close
cách
cách cách cách cách cách
Đăng tin Đăng ký

Hướng dẫn cách viết CV xin việc Tài chính chi tiết hiệu quả nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Cách viết CV ngành tài chính chuyên nghiệp, bạn đã biết cách chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì đừng lo, hãy xem ngay hướng dẫn cách viết CV xin việc tài chính của Vieclam123.vn trong bài viết dưới đây.

1. Khái quát về CV ngành tài chính

Cách viết CV xin việc tài chính
Mẫu cách viết CV xin việc tài chính chuẩn

Mỗi mẫu CV tài chính sẽ có cấu trúc không giống nhau, song về cơ bản vẫn đảm bảo tính đầy đủ cho các thông tin sau:

- Thông tin liên hệ (contact)

- Thông tin cá nhân (about)

- Trình độ học vấn (education) 

- Chứng chỉ (certificate)

- Kỹ năng (skills)

- Kinh nghiệm làm việc (experience)

- Tố chất (qualities)

- Sở thích (hobby)

- Hoạt động, dự án tham gia (work activities)

- Mục tiêu nghề nghiệp (career objectives)

Tham khảo: 20+ mẫu CV tiếng Việt chuyên nghiệp, được sử dụng nhiều nhất

2. Cách viết CV ngành tài chính như thế nào?

Để viết CV ngành tài chính có thể nói là không khó, thế nhưng để CV đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất, các bạn cần phải được hướng dẫn viết CV sao cho đúng, cho hay và cô đọng nội dung CV.

Một số mục mà ứng viên cần lưu tâm nhiều hơn khi viết CV:

2.1. Viết thông tin liên hệ, thông tin cá nhân, học vấn

Mỗi ứng viên sẽ có thông tin cá nhân, thông tin liên hệ và học vấn không giống nhau. Do đó để tạo được sự khác biệt trong mục này thì tương đối là dễ dàng. Tuy nhiên muốn tô sáng CV thì bạn cần biết cách cập nhật sao cho chính xác, tốc độ và khai thác điểm mạnh của bản thân.

Ví dụ: 

- Về thông tin liên hệ chẳng hạn: để viết email vừa nhanh vừa chính xác, thay vì phải tự ngồi gõ máy tính và dò soát trí nhớ, bạn có thể sử dụng lệnh copy => ctrl + V (dán email vào CV)

- Về thông tin cá nhân: đây có thể là nội dung không bắt buộc, thế nhưng nếu thông tin cá nhân của bạn là thế mạnh (ví dụ về chiều cao, cân nặng, chỉ số IQ chuẩn) thì bạn có thể cập nhật dưới dạng liệt kê 

- Về học vấn: học vấn là công cụ tốt nhất giúp bạn tô sáng CV ngành tài chính. Như bạn biết, muốn trở thành chuyên viên tài chính chẳng hạn thì bằng cấp, chuyên môn là điều kiện cần bắt buộc. Bạn hãy khai thác những thế mạnh liên quan đến bằng cấp, chuyên môn, thành tích nghiên cứu, học tập của mình, thí dụ như một ngôi trường danh tiếng, tốt nghiệp đúng chuyên ngành, tốt nghiệp xuất sắc, điểm tích lũy cao. Ngược lại, nếu đây không phải là thế mạnh của bạn thì bạn chỉ cần cập nhật đủ thông về tên trường và chuyên ngành, không cần thiết phải cập nhật cả điểm tích lũy trung bình chung toàn khóa.

 

Liệt kê các thế mạnh của mình vào bản CV tài chính
Liệt kê các thế mạnh của mình vào bản CV tài chính

2.2. Viết kỹ năng

Kỹ năng là công cụ cực kỳ quan trọng để làm tài chính giỏi. Bạn không chỉ cần có được các kỹ năng mềm trong công việc, mà cần cả kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên ngành) vững vàng chính là một lợi thế.

Cách viết CV xin việc tài chính phần kỹ năng thông minh nhất là thay vì trả lời cho câu hỏi “Bạn có những kỹ năng gì?” thì bạn nên trả lời cho câu hỏi “Làm (chuyên viên) tài chính cần có những kỹ năng gì?”

2.3. Viết kinh nghiệm làm việc

Trong thực tế, không phải ứng viên nào cũng là người có kinh nghiệm, nhất là ngành tài chính. Thế nhưng đây lại là cấu trúc cứng mà mẫu CV nào cũng có. Vậy phải cập nhật thông tin vào mục này sao cho đúng?

Có nhiều dạng kinh nghiệm làm việc trong CV, trong đó có thể mô tả ở 2 dạng chính: kinh nghiệm làm việc trong ngành và kinh nghiệm làm việc hỗ trợ. Kinh nghiệm làm việc trong ngành sẽ trả lời cho câu hỏi “Bạn đã từng làm tài chính chưa?”, “Bạn làm công việc nào trong ngành tài chính rồi?”, … Còn kinh nghiệm làm việc hỗ trợ (bản chất là công việc ngoài ngành) sẽ trả lời cho câu hỏi: “Trước đây bạn đã từng làm gì rồi?”.

Để làm đẹp CV, tốt nhất là bạn hãy khai thác câu trả lời ở hướng thứ nhất. Điều này sẽ rất đơn giản với những ai đã dạn dày kinh nghiệm tài chính. Đối với người có ít kinh nghiệm hơn (ví dụ như sinh viên mới ra trường) thì có thể viết về các công việc part time, thực tập, làm thêm, làm dự án, du học, khai thác một vài khía cạnh cho câu trả lời thứ 2, ... hoặc viết kinh nghiệm theo motip tổng quỹ thời gian: “kinh nghiệm dưới 1 năm”, “kinh nghiệm từ 6 tháng”, …

Bao giờ cũng vậy, như một thói quen đọc CV, các nhà tuyển dụng rất ưu ái những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc. Thậm chí có 1 số vị trí việc làm bạn chỉ có thể tiếp cận được khi và chỉ khi có kinh nghiệm trong ngành trên 6 tháng đến 1 năm.

Kinh nghiệm làm việc trong CV tài chính rất quan trọng
Kinh nghiệm làm việc trong CV tài chính rất quan trọng

2.4. Viết tố chất

Tố chất là yếu tố rất quan trọng để hành nghề tài chính. Do đó có thể thấy hầu hết các mẫu CV ngành tài chính - ngân hàng sẽ có mục tố chất.

Ở đây, các bạn có thể khai thác tố chất của bản thân theo định hướng phù hợp với ngành, cũng chính là việc giải đáp thông minh cho câu hỏi “làm tài chính cần những tố chất nào?”

Xem thêm: Làm thế nào để có được giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc để hỗ trợ cho bộ hồ sơ xin việc của mình ?

2.5. Viết hoạt động, dự án tham gia

Thường thì “hoạt động, dự án tham gia” sẽ nằm trong mục cấu trúc không bắt buộc. Một số mẫu CV đơn giản có thể lược bỏ phần này. Do đó nếu xác định chọn mẫu CV có cấu trúc này thì bạn hãy có thế mạnh về hoạt động trong CV, sao cho những hoạt động, dự án đó có hỗ trợ hữu ích cho công việc tài chính. 

Liệt kê các hoạt động, dự án đã tham gia liên quan đến ngành tài chình
Liệt kê các hoạt động, dự án đã tham gia liên quan đến ngành tài chình

2.6. Viết mục tiêu nghề nghiệp

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV, rất nhiều ứng viên có thói quen tham khảo mẫu mục tiêu, tức là sao chép và xào nấu lại văn phong của người khác vì không thể xác định được bản chất mục tiêu nghề nghiệp là gì. Đây là điều nên tránh vì bạn sẽ tự đánh chìm CV của mình trong mắt nhà tuyển dụng. Thông qua mục tiêu, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá và lọc ứng viên trong mức độ phù hợp với định hướng công việc, khả năng gắn bó lâu dài, …

Viết mục tiêu nghề nghiệp thực ra rất đơn giản, bạn chỉ cần dành ra khoảng 3 dòng, trả lời cô đọng cho câu hỏi “bạn mong muốn đạt được gì trong công việc - vị trí việc làm này?”, bạn cũng cần thiết nắm được định hướng công việc của bản thân, kế hoạch hoạt động và ý chí phấn đấu cho kế hoạch.

Trên đây là các chia sẻ về cách viết CV xin việc tài chính chuẩn nhất, mong rằng sau những chia sẻ này các bạn đều đã biết cách tạo được cho mình 1 CV xin việc tài chính ưng ý. Chúc các bạn thành công

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CV xin việc Quản lý chất lượng
CV xin việc Quản lý chất lượng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
Một bản CV xin việc ấn tượng có vai trò như thế nào trong việc tạo nên thành công của buổi phỏng vấn? Các thông tin cần thiết phải có trong CV xin việc Quản lý chất lượng là gì? Hãy cùng vieclam123.vn khám phá thông tin dưới bài viết này.

liệt kê sở trường trong cv
Hướng dẫn cách liệt kê sở trường trong CV xin việc chuyên nghiệp
Học cách liệt kê sở trường trong đơn xin việc để giúp CV thêm phần hấp dẫn hơn. Mẫu CV xin việc sở trường trình bày như thế nào để dễ trúng tuyển?

mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng bạn đã biết cách viết sao cho chuẩn?
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng có quan trọng? Cách viết mẫu CV nhà hàng bằng tiếng Anh như thế nào mới chuẩn mời bạn theo dõi bài viết này để hiểu rõ.

cv xin việc nên viết tay hay đánh máy
Đi tìm câu trả lời mẫu CV xin việc nên viết tay hay đánh máy?
Khi chuẩn bị CV để phục vụ ứng tuyển, các ứng viên thường phân vân không biết CV xin việc nên viết tay hay đánh máy? Tìm hiểu chi tiết vấn đề này.