Tester là một công việc không còn quá xa lạ với những ai làm trong ngành công nghệ thông tin. Vậy bạn đã biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp Tester như thế nào để tạo sức hút cho nhà tuyển dụng chưa?
MỤC LỤC
Với những ai làm việc trong ngành công nghệ thông tin chắc hẳn đã không còn cảm thấy quá lạ lẫm với vị trí Tester. Đây là một công việc được rất nhiều các ứng viên vô cùng quan tâm và ngày càng có sức hút lớn.
Và để có cơ hội để trở thành Tester chính hiệu thì ứng viên không thể nào thiếu đi một mẫu CV công nghệ thông tin. Trong đó, mục tiêu nghề nghiệp chính là một điểm nhấn tạo nên sức hút cho CV của bạn. Ngoài ra, ở mỗi cuộc phỏng vấn hầu như nhà tuyển dụng nào cũng luôn đặt ra câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp cho ứng viên Tester.
Tuy chỉ là một phần nội dung vô cùng nhỏ trong cách viết CV nhưng mục tiêu nghề nghiệp lại nắm giữ vai trò khá lớn tạo nên sự thành công giúp cho ứng viên có cơ hội vượt qua vòng ứng tuyển và có cơ hội đạt được công việc mà mình mong muốn. Với một mục tiêu có một định hướng rõ ràng, tầm nhìn ấn tượng thì nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy được rằng ứng viên của mình là người có tiềm năng, có sự nỗ lực lớn với công việc. Qua đây, họ sẽ càng thêm hiểu hơn về ứng viên của mình và chẳng có lý do nào từ chối họ để đi tiếp vào vòng phỏng vấn.
Vậy, làm thế nào để có thể tạo được ấn tượng và chinh phục được các nhà tuyển dụng khó tính nhất ? Lúc này ứng viên cần phải nắm cho mình những quy tắc, những mẹo để viết mục tiêu nghề nghiệp cho CV Tester.
Đọc thêm: BÍ quyết giúp bạn điền mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh khi ứng tuyển vào công ty nước ngoài
Ở mỗi cuộc phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng luôn luôn có xu hướng hỏi ứng viên của mình về mục tiêu nghề nghiệp là gì ? Mục đích của họ ở câu hỏi này là muốn tìm hiểu xem bạn thực sự có niềm đam mê với công việc hay không, có thực sự phù hợp với công việc và gắn bó lâu dài với công ty hay không. Từ những câu trả lời đó của bạn họ sẽ đưa ra sự đánh giá những tầm nhìn, khả năng hết mình của bạn với công việc đang ở mức nào.
Bên cạnh đó, mục tiêu nghề nghiệp trong CV Tester sẽ đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm nhiều động lực hơn trong công việc. Khi đã vạch sẵn mục tiêu nghề nghiệp bạn sẽ có chí hướng hơn và sự quyết tâm đạt được nó đến cùng. Bạn sẽ trở nên là người có sự cố gắng, bổ sung thêm được nhiều kiến thức và hoàn thành mục tiêu mà chính mình đã đề ra.
Dù bạn đang ứng tuyển vị trí nào đi chăng nữa, việc xác định mục tiêu nghề nghiệp luôn là điều vô cùng quan trọng. Đây sẽ là một cách tốt để bạn có những định hướng phát triển bản thân trong tương lai.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn bạn cách điền mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư điện gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng
Để ghi điểm cho nhà tuyển dụng thì đầu tiên ứng viên cần phải xác định cho mình những năng lực của bản thân và định hướng nghề nghiệp Tester trong tương lai.
Việc thiết lập mục tiêu nghề nghiệp là vô cùng cần thiết. Ứng viên nên phân rõ mục tiêu của mình thành mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn. Qua việc phân tích thành ngắn hạn và dài hạn như thế này thì nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng hiểu rõ về các định hướng của bạn theo từng mốc thời gian.
Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu mà ứng viên muốn thực hiện trong vòng 1 năm. Đây chính là những dự định, kế hoạch về công việc trong tương lai gần cho nên ứng viên nên cụ thể trong tầm tay của mình. Khi viết các mục tiêu vào khoảng thời gian ngắn này bạn chỉ nên ghi vào những mục tiêu mình có thể và dễ dàng đạt được.
Việc xác định mục tiêu ngắn hạn nghề nghiệp Tester một cách dễ dàng nhất đó chính là dựa theo những yêu cầu công việc trong mô tả nghề nghiệp mà nhà tuyển dụng đã đưa ra. Dựa vào những mô tả và yêu cầu này bạn cần đưa ra những lợi ích mà mình đem lại về cho phía công ty.
Có mục tiêu ngắn hạn thì không thể nào thiếu đi được mục tiêu dài hạn. Đây sẽ là những định hướng lớn, nguyện vọng cá nhân trong CV mang ý nghĩa đánh dấu sự nghiệp của bạn với công việc Tester. Bạn sẽ cần phải vạch ra một lộ trình rõ ràng, chi tiết để thực hiện mục tiêu dài hạn của mình trong tương lai.
Khi thấy được mục tiêu dài hạn của bạn nhà tuyển dụng sẽ thấy được mục đích của bạn khi ứng tuyển vào công ty là gì, có phải là người có sự nỗ lực hay không và con đường bạn vạch ra để phát triển sự nghiệp.
- Mục tiêu cần được viết ngắn gọn và đơn giản: Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV Tester nhiều ứng viên đã gặp phải lỗi đó chính là viết quá dài dòng. Hãy chỉ ngắn gọn và thâu tóm sao cho thật dễ hiểu và đủ nghĩa nhé !
- Có chung mục tiêu với công ty: Đây là điều vô cùng quan trọng. Ngoài việc phù hợp với khả năng, năng lực của bản thân thì mục tiêu của bạn phải hướng đến công ty mà mình đang ứng tuyển. Những mục tiêu sẽ có hướng đến công ty sẽ được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng và họ cũng sẽ ưu ái những ứng viên viên này trong quá trình xét tuyển.
- Lấy ý kiến từ người thân, bạn bè: Khi đã hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp của mình xong rồi bạn hãy nhờ những người thân, bạn bè của mình xem xét và đánh giá. Việc lấy ý kiến từ họ sẽ giúp cho CV của bạn trở nên hoàn hảo hơn. Đặc biệt, nếu có bất cứ người quen nào làm trong lĩnh vực Tester thì lời nhận xét của họ sẽ càng khiến cho CV của bạn trở nên thuyết phục hơn.
- Thể hiện mình là một ứng viên phù hợp: Khi ứng viên thể hiện được mục tiêu mà mình hướng đến thì đây cũng là cách để bạn bộc lộ rõ nhất về tính cách và con người của mình. Qua đây, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn là người có thực sự phù hợp với vị trí đang ứng tuyển hay không.
- Thể hiện sự gắn bó lâu dài với công việc: Chẳng có bất cứ nhà tuyển dụng nào lại muốn thuê một nhân viên làm việc trong một thời gian ngắn cả. Chính vì thế, trong mục tiêu nghề nghiệp của bạn thì ứng viên cần phải thể hiện sự gắn bó và phát triển lâu dài với công ty. Hãy chia sẻ những nguyện vọng, định hướng để cùng công ty phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.
Xem thêm: Bạn đã biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp quản lý như thế nào chưa ?
Sau đây là một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp trong CV Tester chi tiết và chuẩn nhất bạn có thể tham khảo để áp dụng khi viết vào CV hoặc trả lời nhà tuyển dụng trong các cuộc phỏng vấn.
Mẫu 1:
“Mục tiêu ngắn hạn- Mong muốn phát triển tất cả các kỹ năng và năng lực của bản thân để biết thêm nhiều kiến thức và trở thành một Tester chuyên nghiệp
Mục tiêu dài hạn- Trong khoảng thời gian 3 năm sẽ cố gắng tích lũy kiến thức, học hỏi về các kỹ năng chuyên môn để trở thành một Tester Leader.”
Mẫu 2:
“Mục tiêu ngắn hạn- Vận dụng các kỹ năng và kiến thức của bản thân để làm tốt vai trò của một Tester, đồng thời nâng cao thêm các khả năng về giao tiếp và trình độ chuyên môn.
Mục tiêu dài hạn- Nâng cao kiến thức và trách nhiệm của bản thân với công việc. Đồng thời trong tương lại trở thành một Tester chuyên nghiệp và gắn bó lâu dài với công ty.”
Mẫu 3:
“Mục tiêu ngắn hạn- Nhanh chóng làm quen với môi trường làm việc mới và thích ứng với công việc. Đồng thời vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Mục tiêu dài hạn- Nỗ lực góp phần cho sự phát của công ty và cố gắng phấn đấu để trở thành một Test Manager trong 3 năm tới.”
Với những chia sẻ ở bài viết hôm nay, hy vọng rằng bạn sẽ có cho mình những cách xác định mục tiêu nghề nghiệp Tester của mình để chinh phục được những nhà tuyển dụng khó tính nhất.
Bạn đang chuẩn bị ứng tuyển công việc về ngành IT nhưng chưa biết cách viết CV bằng tiếng Anh như thế nào? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ là những chia sẻ cách viết mẫu CV IT tiếng Anh chuẩn nhất dành cho bạn.
MỤC LỤC
Chia sẻ