhân viên kinh doanh nào cũng có được.
Khi bạn có thể tiếp cận với khách hàng và khiến họ tự động chia sẻ suy nghĩ thì lúc đó bạn mới có cơ hội để quảng bá cũng như pr về sản phẩm của mình. Tất nhiên sự pr này sẽ được thực hiện một cách tinh tế nhất để tránh việc khách hàng nghi ngờ.
Tóm lại, để trở thành nhân viên kinh doanh thì bạn còn phải sở hữu thêm kỹ năng đặt câu hỏi để khai thác nhu cầu của khách hàng, nếu chưa có thì phải bổ sung ngay nhé.
Cứ trở thành một người bán hàng đi rồi bạn sẽ hiểu có bao nhiêu khó khăn đang rình rập xung quanh mình, đến nỗi nhiều người còn bị áp lực tâm lý nên phải nghỉ làm hoặc chạy đi tìm việc khác.
Ứng phó với những tác động hay sự thay đổi từ môi trường xung quanh chính là yếu tố được xem trọng khi đi xin việc nhân viên kinh doanh, bạn nhất định phải thể hiện được mình là người có thể ứng phó một cách tốt nhất với những phát sinh trong công việc.
Ngay cả khi không phải là quản lý thì nhân viên kinh doanh cũng cần có kỹ năng lãnh đạo, đây là kỹ năng của nhà quản trị quan trọng và đó cũng là đặc thù nghề nghiệp mà họ cần sở hữu để thành công hơn.
Bạn phải có phong thái của lãnh đạo, có thể làm cho người khác phải nghe theo sự sắp xếp của mình thì bạn mới chiếm được lòng tin của khách hàng.
Bạn có thấy hầu hết nhân viên kinh doanh cũng ăn to nói lớn, khi nói họ rất tự tin và truyền đạt thông tin một cách hấp dẫn khiến ai ai cũng phải đồng tình.
Đọc thêm: Hướng dẫn bạn cách điền đơn ứng tuyển nhân viên kinh doanh đầy đủ, chuẩn chỉnh
Bạn có biết vì sao nhân viên kinh doanh là người tiếp cận khách hàng, cũng chính là người tìm kiếm khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh số cho công ty mà trong các doanh nghiệp vẫn có nhiều bộ phận khác nhau đến vậy?
Điều này có nghĩa là một nhân viên kinh doanh không thể tự làm nên việc lớn, muốn có được lợi ích tập thể thì buộc phải có sự liên kết của tập thể.
Nhiều khi, nhân viên kinh doanh sẽ phải làm việc với những bộ phận khác để giải quyết nhu cầu cho khách hàng, chính vì vậy kỹ năng làm việc nhóm cũng được đánh giá không kém cạnh những kỹ năng mà chúng ta vừa phân tích ở trên đâu nhé.
Để có doanh số khủng, người làm kinh doanh cần phải có kỹ năng chốt sale hiệu quả.
Ngay cả khi khách hàng đã lựa chọn sản phẩm của bạn nhưng vì không có người dẫn dắt cách hoàn tất thủ tục thì họ cũng sẽ tìm đến một lựa chọn khác để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Trong trường hợp khách hàng không chấp nhận sản phẩm thì với cương vị là một nhân viên kinh doanh, bạn cũng nên tương tác và hỏi họ vì sao lại từ chối. Sử dụng các kỹ năng như thuyết phục, giao tiếp để khiến họ suy nghĩ lại. Đó chính là nhiệm vụ mà nhân viên kinh doanh nên làm.
Chính vì vậy là một người kinh doanh, hãy biết đâu là công cụ chính để phát huy vai trò của bản thân đối với tập thể, có như vậy thì bạn mới gặt hái được thành công.
Xem thêm: Mách bạn cách viết CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh hấp dẫn, thu hút nhà tuyển dụng
Một người bình thường không tự dưng mà họ lại sở hữu những kỹ năng nêu trên, đó đều là do quá trình học tập và tiếp thu từ cuộc sống thực tế mà có.
Không có cách nào khác ngoài việc học tập chăm chỉ, chịu khó tìm hòi và tham khảo cách làm từ những người xung quanh nếu bạn đang muốn sở hữu những kỹ năng chuyên môn cần có của một nhân viên kinh doanh chính hiệu.
Hàng ngày đọc sách về lĩnh vực kinh doanh, tìm hiểu các tài liệu hữu ích trên mạng, tham gia các khóa học ngắn hạn về kinh doanh để nâng cao trình độ bản thân,... nói chung bạn có thể lựa chọn 1 cách làm phù hợp để vừa tiếp thu nhanh chóng lại không làm ảnh hưởng quá nhiều tới công việc hiện tại.
Kỹ năng chuyên môn của nhân viên kinh doanh thực sự là cần thiết, nó có thể giúp bạn từ một nhân viên bình thường vươn lên cấp quản lý như Trưởng phòng kinh doanh, thậm chí còn cao hơn nữa. Vậy cho nên nếu bạn còn thiếu những kỹ năng nào thì cần bổ sung ngay, cơ hội sẽ chẳng chờ đợi một ai bạn nhé.
Nhân viên kinh doanh cũng được phân chia thành 5, 7 loại. Nếu bạn đang có ý định trở thành nhân viên kinh doanh phân phối thì trước hết hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc này thông qua bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh phân phối dưới đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ