close
cách
cách cách cách cách cách
Đăng tin Đăng ký

Hướng dẫn cách viết CV xin việc dịch vụ hay và chuyên nghiệp nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn muốn trở thành nhân viên trong ngành dịch vụ? Bạn đang băn khoăn làm vì chưa biết cách viết CV xin việc dịch vụ chuyên nghiệp nhất? Bạn gặp khó khăn trong khâu thiết kế? Bạn chưa biết cách triển khai nội dung sao cho đúng đắn, khoa học? Đừng lo lắng, bởi tất cả những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ là câu giải đáp hoàn hảo nhất cho bạn. Hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu nhé!

1. Cấu trúc chung của CV xin việc dịch vụ

Cách viết cv xin việc dịch vụ
Mẫu cách viết CV xin việc dịch vụ chuẩn nhất

Cấu trúc đầy đủ cho 1 CV xin việc dịch vụ sẽ bao gồm các nội dung chính sau:

- Họ và tên (name)

- Ngày tháng năm sinh (date of birth)

- Ảnh đại diện (avatar)

- Số điện thoại liên hệ (telephone number)

- Thư điện tử liên hệ (email)

- Địa chỉ liên hệ (address)

- Giới tính

- Ngoại hình 

- Chiều cao

- Cân nặng

- Số chứng minh nhân dân

- Ngày cấp

- Nơi cấp

- Bằng cấp (THPT/ trung cấp/ cao đẳng/ đại học)

- Tên trường (áp dụng cho trình độ trung cấp/ cao đẳng/ đại học)

- Ngành học (chuyên ngành đào tạo)

- Năm tốt nghiệp

- Xếp loại

- Điểm tích lũy toàn khóa

- Chứng chỉ nghiệp vụ (chuyên dụng cho từng lĩnh vực dịch vụ khác nhau)

- Chứng chỉ ngoại ngữ

- Chứng chỉ tin học

- Kỹ năng cứng

- Kỹ năng mềm

- Công việc từng làm

- Tố chất (qualities)

- Sở thích (hobby)

- Hoạt động, dự án tham gia (activities)

- Mục tiêu nghề nghiệp (career objectives)

Xem thêm: Tổng hợp hơn 50+ mẫu CV Tiếng Việt có thiết kế bắt mắt, thu hút nhà tuyển dụng

2. Hướng dẫn cách viết CV xin việc dịch vụ

2.1. Thông tin liên hệ

- Họ và tên: viết đầy đủ họ tên bằng tiếng Việt in hoa có dấu

- Ngày tháng năm sinh: ngày tháng năm sinh trùng khớp với giấy tờ tùy thân theo cấu trúc 28/ 04/ 1995

- Ảnh đại diện: có thể cập nhật hoặc không

- Số điện thoại liên hệ: cập nhật số điện thoại di động cá nhân (không cập nhật số máy bàn)

- Thư điện tử liên hệ: nên sử dụng thư điện tử kết thúc bằng đuôi “gmail.com”, ví dụ “nguyenbb94@gmail.com”

Để viết thư điện tử nhanh, chính xác, cách thông minh nhất là sử dụng lệnh copy => ctrl + V để dán địa chỉ gmail vào CV

- Địa chỉ liên hệ: thể hiện nơi ở hiện tại của ứng viên, tuy nhiên không cần cập nhật địa chỉ chi tiết.

Thông tin liên hệ trong CV ngành dịch vụ
Điền đầy đủ các thông tin liên hệ trong CV ngành dịch vụ

2.2. Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân hay còn được biết đến là phần giới thiệu bản thân trong CV thì bạn sẽ liệt kê ra một số thông tin giới thiệu về bản thân với nhà tuyển dụng bao gồm:

- Giới tính: nam/ nữ / khác

- Ngoại hình: đánh giá ở các cấp độ khá/ tốt/ chuẩn

- Chiều cao: tính bằng đơn vị m, ví dụ 1,60m (nếu quy đổi thành đơn vị cm sẽ = 160cm)

- Cân nặng: tính bằng đơn vị kg

- Số chứng minh nhân dân: thể hiện giấy tờ tùy thân chính, có thể thay thế bằng căn cước công dân

- Ngày cấp: ghi trên chứng minh nhân dân

- Nơi cấp: ghi trên chứng minh nhân dân

Xem ngay: Bạn có biết ảnh CV nên để ảnh gì là chuẩn nhất không ?

2.3. Trình độ học vấn

- Chỉ cập nhật tên trường nếu bạn tốt nghiệp từ trung cấp trở lên

 

- Ngành học thể hiện ngành/ chuyên ngành đào tạo được ghi trên văn bằng trung cấp/ cao đẳng/ đại học

 

- Năm tốt nghiệp ghi trên văn bằng đào tạo

 

- Xếp loại ghi trên văn bằng đào tạo: đây là mục không bắt buộc, bạn nên cập nhật vào hồ sơ nếu xếp loại văn bằng đạt từ mức khá => xuất sắc

 

- Điểm tích lũy trung bình chung: thể hiện trong bảng điểm học tập toàn khóa, cũng có thể cập nhật hoặc bỏ qua. 

Trình độ học vấn cao là lợi thế trong CV bất kì ngành nghề nào
Trình độ học vấn cao là lợi thế trong CV bất kì ngành nghề nào

2.4. Chứng chỉ

- Chứng chỉ nghiệp vụ: mỗi ngành dịch vụ khác nhau sẽ có một chứng chỉ chuyên dụng, ví dụ: dịch vụ nhà hàng sẽ có chứng chỉ nghiệp vụ nhà hàng khách sạn, dịch vụ bếp sẽ có các loại chứng chỉ đầu bếp, sơ cấp nấu ăn, …

Cách viết chứng chỉ: năm cấp - tên chứng chỉ - đơn vị cấp chứng chỉ.

- Chứng chỉ ngoại ngữ: phổ biến nhất là các chứng chỉ tiếng Anh, Nhật, Hàn, Trung.

Cách viết chứng chỉ: năm cấp - tên chứng chỉ - xếp loại (trình độ, bậc) - đơn vị cấp

- Chứng chỉ tin học

2.5. Kỹ năng

Kỹ năng trong CV bao gồm 2 nhóm: kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Trong đó:

- Kỹ năng cứng sẽ thể hiện những kỹ năng chuyên môn phục vụ trực tiếp cho các công việc đặc thù, ví dụ: kỹ năn tìm kiếm khách hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, ...

- Kỹ năng mềm sẽ thể hiện phong cách làm việc của ứng viên, hỗ trợ tốt nhất giúp ứng viên hoàn thiện công việc có hiệu quả hơn, ví dụ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng ngành du lịch
Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng ngành dịch vụ

2.6. Kinh nghiệm làm việc

Trong thực tế, không phải ứng viên nào cũng là người có kinh nghiệm làm việc cho vị trí công việc ứng tuyển. Do đó với mỗi trường hợp khác nhau sẽ có cách viết kinh nghiệm làm việc không giống nhau.

Cách viết kinh nghiệm làm việc cho người chưa có kinh nghiệm hoặc có ít kinh nghiệm: ứng viên có thể thể hiện kinh nghiệm làm việc bằng cách viết những công việc có liên quan, có hữu ích hoặc những việc làm dự án, làm part time, làm thêm, …

Ngoài ra, viết kinh nghiệm làm việc theo motip tổng quỹ thời gian kinh nghiệm cũng là một trong những cách viết thông minh cho người chưa có nhiều kinh nghiệm. Ví dụ: kinh nghiệm làm việc dưới 1 năm, kinh nghiệm làm việc trên 3 tháng, kinh nghiệm làm việc trên 6 tháng cho vị trí ứng tuyển.

Cách viết kinh nghiệm đạt hiệu quả cao cho người đã có kinh nghiệm: đối với những ai đã có kinh nghiệm làm việc thì việc triển khai mục cấu trúc này rất đơn giản, bạn chỉ cần trình bày quá trình hoạt động, làm việc theo từng mốc thời gian chính, tương ứng với những công việc đã làm, vị trí cụ thể, chức vụ, có đóng góp gì, gắn bó với tập thể như thế nào, … Về cơ bản kinh nghiệm làm việc sẽ trả lời cho câu hỏi “bạn đã làm nghề dịch vụ bao giờ chưa?” hay “bạn đã từng làm những công việc dịch vụ nào?”.

Tham khảo mẫu CV Customer Service - Đem đến cho bạn cơ hội việc làm ngành dịch vụ

2.7. Tố chất

Tố chất đối với nghề dịch vụ rất quan trọng, dó đó đây cũng là mục cấu trúc thường gặp trong CV ngành dịch vụ.

Để tạo điểm sáng cho CV xin việc dịch vụ, thay vì tìm xem mình có những tố chất nào, bạn hãy đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Nghề dịch vụ đòi hỏi những tố chất nào ở ứng viên”, hay ngắn gọn hơn là “Tố chất nghề dịch vụ là gì?”

Viết tố chất chỉ nên sử dụng phương pháp liệt kê, không cần mô tả.

Tố chất là mục cần thiết với CV ngành du lịch
Hãy làm nổi bật phần tố chất con người trong CV dịch vụ

2.8. Sở thích

Sở thích trong CV xin việc dịch vụ sẽ phải là những sở thích có tính định hướng cho công việc.

Ví dụ: sở thích nấu ăn sẽ hỗ trợ tốt nhất cho công việc ngành dịch vụ nấu ăn.

Theo các chuyên gia viết CV, bạn chỉ nên viết khoảng 3 sở thích cho 1 CV cá nhân xin việc, cũng áp dụng phương pháp liệt kê để triển khai sở thích, không cần mô tả chi tiết.

2.9. Hoạt động, dự án tham gia

Hãy triển khai mục này khi bạn có thế mạnh hoặc là những dự án, hoạt động trong CV có ý nghĩa hỗ trợ cho công việc ứng tuyển.

2.10. Mục tiêu nghề nghiệp

Bạn nên dành tối đa là 4 dòng, tối thiểu 2,5 dòng để viết mục tiêu nghề nghiệp.

Trong thực tế, rất nhiều ứng viên thường gặp khó khăn trong cách ghi mục tiêu nghề nghiệp. Họ không xác định được bản chất mục tiêu là gì, do đó sinh ra thói quen viết theo mục tiêu mẫu (xào nấu lại theo văn phong của người khác để hoàn chỉnh CV). Tuy nhiên thì mục tiêu nghề nghiệp lại rất là đơn giản.

Để viết đúng mục tiêu nghề nghiệp, bạn chỉ cần xác định mình muốn gì cho công việc ứng tuyển, tính định hướng nghề nghiệp.

Trên đây là hướng dẫn cách viết CV xin việc dịch vụ chuyên nghiệp nhất, hy vọng sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc, nhất là những ai đang có định hướng công việc trong ngành nghề dịch vụ. Chúc các bạn thành công!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CV xin việc Quản lý chất lượng
CV xin việc Quản lý chất lượng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
Một bản CV xin việc ấn tượng có vai trò như thế nào trong việc tạo nên thành công của buổi phỏng vấn? Các thông tin cần thiết phải có trong CV xin việc Quản lý chất lượng là gì? Hãy cùng vieclam123.vn khám phá thông tin dưới bài viết này.

liệt kê sở trường trong cv
Hướng dẫn cách liệt kê sở trường trong CV xin việc chuyên nghiệp
Học cách liệt kê sở trường trong đơn xin việc để giúp CV thêm phần hấp dẫn hơn. Mẫu CV xin việc sở trường trình bày như thế nào để dễ trúng tuyển?

mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng bạn đã biết cách viết sao cho chuẩn?
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng có quan trọng? Cách viết mẫu CV nhà hàng bằng tiếng Anh như thế nào mới chuẩn mời bạn theo dõi bài viết này để hiểu rõ.

cv xin việc nên viết tay hay đánh máy
Đi tìm câu trả lời mẫu CV xin việc nên viết tay hay đánh máy?
Khi chuẩn bị CV để phục vụ ứng tuyển, các ứng viên thường phân vân không biết CV xin việc nên viết tay hay đánh máy? Tìm hiểu chi tiết vấn đề này.