Để trở thành một thực tập sinh nhân sự chính hiệu ở một doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Các bạn cần phải chuẩn bị ngay một bản CV thực tập sinh nhân sự đặc biệt có sức hút mạnh mẽ. Hãy tham khảo cách viết CV xin làm thực tập sinh nhân sự ngay qua bài viết.
MỤC LỤC
Vị trí nhân sự là một trong những vị trí được nhiều bạn trẻ yêu thích và mong muốn trở thành những nhà quản trị nhân lực tài năng.
Các bạn sinh viên khi chuẩn bị ra trường sẽ cần phải tiến hành thực tập trực tiếp tại các doanh nghiệp đối với lĩnh vực nhân sự. Tuy nhiên để có thể làm thực tập sinh nhân sự ở các doanh nghiệp không phải là một điều dễ dàng.
Một vấn đề quan trọng có tính quyết định cao đối với sự nghiệp của bạn trong tương lai đó chính là một mẫu CV hành chính nhân sự.
Nhiều bạn cho rằng họ còn đang là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường thì sẽ không có nhiều kinh nghiệm làm việc để trình bày và trong mẫu CV thực tập cho ngành nhân sự. Nhưng các bạn cũng đừng nên quá lo lắng bởi vì nhà tuyển dụng sẽ có những căn cứ và những đánh giá hiện thực dựa vào những tiêu chí khác được trình bày trong CV thay vì chỉ chăm chăm chú ý tới kinh nghiệm của ứng viên.
Bản CV xin việc thực tập sinh nhân sự là yếu tố không thể nào thiếu trong suốt quá trình mà các sinh viên ứng tuyển vào vị trí nhân sự tại doanh nghiệp. Cho dù không có nhiều kinh nghiệm thì các ứng viên vẫn cần phải giữ bản CV hoàn chỉnh với những yếu tố cần có trong CV.
Bản CV thực tập nhân sự sẽ trình bày tất cả những thông tin có sự liên quan mật thiết tới lĩnh vực nhân sự, quản trị nhân lực. Từ đó giúp cho ứng viên thể hiện được những điểm mạnh của bản thân vậy ngầm nói cho nhà tuyển dụng rằng họ là người phù hợp với vị trí công việc nhân sự tại doanh nghiệp.
Nếu không có mẫu CV thực tập thì coi như các bạn sẽ không thể có được sự khởi đầu nào trong suốt quá trình xin việc. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn không thể nào trúng tuyển vào các doanh nghiệp để thực hiện những dự định của bản thân.
Hướng dẫn viết CV cho bạn về chi tiết các phần trong bản CV thực tập ngành nghề nhân sự sẽ được bật mí ngay qua các nội dung dưới đây:
Phần mở đầu này thì chúng ta sẽ đề cập tới CV title của thực tập sinh nhân sự. Ngay khi nhà tuyển dụng nhận được CV của bạn thì họ sẽ thấy ngay được tiêu đề trong CV của bạn.
Chính vì thế mà bạn cần phải chú trọng tới phần đầu tiên trong CV của mình để đảm bảo tạo ra được ấn tượng tốt nhất dành cho nhà tuyển dụng. Đối với tiêu đề của CV thì các bạn cần phải chú ý rằng bạn không ghi vào phần tiêu đề này chữ “CV” hay “CV XIN VIỆC “ nhé.
Thay vì bạn ghi CV ở phần đầu tiên thì bạn hãy để phần đầu các thông tin bao gồm tên của bạn, vị trí thực tập sinh nhân sự mà bạn đang ứng tuyển để nhà tuyển dụng có thể biết rõ được những thông tin cơ bản nhất.
Tìm hiểu thêm về mẫu đơn xin việc nhân viên nhân sự gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng
Ở phần nội dung này này thì có rất nhiều yếu tố để viết. Hãy tìm hiểu, khám phá ngay đó là những phần gì và trình bày như thế nào?
Để trở thành một nhân sự thuê nhà quản trị nhân lực thì mục tiêu lại càng phải rõ ràng. Do đó những bạn sinh viên đang ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh nhân sự sẽ cần phải đưa ra được cho bản thân những mục tiêu cụ thể khi thực hiện công việc.
Với phần mục tiêu cá nhân trong công việc để các bạn không được nêu những vấn đề gian nan, thay vào đó hãy viết một cách ngắn gọn về những gì bạn muốn Trong tương lai gần và tương lai xa của sự nghiệp.
Ví dụ:
Mục tiêu ngắn:
“Trong thời gian tới, tôi sẽ nắm bắt được toàn bộ quy trình làm việc, đẩy mạnh công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp một cách có hệ thống và hiệu quả. Từ đó giúp cho doanh nghiệp có bộ máy nhân sự vững vàng về cả văn hóa doanh nghiệp lẫn chuyên môn.“
Mục tiêu dài:
“Trong vòng năm năm tới, tôi mong muốn trở thành trưởng phòng nhân sự, có nhiều thêm những kinh nghiệm quý giá để vận dụng trong suốt quá trình làm việc, góp phần phát triển đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp và những vấn đề có liên quan tới nhân sự của doanh nghiệp“.
Tham khảo cách làm CV tiếng Anh hành chính nhân sự hấp dẫn, đốn gục nhà tuyển dụng
Trong phần này thì các bạn sẽ thông tin về quá trình đào tạo của mình như sau: Bạn hãy nêu rõ tên trường mà bạn đã theo học. Ở phần này bạn hãy nêu mốc thời gian theo học và tin trường tiểu học từ cấp Trung học phổ thông.
Đồng thời bạn sẽ ghi rõ ràng thành tích của bạn đã đạt được tại trường là bạn học. Bạn hãy nêu rõ xếp loại học lực của bạn cùng với số điểm mà bạn đã đạt được.
Bên cạnh đó bạn đừng quên ghi rõ chuyên ngành mà bạn đã học. Bạn sẽ có những lợi thế nhất định khi bạn học chuyên ngành có liên quan tới nhân sự.
Chứng chỉ và bằng cấp là một phần không thể thiếu trong CV xin thực tập ngành nhân sự.
Vị trí công việc này đòi hỏi bằng cấp khá cao, các bạn nếu có bằng cấp có liên quan tới ngành nhân sự thì sẽ nâng cao thêm cho mình những cơ hội việc làm. Đồng thời nếu như bạn có chí tiến thủ thì có thể tham gia vào các khoa học liên quan tới nhân sự và nhận được những chứng chỉ phù hợp từ những khoa học đó.
Đây chính là nền tảng giúp cho bạn tự tin để ứng tuyển và Tìm những khả năng để được nhận vào làm thực tập sinh ở các doanh nghiệp những vực nhân sự. Đó, bạn có thể ghi rõ những chứng chỉ có liên quan mà bạn đang sở hữu như là chứng chỉ về tin học, chứng chỉ về ngoại ngữ, chứng chỉ về các khóa học kỹ năng sống…
Kinh nghiệm thì chúng ta cần phải thừa nhận rằng sinh viên còn đang theo học thì sẽ có ít kinh nghiệm và kinh nghiệm không được sâu giống như những người đã có kinh nghiệm ra ngoài xã hội làm việc.
Tuy nhiên, đối với vị trí thực tập sinh nhân sự thì các nhà tuyển dụng sẽ không đặt ra những yêu cầu quá cao về mặt kinh nghiệm. Bởi vì họ hiểu được vấn đề nằm ở đâu.
Họ sẽ không quá chú trọng vào kinh nghiệm thay vào đó họ sẽ chú ý tới những yếu tố khác của ứng viên như là kỹ năng, sở thích, tính cách các nhân trong CV, bằng cấp,… Bạn chỉ cần liệt kê ra những công việc hay những hoạt động xã hội, tình nguyện… mà bạn đã thực hiện trong quá trình học tập.
Phần kĩ năng chính là một trong phần mang tính chất quyết định đối với sự thành công của bạn CV.
Là một nhân sự thì các bạn cần phải có những kỹ năng phù hợp hỗ trợ cho công việc. Theo đó các bạn cần nêu vài kỹ năng thích hợp như sau:
- Kỹ năng nhận định vấn đề, phân tích và giải quyết các dạng vấn đề có thể xảy ra trong doanh nghiệp.
- Kỹ năng mềm của ứng viên như là: ứng xử, giao tiếp, khả năng đàm phán…
Như vậy, cv thực tập sinh nhân sự không khó để viết phải không nào? Nếu chúng ta dành thời gian để nghiên cứu thì sẽ tạo cho mình bản CV thực tập ngành nhân sự hoàn hảo, dễ dàng có được vị trí công việc nhân nhặn mong ước.
Bên cạnh việc trở thành thực tập sinh nhân sự thì các bạn còn có thể làm nhiều công việc partime khác. Hãy nắm bắt cách viết các mẫu CV xin việc partime cho sinh viên ở bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ