CÁC MẪU CV THAM KHẢO
Tạo CV mới
Sửa CV với nội dung tham khảo
Tạo CV mới
Sửa CV với nội dung tham khảo
Tạo CV mới
Sửa CV với nội dung tham khảo
Loại hình đào tạo trong Sơ yếu lý lịch là gì? Bạn có nhận biết được nội dung này sẽ được triển khai ở mục nào của Sơ yếu lý lịch hay không? Khi trình bày, bạn sẽ nêu như thế nào về loại hình đào tạo để đảm bảo đúng chuẩn? Hãy đọc bài viết này và nắm bắt những thông tin quan trọng, cần thiết về hình thức đạo tạo trong Sơ yếu lý lịch nhé.
MỤC LỤC
Loại hình đào tạo là hệ đào tạo được thực hiện tại trường Đại học, Cao đẳng. Như vậy khi nói về loại hình đào tạo trong Sơ yếu lý lịch có nghĩa là chúng ta đang đề cập đến hệ đào tạo của ứng viên tại trường Đại học, Cao đẳng là gì.
Nhiều người không định nghĩa ra điều này thì sẽ không biết ghi gì về loại hình đào tạo khi viết sơ yếu. Với những diễn giải trên đây, chắc chắn quá trình điền hình thức đào tạo trong sơ yếu lý lịch sẽ thuận lợi hơn và quan trọng hơn cả là bạn có thể ghi đúng nội dung cho mục này.
Xem thêm: Phần mềm tạo cv online free gây ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng.
Khi đã hiểu loại hình đào tạo trong mẫu Sơ yếu lý lịch là gì thì chúng ta sẽ biết rõ giá trị mà nó tạo ra cho ứng viên cũng như ý nghĩa biểu thị đối với bản sơ yếu. Trước tiên đối với bản Sơ yếu lý lịch, mục này sẽ giúp trình bày thông tin bạn đã được đào tạo ở hệ nào một cách chi tiết, qua đó giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác trình độ đào tạo cũng chính là trình độ học vấn của ứng viên và có những quyết định phù hợp.
Vậy thì, rõ ràng qua việc trình bày loại hình đào tạo, ứng viên có thêm một thông tin giá trị mà thông tin này lại liên quan trực tiếp tới vấn đề về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn. Đồng thời, nó sẽ trình bày chi tiết hơn trình độ đó.
Đây chính là một điểm nhỏ những rất quan trọng để giúp gia tăng mức độ cạnh tranh giữa bạn và các ứng viên khác. Giả sử, nếu bạn và đối thủ có cùng trình độ học vấn hệ đại học nhưng trình độ đào tạo của bạn ở mức cao hơn thì đương nhiên bạn có được cơ hội ghi điểm tốt hơn.
Nhiều người khi đọc được cụm từ này có lẽ sẽ “bán tín bán nghi” về sự tồn tại của nó bởi lẽ ở bản sơ yếu thông dụng nhất chúng ta hay dùng là Sơ yếu lý lịch tự thuật không hề có. Vậy thì mục này tồn tại ở mẫu sơ yếu nào?
Quả thực, không phải ai cũng có cơ hội để điền nội dung loại hình đào tạo. Lý do là vì có những ngành nghề đòi hỏi người ứng viên sẽ sử dụng sơ yếu lý lịch theo mẫu khác. Vậy khi nào bạn sẽ cần điền nội dung cho mục này?
Cụ thể, Loại hình đào tạo trong sơ yếu lý lịch dành cho viên chức. Nhưng trong bản sơ yếu lý lịch tự thuật, dù không nêu rõ mục này nhưng bạn vẫn cần trình bày thông tin đó tại mục trình độ chuyên môn/trình độ học vấn. Vậy cách điền nội dung trong từng trường hợp đó như thế nào?
Tiếp tục khai thác nội dung dưới đây để hoàn thành đúng nội dung cho loại hình đào tạo nói riêng và toàn bộ sơ yếu lý lịch nói chung bạn nhé.
Để biết được hình thức đào tạo trong sơ yếu lý lịch cần ghi như thế nào thì trước tiên bạn cần phải nắm rõ nội dung các loại hình đào tạo hiện hành là gì. Hiện nay có những loại hình đào tạo sau đây mà bạn có thể trình bày trong sơ yếu.
- Loại hình hệ trung cấp tại chức
- Loại hình hệ trung cấp chính quy
- Loại hình đào tạo nghề
- Loại hình đào tạo kỹ thuật
- Loại hình đào tạo bồi dưỡng chuyên đề, nghiệp vụ
- Loại hình hợp tác đào tạo.
Nhìn vào đây, nhà tuyển dụng sẽ biết rõ bạn được đào tạo ở hệ nào, đã được trang bị những kỹ năng gì để đáp ứng công việc. Chẳng hạn như bản sơ yếu được viết để làm hồ sơ xin việc kỹ sư xây dựng, nếu được đào tạo ở loại hình kỹ thuật hay hệ trung cấp chính quy,… thì bạn trình bày như vậy để qua đó khẳng định tốt hơn giá trị bản thân đã đạt được có thể thuyết phục nhà tuyển dụng.
Xem thêm: Chi tiết về cách điền đơn xin dự tuyển lớp trung cấp chính trị và mục đích của lớp trung cấp chính trị
Loại hình đào tạo thường được ghi kèm với nội dung khác, đó là trình độ chuyên môn hoặc trình độ học vấn. Bất kể là ở bản Sơ yếu lý lịch tự thuật hay sơ yếu lý lịch viên chức. Cách ghi rất đơn giản, bạn chỉ cần ghi ngay sau nội dung về chuyên môn, học vấn.
Chẳng hạn trong bản sơ yếu tự thuật, bạn sẽ ghi ở mục Trình độ chuyên môn như sau: 12/12, hệ chính quy; 10/10, hệ trung cấp;…
Đối với bản sơ yếu viên chức. phần này bạn có thể trình bày ở mục trình độ giáo dục phổ thông. Ví dụ:
Trình độ giáo dục phổ thông: 12/12 hệ chính quy (ghi nếu bạn học phổ thông hệ 12 năm theo hệ đào tạo chính quy); 10/10 hệ chính quy (ghi nếu bạn đã học phổ thông chương trình 10 năm theo hệ đào tạo chính quy).
Khi ghi loại hình đào tạo, bạn cần ghi trung thực, đúng với loại hình mà mình đã được đào tạo. Việc khai gian dối ở mục này sẽ dẫn đến những hậu quá không đáng có, nó làm cho sơ yếu lý lịch của bạn thiếu độ xác thực từ đó dẫn đến mất uy tín trong mắt nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, nếu ghi không đúng chuẩn cách thức cũng sẽ làm cho sơ yếu lý lịch trở nên thiếu chuyên nghiệp. Vì khi viết sơ yếu lý lịch không có mục riêng rõ ràng cho phần loại hình đào tạo thế nên nhiều người không biết là phải ghi nội dung này, làm cho nội dung bị thiếu hoặc ngay cả khi biết rõ về giá trị xuất hiện của nó, có thể bạn cũng không biết điền nó ở mục nội dung nào.
Vậy nên những thông tin và hướng dẫn được chia sẻ tỉ mỉ ở bài viết này chính là chỉ mục quan trọng để bạn biết rằng ở trong sơ yếu lý lịch cần đưa nội dung này vào để đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ về bạn. Quan trọng hơn là chúng ta biết cách viết nội dung mục này sao cho đúng. Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều kinh nghiệm hữu ích để viết đúng loại hình đào tạo trong sơ yếu lý lịch, góp phần đem tới sự chuyên nghiệp cho sơ yếu lý lịch nói riêng và hồ sơ xin việc nói chung cũng như cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình đào tạo của bản thân bạn.
Sơ yếu lý trích ngang có nghĩa là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về loại giấy tờ này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bạn xây dựng hoàn thiện hồ sơ xin việc. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin chi tiết về mẫu Sơ yếu lý lịch trích ngang với các đặc trưng, vai trò và hướng dẫn viết chi tiết.
MỤC LỤC
Chia sẻ