Trong một bộ hồ sơ xin việc thì không thể thiếu đơn xin dự tuyển. Hiện nay, rất nhiều công ty đã yêu cầu với ứng viên về một đơn xin dự tuyển viết bằng tay. tại sao lại là mẫu đơn viết tay chứ không phải đánh máy? Mục đích chính của việc sử dụng một đơn xin dự tuyển viết tay là gì? Và cách để chuẩn bị một đơn xin dự tuyển viết tay tạo dấu ấn tốt với nhà tuyển dụng ra sao? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về đơn xin dự tuyển bằng viết tay qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Đơn xin dự tuyển hay đơn xin việc là một trong những yếu tố không thể thiếu trong hồ sơ xin việc của mỗi ứng viên hiện nay. Khác với CV xin việc mẫu, đơn xin dự tuyển chứa đựng nhiều hơn về mặt tình cảm, cảm xúc khi đây được xem là một lời thủ thỉ đầy tâm tình mà các ứng viên gửi tới nhà tuyển dụng.
Thông thường, sẽ có 2 dạng đơn xin dự tuyển được sử dụng. Một là đơn viết tay và còn lại chính là đơn đánh máy. Đơn xin dự tuyển viết bằng tay chính là đơn xin việc bằng tay, sử dụng bút thay vì gõ bàn phím như đơn xin dự tuyển đánh máy. Chính vì tự viết nên dơn xin dự tuyển thường tốn thời gian và cần có sự cẩn thận, chỉn chu hơn rất nhiều.
Việc sử dụng đơn xin dự tuyển viết bằng tay thực tế là có nhiều ý nghĩa và mục đích khác nhau.
Đầu tiên, đơn xin dự tuyển chính là một văn bản gồm các thông tin của ứng viên, thể hiện lý do, trình độ, mong muốn của họ với vị trí mà họ ứng tuyển. Thông qua việc gửi đơn xin dự tuyển viết bằng tay tới nhà tuyển dụng, ứng viên mong muốn nhận được sự chú ý đến từ công ty mà họ muốn “đầu quân” và cống hiến. Từ đó, nắm bắt cơ hội cho mình để trở thành sự lựa chọn của nhà tuyển dụng cho vị trí mình hướng tới.
Bên cạnh mục đích chính là truyền tải thông tin trên, việc sử dụng đơn xin dự tuyển còn cho thấy được sự trân trọng, nghiêm túc của ứng viên với lần ứng tuyển này. Việc viết tay một đơn xin dự tuyển trong thời đại công nghệ 4.0, 5.0 hiện nay thực sự không hề phổ biến. Điều này cho thấy được sự mong muốn của ứng viên với công việc này lớn ra sao và sự chân thành của họ gửi tới nhà tuyển dụng, người sẽ đọc “bức tâm thư” viết tay này.
Xem thêm: Bật mí cách làm đơn xin việc viết tay cho giáo viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Đơn xin dự tuyển viết bằng tay và đơn xin dự tuyển đánh máy liệu có điểm gì giống và khác nhau? Sự so sánh này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những điểm nổi bật của đơn xin dự tuyển viết bằng tay.
- Sự giống nhau
Về cơ bản thì cả mẫu đơn viết tay và đánh máy sẽ mang một cấu trúc, bố cục như nhau. Điều này nhằm đảm bảo chính xác về nguyên tắc trình bày của một mẫu đơn xin việc chung.
Thêm vào đó, cách diễn đạt, triển khai nội dung của mẫu đơn viết tay và đánh máy cũng sẽ có sự giống nhau. Đều nhằm mục đích thể hiện được mong muốn làm việc ở vị trí mình ứng tuyển và hướng tới việc thu hút được nhà tuyển dụng.
- Sự khác nhau
“Nét chữ nết người”, chính vì thế mà so với đơn xin dự tuyển đánh máy, mẫu đơn viết tay được xem là hình thức thể hiện “cái tâm” của người viết tốt hơn rất nhiều.Thông qua chữ viết trên đơn xin dự tuyển, nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được thành ý cũng như phần nào đánh giá được những ưu điểm khách quan về ứng viên.
Bởi nếu một ứng viên có sự nắn nót, cẩn thận trong từng dòng chữ, đảm bảo một đơn xin dự tuyển sạch đẹp, không tẩy xóa thì đây chính là một người có sự cẩn thận và họ cực kỳ coi trọng lá đơn này của mình cũng như lần ứng tuyển này. Đây thực tế là một điều mà đơn xin dự tuyển đánh máy khó thể hiện được.
Mặc dù vậy, với sự phát triển của công nghệ thì đơn xin dự tuyển đánh máy vẫn là sự lựa chọn của rất nhiều nhà tuyển dụng và ứng viên. Mỗi một hình thức đơn khác nhau sẽ có điểm mạnh điểm yếu riêng. Việc sử dụng loại đơn nào sẽ dựa trên yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng và cách bạn nắm bắt, đánh giá họ để đưa ra quyết định cho việc sử dụng hình thức đơn thu hút nhất.
Sử dụng đơn xin dự tuyển viết bằng tay mang đến rất nhiều lợi ích. Vậy, làm sao để có một lá đơn hoàn hảo cho mình? Sau đây sẽ là cách viết đơn xin dự tuyển dành cho bạn.
Trước khi bắt tay vào việc thực hành để tạo ra một đơn xin dự tuyển hoàn chỉnh thì bạn cần nắm bắt chính xác về bố cục từng phần của một đơn xin việc.
Thông thường, bố cục của đơn xin dự tuyển sẽ bao gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết thúc. Tuy nhiên, đây sẽ là 3 phần nội dung chính của đơn. Còn trước khi bắt tay vào viết thì các bạn nên nhớ ghi quốc hiệu và tiêu ngữ trước, sau đó chính là tiêu đề đơn xin việc. Ví dụ: “ĐƠN XIN DỰ TUYỂN NHÂN VIÊN KINH DOANH”.
Mỗi một phần sẽ có cách viết, hướng triển khai khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể và chi tiết cho từng phần của đơn dự tuyển viết tay.
Phần mở đầu sẽ là phần mà bạn gửi lời chào của mình tới nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, sự tinh tế sẽ nằm ở cách bạn gửi lời chào tới anh. Nếu như biết rõ được người sẽ đọc đơn xin việc của bạn thì hãy ghi chính xác họ tên và chức danh của người đó. Trong trường hợp bạn không biết được thì có thể gửi tới trưởng phòng nhân sự của công ty mà mình ứng tuyển. Ví dụ:
Kính gửi chị Nguyễn Thị C
Trưởng phòng nhân sự, Công ty TNHH MTV ABC
Sau khi đã chào hỏi xong thì bạn sẽ cần giới thiệu về bản thân mình cũng như đưa ra lý do bạn biết tới thông tin tuyển dụng của vị trí này cũng như lý do bạn quyết định viết đơn xin dự tuyển.
Ví dụ:
Tôi tên là Nguyễn Xuân A
Sinh ngày 4/4/1994
Địa chỉ:
Qua trang web vieclam123.vn, tôi biết được công ty mình đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh. Là một cử nhân đại học chuyên ngành kinh tế, trường đại học Thăng Long, tôi cảm thấy mình có đủ trình độ cũng như năng lực với vị trí này. Do vậy, tôi viết đơn xin dự tuyển này với mong muốn có được cơ hội để trở thành một thành viên của quý công ty.
Không cần quá dài dòng nhưng vẫn đủ để nhà tuyển dụng biết bạn là ai, bạn ứng tuyển vị trí nào và sơ qua đó chính là trình độ học vấn của bạn ra sao.
Phần nội dung được xem là phần cần có sự quan tâm nhiều nhất trong đơn xin dự tuyển. Vai trò của phần này chính là PR, quảng cáo chính bản thân bạn dựa trên học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng trong công việc. Đây sẽ chính là sân khấu mà bạn có thể tự tin tỏa sáng hết sức có thể.
Ví dụ:
Như đã nhắc đến ở trên, tôi là một cử nhân đại học bằng giỏi chuyên ngành kinh tế của trường đại học Thăng Long. Chính vì thế mà bản thân tôi đã có cơ hội tiếp xúc và đúc kết được những kiến thức chuyên ngành quan trọng cho mình. Cộng với 2 năm kinh nghiệm làm sales bất động sản, tôi nghĩ mình có đủ khả năng để giúp công ty tăng được doanh số với lợi nhuận cao hơn trong tương lai.
Bạn có thể đưa ra nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn trong đơn xin việc hơn, tuy nhiên, không nên quá lố bởi nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là một kẻ khoe khoang. Hãy biết khoe và tiết chế đúng lúc để phần nội dung này trở nên có sức nặng và giá trị hơn.
Là phần cuối của đơn xin dự tuyển viết tay, bạn cần khẳng định lại một lần nữa cho nhà tuyển dụng thấy được bạn phù hợp ra sao và bạn thực sự mong muốn nắm bắt cơ hội việc làm này như thế nào. Cuối cùng, đừng quên gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian đọc đơn xin việc của bạn và nhớ để lại thông tin liên hệ của mình nhé.
Ví dụ:
Với những kỹ năng và kinh nghiệm trên, tôi nghĩ, mình thực sự phù hợp với vị trí nhân viên kinh doanh mà công ty đang tìm kiếm. Tôi rất mong có thể nhận được sự tin tưởng từ quý công ty và trao cho mình cơ hội để thể hiện cũng như chứng minh bản thân.
Những thông tin về lịch phỏng vấn và thông báo khác công ty có thể liên hệ với tôi qua số điện thoại 098xxxxxxx hoặc email…….
Xin chân thành cảm ơn,
Sau khi viết xong phần kết thúc, bạn cần ký tên vào phần người viết đơn để hoàn thiện dơn xin dự tuyển của mình nhé.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn bạn cách làm đơn xin việc viết tay bằng tiếng Anh hay, hấp dẫn, thu hút nhà tuyển dụng
Đơn xin dự tuyển của bạn sẽ được hoàn chỉnh và tạo được ấn tượng mạnh hơn nếu như bạn chú ý tới những điểm sau đây:
- Viết đơn xin dự tuyển trên giấy A4
Với đơn xin dự tuyển viết bằng tay thì bạn không nên viết trên giấy ô ly hay các loại giấy khác. Giấy A4 chính là giấy thích hợp nhất, bởi nội dung của bạn cần gói gọn trong một trang giấy mà thôi.
- Không sử dụng quá nhiều loại mực khi viết
Khi viết tay đơn xin dự tuyển, bạn chỉ sử dụng duy nhất một màu mực và một loại bút mà thôi. Điều này cho thấy được sự lịch sự, thống nhất của một văn bản gửi cho người khác.
- Không sử dụng ký tự đặc biệt hay viết tắt
Bởi vì viết tay nên đôi khi bạn sẽ quen tay viết tắt hay sử dụng các ký tự đặc biệt. Điều này tuyệt đối không được phép xuất hiện trong đơn xin dự tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là người thiếu chuyên nghiệp và không tôn trọng họ.
- Không cần quá cứng nhắc với form của đơn xin việc
Việc viết tay đơn xin dự tuyển sẽ giúp bạn có thể tạo ra những định hướng viết cho riêng mình với lối hành văn của bản thân. Bạn không cần quá cứng nhắc theo form mẫu mà chỉ cần đảm bảo sự logic, mạch lạc trong cách hành văn của mình là được.
- Chú ý sử dụng các từ khóa
Cho dù là đơn xin dự tuyển thì việc chú ý sử dụng tới các từ khóa là rất cần thiết. Ví dụ các từ khóa liên quan tới vị trí hay từ khóa cho thấy sự tăng trưởng,... bạn nên lồng ghép khéo léo để tăng sức hút tới nhà tuyển dụng hơn.
- Đảm bảo không có lỗi sai chính tả
Việc viết tay đơn xin việc rất dễ để lại lỗi sai chính tả, vì thế mà bạn cần soát lại thật kỹ đơn xin dự tuyển của mình trước khi gửi tới nhà tuyển dụng nhé.
Trên đây chính là thông tin chi tiết về đơn xin dự tuyển viết tay. Hy vọng rằng, qua đây, bạn sẽ có thể tự chuẩn bị được cho mình một đơn xin dự tuyển hoàn hảo nhất.
Trong hồ sơ xin việc giáo viên thì cần đảm bảo đầy đủ những loại giấy tờ cần thiết trong đó không thể nào bỏ qua đơn xin dự tuyển. Đơn xin dự tuyển giáo viên là văn bản vô cùng quan trọng nhằm hướng nhà tuyển dụng đến tiềm năng của ứng viên tạo ấn tượng và nâng cao cơ hội trúng tuyển. Cùng tìm hiểu cách viết đơn xin dự tuyển giáo viên hoàn chỉnh nhất trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Chia sẻ