close
cách
cách cách cách cách cách
Đăng tin Đăng ký

Hướng dẫn điền nội dung cho Sơ yếu lý lịch sinh viên nhập học

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Không chỉ người đi làm mà rất nhiều đối tượng khác cũng cần điền sơ yếu lý lịch trong những hoàn cảnh cụ thể. Trong đó có sinh viên khi đi nhập học. Vậy các bạn tân sinh viên đã biết cách điền sơ yếu lý lịch sinh viên nhập học sao cho chuẩn để hoàn thiện bộ hồ sơ nhập học của mình chưa? Nếu lo lắng về vấn đề này, bạn hãy đọc ngay những chia sẻ dưới đây.

1. Thông tin hiểu biết về Sơ yếu lý lịch sinh viên nhập học

1.1. Sơ yếu lý lịch của sinh viên nhập học là gì?

Sơ yếu lý lịch sinh viên nhập học hay còn được gọi là sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên, là giấy tờ nằm trong hồ sơ trúng tuyển do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Bản sơ yếu này sẽ kê khai những thông tin của sinh viên chuẩn bị nhập học một cách chi tiết nhất, phục vụ cho việc làm thủ tục nhập học vào trường Đại học, trường Cao đẳng.

Thông tin về mẫu Sơ yếu lý lịch nhập học cho sinh viên
Thông tin về mẫu Sơ yếu lý lịch sinh viên nhập học

1.2. Vì sao cần hoàn chỉnh bản sơ yếu lý lịch nhập học cho sinh viên?

Có lẽ khi mới vừa tốt nghiệp, cơ hội tiếp xúc với những giấy tờ trong hồ sơ cá nhân của mỗi người là rất ít. Thế nên hầu hết chúng ta không quen thuộc và không hiểu được vì sao lại cần điền nội dung vào sơ yếu lý lịch khi đi nhập học. Việc hiểu được lý do rất quan trọng để bạn ý thức sâu sắc hơn về nội dung thông tin cần nêu ra trong giấy tờ này.

Thực chất, sơ yếu lý lịch của sinh viên là một trong những yếu tố cần thiết để hoàn tất thủ tục nhập học ngay sau khi bạn có kết quả trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học. Nằm trong bộ hồ sơ sinh viên, sơ yếu lý lịch sẽ cung cấp cho nhà trường đầy đủ thông tin về bản thân sinh viên một cách vô cùng chi tiết. Qua đó, nhà trường sẽ lập hồ sơ cho từng cá nhân sinh viên theo quy cách của nhà trường và dễ dàng quản lý từng cá nhân trong suốt quá trình đào tạo và chịu sự quản lý của đơn vị.

Hoàn thiện nội dung cho sơ yếu lý lịch nhập học
Vì sao cần hoàn thiện sơ yếu lý lịch nhập học?

Vì thế, bản sơ yếu lý lịch sinh viên nhập học cần được hoàn thiện trước khi gửi hồ sơ đi. Điền nội dung bên trong như thế nào đúng quy định sẽ tiếp tục chia sẻ trong phần thông tin phía bên dưới.

Xem thêm: Trình tạo cv online free đẹp nhất.

2. Hướng dẫn điền thông tin bản Sơ yếu lý lịch sinh viên nhập học

Vì là một giấy tờ quan trọng để giúp bạn bắt đầu một bước ngoặt mới trên con đường học tập cho nên hoàn thiện nội dung cho sơ yếu lý lịch trong bộ hồ sơ sinh viên cần được đầu tư, chú trọng. Nội dung bên trong bản Sơ yếu này có rất nhiều mục, bạn cần biết hoàn thiện nội dung cho từng mục như thế nào để đúng quy định, không ghi lan man, sai định hướng.

Bản sơ yếu có 4 mặt nội dung, mỗi mặt sẽ được trình bày theo hướng dẫn chi tiết sau đây.

2.1. Ghi nội dung Trang bìa của Sơ yếu lý lịch nhập học cho sinh viên

- Họ và tên: Bạn viết đầy đủ và đúng tên của mình theo giấy khai sinh bằng chữ in hoa có dấu.

- Ngày sinh: ghi đầy đủ cả thông tin ngày – tháng – năm sinh, thông tin ghi theo giấy khai sinh.

- Hộ khẩu thường trú: Bạn ghi chính xác địa chỉ nhà ở của bạn theo thông tin kê khai trong sổ hộ khẩu.

- Mục báo tin cho ai: dòng này có thể điền thông tin của bố hoặc thông tin của mẹ, ghi địa chỉ của bố/mẹ theo địa chỉ nơi cha mẹ bạn sinh sống hiện tại.

- Điện thoại: hãy điền số điện thoại của cá nhân bạn. Số điện thoại này cần là số bạn sử dụng thường xuyên để khi có việc cần thông báo sẽ tiện cho nhà trường liên hệ. Trong trường hợp bạn không có số điện thoại cá nhân, hãy ghi vào số liên hệ của gia đình như số máy bàn hoặc số điện thoại của cha mẹ bạn.

Cách viết sơ yếu lý lịch nhập học
Cách hoàn thiện sơ yếu lý lịch nhập học

 

2.2. Ghi thông tin trang 2 trong Sơ yếu lý lịch

Bạn tiếp tục hoàn thiện thông tin trang 2 của Sơ yếu lý lịch sinh viên nhập học theo hướng dẫn sau:

- Việc đầu tiên bạn cần làm khi chuyển qua trang 2 đó là dán ảnh kích thước 4x6 cm vào góc trái của bản sơ yếu. Lưu ý ảnh được chụp trong thời gian 3 tháng đổ lại. Đồng thời ảnh sẽ được đóng dấu giáp lai được xin bởi cơ quan hành chính nhà nước hoặc văn phòng công chứng.

- Các thông tin cần điền tương tư như mẫu bìa sơ yếu lý lịch bao gồm: họ và tên, ngày sinh. Trong đó có thông tin về ngày sinh cần điền vào ô trống theo nguyên tắc: điền hai số cuối của ngày - tháng - năm sinh vào 6 ô trống.

- Mục Dân tộc: phần này có cách điền nội dung là điền số. Cụ thể, nếu là dân tộc Kinh, bạn điền số 1, còn nếu là dân tộc khác thì bạn sẽ điền vào ô trống là số 0.

- Tôn giáo: ghi đúng tôn giáo của bạn. Nếu bạn không thuộc bất cứ tôn giáo nào thì chỉ cần ghi không chứ tuyệt đối không bỏ trống phần này.

- Xuất thân từ gia đính trong sơ yếu lý lịch: có ba cách ghi nếu bạn thuộc trường hợp tương tự. Ghi số 1 nếu bạn thuộc thành phần công nhân viên chức, ghi số 2 nếu bạn thuộc thành phần nông dân, ghi số 3 nếu là thành phần khác.

Viết mẫu sơ yếu lý lịch nhập học cho sinh viên như thế nào
Hướng dẫn ghi mẫu sơ yếu lý lịch nhập học cho sinh viên

- Đối tượng dự thi: mục này có nghĩa bạn thuộc đối tượng ưu tiên nào, chỉ cần ghi theo giấy báo dự thi là đảm bảo đúng quy định.

- Ký hiệu trường: bạn ghi chính xác mã trường mà bạn đã trúng tuyển và sắp sửa nhập học.

- Số báo danh: ghi số báo danh mà bạn đã tham gia dự thi trong kỳ tuyển sinh vừa qua.

- Kết quả học tập của bạn ở lớp cuối cấp. Ngoài điểm số thì bạn cần ghi xếp loại, ghi hạnh kiểm. Bạn chú ý bỏ qua phần yêu cầu về việc ghi xếp loại tốt nghiệp thì bỏ trống bởi lẽ tính từ năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra quyết định sẽ bỏ xếp loại.

- Các thông tin ngày gia nhập Đoàn, Đảng thì ghi theo sổ Đoàn, sổ Đảng của bạn là được.

- Khen thưởng, kỷ luật: chỉ cần ghi đúng thông tin của bạn là được.

 - Giới tính: giới tính nam quy định điền số 0 vào ô trống còn giới tính nữ sẽ điền số 1.

 - Hộ khẩu thường trú: ghi địa chỉ chi tiết theo địa chỉ ghi trong sổ hộ khẩu của gia đình bạn.

Mẫu sơ yếu lý lịch nhập học cho tân sinh viên và cách ghi
Cách điền mẫu sơ yếu lý lịch nhập học cho tân sinh viên

- Khu vực tuyển sinh: Bạn sẽ phải nắm rõ mình ở trong khu vực tuyển sinh nào theo quy định của nhà nước. Bao gồm các nội dung có thể điền: KV 1, KV 2NT, KV 3.

- Ngành học: ghi đúng chuẩn ngành đã trúng tuyển, lưu ý viết rõ ràng, đầy đủ tên ngành kèm theo mã ngành vào trong các ô vuông bên cạnh.

- Điểm thi: ghi tổng điểm bạn đạt được ở các môn thi và ghi chi tiết điểm của từng môn.

- Điểm thưởng: nếu bạn có điểm thưởng thì ghi vào mục này còn nếu không thì bạn có thể bỏ trống cũng không sao.

- Lý do được tuyển thằng và cộng điểm thưởng: phần này có thể bỏ qua nếu như bạn không có liên quan. Còn nếu có thì ghi cụ thể lý do là gì, ví dụ được tuyển thằng vì đạt giải 3 Quốc gia.

- Năm tốt nghiệp: ghi hai số cuối của năm bạn tốt nghiệp.

- Thông tin số chứng minh thư: bạn ghi chính xác số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước.

- Tóm tắt quá trình học tập, hoạt động: bạn có thể ghi rõ các mốc thời gian học tập từ cấp tiểu học trở lên.

2.3. Thông tin nội dung Trang 3 và 4 của bản sơ yếu

PHẦN NỘI DUNG TRANG 3

Các thông tin bạn cần hoàn thiện giống với nội dung đã kê khai ở trang 1 và 2 như Tên, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên những mục này lại là kê khai thông tin của cha mẹ bạn. Bạn cần hỏi bố mẹ và căn cứ cụ thể vào các giấy tờ tùy thân của cha mẹ để ghi cho chính xác.

Ngoài các thông tin cơ bản trong sơ yếu lý lịch sinh viên nhập học, bạn còn phải hoàn thiện nội dung khác liên quan đến cha mẹ như hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội, thông tin khai báo khác sẽ điền nội dung về vợ hoặc chồng của người kê khai. Tuy nhiên đa phần ở độ tuổi sinh viên nhập học thì chưa xây dựng gia đình nên có thể bỏ trống phần này.

Mẫu sơ yếu lý lịch dành cho tân sinh viên nhập học
Mẫu sơ yếu lý lịch nhập học dành cho tân sinh viên điền như thế nào?

NỘI DUNG TRANG 4

Trang 4 để bạn điền nội dung của anh chị em ruột thịt. hãy ghi tên tuổi của họ, địa chỉ nơi ở và nghề nghiệp hiện tại.

Ngoài ra, trang này còn dành một phần để bạn đưa ra lời cam đoan từ chính phía gia đình bạn về lời khai trên. Sau cam đoan, cha mẹ cần ký xác nhận. Tiếp đến người khai thông tin là sinh viên sẽ ký, ghi rõ họ tên.

Khi đã điền đầy đủ mọi nội dung thông tin thì bạn cần đem bản sơ yếu lý lịch nhập học này đến Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường, quận huyện để xin dấu xác nhận sơ yếu lý lịch.

Đến đây, bản sơ yếu lý lịch sinh viên nhập học của bạn với những hướng dẫn hoàn tất chi tiết nhất đã được chia sẻ. Hy vọng, thông qua bài viết này bạn sẽ nhanh chóng hoàn thiện bản sơ yếu nói riêng và hồ sơ nhập học nói chung để sớm bước vào giảng đường mà mình hằng mong ước.

Sơ yếu lý lịch nhập học viết thế nào cho đúng?

Sơ yếu lý lịch nhập học quan trọng thế nào? Bạn đã biết cách viết nội dung chi tiết từng phần trong mẫu sơ yếu lý lịch hay chưa? Đây đều là những thông tin quan trọng bạn cần nắm bắt để hoàn thiện hồ sơ nhập học của mình. Cùng vieclam123.vn khám phá cụ thể vấn đề này nhé.

Sơ yếu lý lịch nhập học

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CV xin việc Quản lý chất lượng
CV xin việc Quản lý chất lượng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
Một bản CV xin việc ấn tượng có vai trò như thế nào trong việc tạo nên thành công của buổi phỏng vấn? Các thông tin cần thiết phải có trong CV xin việc Quản lý chất lượng là gì? Hãy cùng vieclam123.vn khám phá thông tin dưới bài viết này.

liệt kê sở trường trong cv
Hướng dẫn cách liệt kê sở trường trong CV xin việc chuyên nghiệp
Học cách liệt kê sở trường trong đơn xin việc để giúp CV thêm phần hấp dẫn hơn. Mẫu CV xin việc sở trường trình bày như thế nào để dễ trúng tuyển?

mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng bạn đã biết cách viết sao cho chuẩn?
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng có quan trọng? Cách viết mẫu CV nhà hàng bằng tiếng Anh như thế nào mới chuẩn mời bạn theo dõi bài viết này để hiểu rõ.

cv xin việc nên viết tay hay đánh máy
Đi tìm câu trả lời mẫu CV xin việc nên viết tay hay đánh máy?
Khi chuẩn bị CV để phục vụ ứng tuyển, các ứng viên thường phân vân không biết CV xin việc nên viết tay hay đánh máy? Tìm hiểu chi tiết vấn đề này.