Chuẩn bị hồ sơ xin việc không mấy khó khăn thế nhưng trong thực tế lại không ít người tìm cách để làm giả nó. Vậy vì lý do gì mà những bộ hồ sơ xin việc giả vẫn xuất hiện tràn lan và việc làm hồ sơ xin việc giả có thể mang đến những hậu quả nghiêm trọng nào? Đọc bài viết dưới đây để có thêm hiểu biết quan trọng xoay quanh vấn đề này bạn nhé.
Hồ sơ xin việc là một tập hợp bao gồm các văn bản tóm tắt thông tin của chủ thể xin việc nhằm phục vụ cho quá trình xin việc đạt được hiệu quả. Mỗi giấy tờ bên trong đó bao gồm Sơ yếu lý lịch, một mẫu CV đẹp, Đơn xin việc, Thư xin việc, các giấy tờ cá nhân khác như bằng cấp, chứng minh thứ/căn cước công dân, sổ hộ khẩu đều được photo công chứng, giấy khám sức khỏe, các văn bằng liên quan tới vị trí ứng tuyển.
Trong bộ luật lao động có quy định rất rõ về việc người lao động cần cung cấp trung thực, chính xác và đầy đủ các thông tin về bản thân và trình độ nghề nghiệp, xác nhận rõ tình trạng sức khỏe đủ điều kiện đáp ứng điều kiện việc làm thông qua bộ hồ sơ xin việc. Điều này đặc biệt quan trọng vì nó có liên quan trực tiếp tới thủ tục ký kết hợp đồng lao động, xác lập quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa đôi bên. Chẳng những vậy, thông qua hồ sơ xin việc, đơn vị sử dụng lao động cũng sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý đối với người lao động.
Vì thế, chuẩn bị đầy đủ, chính xác bộ hồ sơ xin việc là trách nhiệm quan trọng của người lao động. Tuy nhiên, đã có không ít trường hợp cố tình tạo hồ sơ xin việc giả để xin việc làm. Có nghĩa là họ cung cấp các thông tin không trung thực về bản thân mình hoặc sử dụng hồ sơ, thông tin của người khác. Nói dễ hiểu thì làm hồ sơ xin việc giả là bộ hồ sơ chứa đựng thông tin của một đối tượng khác, không phải của chủ thể xin việc làm.
Xem thêm: Chuẩn bị hồ sơ xin việc lái xe chuẩn không cần chỉnh hiện nay
Rõ ràng, với các quy định đã nêu về bộ hồ sơ xin việc thì chắc chắn bạn hoàn toàn có thể tìm ra những lý do để hồ sơ bị cho là giả. Bất kể loại giấy tờ nào trong đó cũng được đòi hỏi phải chuẩn bị đúng, thể hiện thông tin của người làm hồ sơ. Vì thế khi trong đó xuất hiện bản CV khai thông tin người khác hoặc tương tự với những giấy tờ như Sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, các giấy tờ tùy thân dù chỉ làm giả một trong số tất cả thì cả bộ hồ sơ đó sẽ là hồ sơ giả.
Sẽ có nhiều người thắc mắc rằng việc chuẩn bị hồ sơ xin việc vốn là điều rất dễ thực hiện vậy thì tại sao vẫn tồn tại những bộ hồ sơ giả?
Có khá nhiều lý do để khiến một ai đó có hành vi làm giả hồ sơ xin việc. Một trong số đó điển hình nhất chính là đối tượng xin việc làm chưa đủ tuổi lao động, cố ý mượn hồ sơ của một người khác đã đủ điều kiện lao động để xin việc. Hãy cùng vieclam123 tìm hiểu vấn đề nhé.
Bên cạnh đó, khi một người nhận thấy các thông tin cá nhân của bản thân không “đẹp”, đặc biệt là thông tin về trình độ học vấn, kỹ năng, nghiệp vụ và họ lo ngại sẽ ảnh hưởng đến kết quả tuyển dụng thì sẽ có ý định làm hồ sơ xin việc giả. Khi đó, một bộ hồ sơ mới với những thông tin khá đẹp sẽ được tạo ra sẽ giúp họ lấy lòng nhà tuyển dụng hiệu quả, nắm bắt thành công cơ hội việc làm cho chính mình.
Với lý do thứ hai, các thông tin có thể làm hồ sơ xin việc giả sẽ là bằng cấp giả, chứng chỉ giả, thông tin học vấn giả. Chắc chắn điều này sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng tuyển dụng của doanh nghiệp. Nhưng còn hậu quả nào nghiêm trọng hơn nữa có thể xảy ra hay không? Theo dõi tiếp bài viết để lý giải và có một thái độ đúng đắn, nghiêm túc trước việc chuẩn bị hồ sơ xin việc bạn nhé.
Tìm hiểu thêm: Bạn có hứng thú với công nghệ, nếu có hãy nộp hồ sơ xin việc samsung để được làm việc trong môi trường với các công nghệ hiện đại nhé!
Bộ hồ sơ xin việc có giá trị rất quan trọng đã được phân tích ở trên, nó đòi hỏi phải có tính chứng thực. Bằng chứng là việc một số giấy tờ bên trong đó đều được yêu cầu phải có xác nhận từ cơ quan chính quyền nhà nước như căn cước công dân, sổ hổ khẩu, sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe. Vì vậy, tính chính xác của hồ sơ xin việc được yêu cầu tuyệt đối. Do đó khi người lao động có hành vi làm giả giấy tờ trong hồ sơ xin việc đều sẽ phải chịu những quy định xử phạt theo quy định của luật pháp.
Cụ thể, theo quy định của pháp luật tại Điều số 24, Khoản 3 trong Nghị định 110 ban hành năm 2013 thì những người có hành vi làm hồ sơ xin việc giả được yêu cầu chứng thực thì sẽ bị phạt hành chính từ 3 đến 5 triệu đồng. Kèm theo đó những giấy tờ làm giả sẽ bị hủy.
Nếu như các cơ quan có chức năng chứng thực, công chứng hồ sơ xin việc không phát hiện ra hành vi cố ý xin công chứng cho giấy tờ làm giả, vô tình để những giấy tờ đó được sử dụng thì sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh, ảnh hưởng trực tiếp tới chính người lao động có hồ sơ xin việc làm giả.
Trước tiên, khi bị phát hiện, người lao động sẽ có nguy cơ bị kỷ luật lao động. Điều này được nêu rõ ràng tại Bộ luật Lao động 2019 theo điều số 124. Các hình thức kỷ luật có thể là: Khiển trách; thời hạn nâng lương bị kéo dài tuy nhiên không quá mức 6 tháng; bị cách chức; bị sa thải. Nói chung tùy vào mức độ vi phạm, tính chất áp dụng kỷ luật tại mỗi doanh nghiệp mà có hình thức xử lý thích hợp.
Thứ hai, mức ảnh hưởng của việc làm hồ sơ xin việc giả có liên quan trực tiếp tới chế độ hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động. Căn cứ vào Nghị định số 28, điểm a, Khoản 1 tại Điều 39, người lao động khi bị phát hiện có gian dối trong nội dung kê khai liên quan tới vấn đề bảo hiểm mà chưa vi phạm tới mức phải truy cứu về mặt hình sự thì cá nhân đó sẽ phải chịu hình thức xử lý là phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng.
Cùng với đó, trong Luật Bảo hiểm xã hội ở Điều luật 17, khoản 4 có đưa ra quy định cấm tuyệt đối mọi hành vi gian lận, làm giả mạo hồ sơ trong khi đang thực hiện các chế độ bảo hiểm. Nếu xảy ra vi phạm, tùy vào mức độ, tính chất mà cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý, mức cao nhất có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu việc làm giả hồ sơ xin việc gây ra các tổn thất cho đơn vị bảo hiểm thì cá nhân còn phải chịu trách nhiệm bồi thường theo các quy định mà pháp luật ban hành.
Rõ ràng việc làm giả hồ sơ xin việc là điều không thể vì nó sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy. Một vài lời khuyên hữu ích dành cho người lao động dể tránh xu hướng làm hồ sơ giả mạo đó chính là không mượn hồ sơ của người khác trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu chưa đủ tuổi lao động, hãy tìm kiếm những công việc phù hợp và được phép thực hiện ở độ tuổi của mình, hoặc nếu không có một trình độ nghiệp vụ tốt hãy tìm kiếm công việc có những yêu cầu phù hợp với khả năng của bạn.
Những thông tin trong bài viết này đã mang đến cho bạn hiểu biết quan trọng để nhận thức rõ mức độ nguy hại của việc làm hồ sơ xin việc giả. Mong rằng, chúng ta sẽ luôn là một người lao động chân chính, mọi thứ thuộc về bạn đều chân thật, bao gồm cả bộ hồ sơ xin việc bạn nhé.
Cập nhật cách viết hồ sơ xin việc hiệu quả ngay trong bài viết này để nắm bắt những cơ hội việc làm hấp dẫn nhất. Cùng vieclam123.vn khám phá.
Chia sẻ