Từ trước đến nay, việc làm thư viện vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng và được đánh giá cao trong lĩnh vực hoạt động giáo dục nói chung, kéo theo nhu cầu việc làm tất yếu có tính cạnh tranh. Và trong thực tế thì cơ hội việc làm của ngành nghề này không nhiều. Do đó, để tiếp cận được tốt nhất những vị trí chất lượng trong ngành Thông tin thư viện, mỗi ứng viên cần thiết phải chuẩn bị cho mình hành trang vững vàng về tri thức, kỹ năng, hồ sơ xin việc, … và tất nhiên trong đó sẽ có CV. Trong bài viết này, để hỗ trợ tối ưu cho người lao động hiện đại, Vieclam123.vn sẽ giới thiệu đến bạn đọc cách viết CV thư viện đạt hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!
MỤC LỤC
Dù là cấu trúc đầy đủ hay sơ lược, một bản CV xin việc thư viện nhất định phải có 6 nội dung cơ bản sau đây:
- Thông tin liên hệ (contact)
- Trình độ học vấn (education)
- Chứng chỉ (certificate)
- Kỹ năng (skills)
- Kinh nghiệm làm việc (experience)
- Mục tiêu nghề nghiệp (career objectives)
Trong hầu hết các mẫu CV cơ bản hiện nay, thông tin liên hệ luôn được ưu tiên lên vị trí đầu tiên để thấy được tầm quan trọng cấu trúc của nó.
Thông tin liên hệ chính là cơ sở giúp ứng viên có thể giao tiếp với nhà tuyển dụng trước khi xác nhận hay diễn ra một cuộc phỏng vấn tuyển dụng chính thức. Về phía nhà tuyển dụng, thông tin liên hệ sẽ giúp họ có thể liên hệ với ứng viên khi có việc cần.
Thông tin liên hệ của CV thư viện sẽ bao gồm 6 mục chính là:
- Họ và tên (name)
- Ảnh (avatar)
- Ngày tháng năm sinh (date of birth)
- Số điện thoại liên hệ (telephone number)
- Thư điện tử (email)
- Địa chỉ liên hệ (address)
Để ứng tuyển xin việc thông tin thư viện, bạn chắc chắn phải biết được công việc này yêu cầu bằng cấp và trình độ chuyên môn là gì? Do đó, trình độ học vấn giữ vai trò rất quan trọng trong cấu trúc CV xin việc ngành thông tin thư viện.
Theo đó, trình độ học vấn sẽ thể hiện:
- Bằng cấp theo tên trường học: trường trung cấp/ cao đẳng/ đại học
- Ngành/ chuyên ngành đào tạo: ví dụ thông tin thư viện
- Thời gian đào tạo: thường tính từ năm bắt đầu đến năm kết thúc hoặc chỉ tính năm tốt nghiệp
- Xếp loại
- Điểm tích lũy trung bình chung
Tham khảo: Một số mẫu CV online free đang thịnh hành với giới trẻ ngày nay
Chứng chỉ sẽ trả lời cho câu hỏi: Ứng viên đã có những chứng chỉ hỗ trợ nào?
Những chứng chỉ hỗ trợ tiêu biểu cho ngành nghề thông tin thư viện như:
- Chứng chỉ tiếng (ngoại ngữ)
- Chứng chỉ tin học
Bên cạnh kiến thức, chuyên môn, kỹ năng cũng là nhân tố không thể thiếu giúp người lao động có thể đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng hiện đại. Vậy kỹ năng thể hiện điều gì?
Mục kỹ năng trong CV phải thể hiện được 2 yếu tố: kỹ năng hành nghề cứng và kỹ năng mềm.
Kỹ năng cứng, ví dụ như: kỹ năng quản lý thư viện, kỹ năng sử dụng và quản lý phần mềm thông tin thư viện, …
Kỹ năng mềm sẽ thể hiện tốt nhất phong cách làm việc của ứng viên, ví dụ như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng hội nhập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống.
Thường thì kinh nghiệm làm việc trong CV sẽ là mục bắt buộc mà cấu trúc CV xin việc thư viện nào cũng cần phải có. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc ứng viên nào cũng phải dạn dày kinh nghiệm làm việc trong ngành.
Có 2 kiểu thể hiện kinh nghiệm làm việc phổ biến nhất là:
- Kinh nghiệm làm việc được trình bày theo trình tự thời gian 1 chiều, sẽ thể hiện quá trình làm việc - công tác của ứng viên trực tiếp trong ngành hoặc có liên quan đến ngành
- Kinh nghiệm làm việc được trình bày dưới dạng tích lũy tổng thời gian, dạng như “dưới 1 năm”, “trên 6 tháng”.
Tùy vào điều kiện cụ thể của ứng viên mà các bạn có thể trình bày theo những cách thức khác nhau.
Mục tiêu công việc là nội dung phản ánh rõ nhất định hướng công việc của ứng viên, giúp nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận và đánh giá sơ bộ định hướng hoạt động, đường đi nước bước của người lao động mà họ cân nhắc tuyển dụng.
Ngoài 6 nội dung chính kể trên, một số thiết kế CV có cấu trúc phức tạp hơn có thể biểu hiện thêm những nội dung khác như:
- Giới thiệu bản thân (about)
- Tố chất (qualities)
- Sở thích (hobby)
- Hoạt động, dự án tham gia (work active)
Tuy nhiên những nội dung này được cho là không quá quan trọng nên có thể xếp vào mục cấu trúc hỗ trợ, chính vì vậy nhiều thiết kế CV online cho ngành thư viện bỏ qua.
- Họ và tên (name): viết đầy đủ họ, tên đệm, tên bằng tiếng Việt in hoa có dấu
- Ảnh (avatar): có thể cập nhật hoặc không
- Ngày tháng năm sinh (date of birth): viết số theo nguyên tắc 00/ 00/ 0000
- Số điện thoại liên hệ (telephone number): cập nhật số điện thoại chính
- Thư điện tử (email): sử dụng lệnh copy => ctrl + A để dán nhanh và chính xác thư điện tử vào CV
Lưu ý: chỉ nên cập nhật email có kết thúc bằng đuôi “gmail.com”, ví dụ: nguyenthib99@gmail.com
- Địa chỉ liên hệ (address): chỉ cập nhật quận (huyện) + tỉnh (thành), ví dụ: Thanh Xuân, Hà Nội
Có rất nhiều cách viết kỹ năng trong CV xin việc thư viện, tuy nhiên để tô sáng CV và gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên thì các bạn nên viết thành nhóm kỹ năng.
Theo đó, kỹ năng hành nghề sẽ được chia thành 2 nhóm chính: nhóm các kỹ năng cứng và nhóm kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng hay còn gọi là kỹ năng chuyên ngành, sẽ được trình bày liệt kê trước, sau đó lần lượt mới đến nhóm các kỹ năng mềm trong CV.
Khi chọn mẫu CV online bạn có thể thấy rất rõ, kinh nghiệm làm việc là mục mà CV nào cũng có. Nó gần như trở thành cấu trúc cứng trong mỗi thiết kế CV. Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng có kinh nghiệm làm việc. Vậy cập nhật mục này sao cho thông minh nhất?
- Đối với người đã có kinh nghiệm làm việc: cách tốt nhất để làm đẹp cho CV khi bạn đã có kinh nghiệm làm việc là cập nhật kinh nghiệm theo trình tự thời gian, là quá trình làm việc, công tác trong ngành hoặc ngoài ngành theo 1 chiều, trong đó có liệt ra những mốc thời gian cụ thể gắn với công việc tương ứng. Ví dụ:
- 06/ 2018 - 9/2018: thực tập sinh tại thư viện 123.vn
- 9/ 2018 - 12/ 2019: nhân viên thư viện tại thư viện 123.vn
- 1/ 2020 - nay: quản lý thư viện tại thư viện 123.vn
Đối với người chưa có kinh nghiệm hoặc có ít kinh nghiệm: nên trình bày kinh nghiệm làm việc dưới dạng tích lũy tổng thời gian, ví dụ như “dưới 1 năm”, “trên 6 tháng”. Đây được xem là cách trình bày CV thông minh nhất thay vì nói thẳng thừng “chưa có kinh nghiệm” - áp dụng cả khi trả lời phỏng vấn tuyển dụng.
Xem ngay: Bạn đã biết cách để có giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc thì phải làm như thế nào chưa ?
Theo các chuyên gia CV, độ dài chuẩn cho “mục tiêu nghề nghiệp” là 3 dòng, thể hiện cô đọng nhất định hướng công việc ứng tuyển.
Mục tiêu nghề nghiệp phải trả lời được câu hỏi bạn mong muốn đạt được điều gì trong công việc mới?
Liên quan đến nội dung này, khi phỏng vấn tuyển dụng nhà tuyển dụng cũng sẽ thường hỏi: tại sao bạn lại muốn làm công việc này?
Do đó khi xác định được mục tiêu nghề nghiệp, ứng viên cũng coi như một lần tập dượt để chuẩn bị cho quá trình trả lời phỏng vấn nếu CV của bạn vượt qua vòng loại.
Trên đây là một vài bí quyết nhỏ về cách viết CV thư viện, được Vieclam123.vn tích lũy và chia sẻ đến bạn đọc mong rằng sẽ hữu dụng nhiều nhất với các bạn. Chúc bạn thành công!
MỤC LỤC
Chia sẻ