Kỹ năng là phần không thể thiếu trong mỗi bản CV xin việc, vậy bạn sẽ trình bày những kỹ năng mềm nào để thuyết phục nhà tuyển dụng khó tính đây? Điểm danh các kỹ năng mềm trong CV phù hợp qua chia sẻ của vieclam123.vn ngay nhé.
MỤC LỤC
Nếu kỹ năng cứng chính là những thứ mà bạn có thể học được ở trường lớp thì với kỹ năng mềm bạn lại không thể làm được điều đó.
Các kỹ năng mềm trong CV được sinh ra là do mỗi cá nhân tự phát triển mà có, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình đi đến thành công của bạn. Một số kỹ năng mềm trong CV được nhà tuyển dụng chú ý đó là giao tiếp, ứng xử, phản biện, thuyết trình hay kỹ năng ra quyết định.
Nếu như kỹ năng cứng được nhận diện bằng các chứng chỉ hay bằng cấp nhất định thì bạn lại không thể sử dụng cách này để nhận biết đâu là kỹ năng mềm. Chính vì vậy để nhà tuyển dụng nhìn thấy những ưu điểm vượt trội của bạn trong CV của bạn là một thử thách hết sức khó khăn.
Kỹ năng mềm quan trọng là thật tuy nhiên cũng đừng vì thế mà lạm dụng quá đà, bạn cần hiểu rõ bản thân xem đang sở hữu những điểm mạnh điểm yếu nào, có những kỹ năng nào phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Việc liệt kê chúng quá nhiều không những không phát huy hiệu quả mà ngược lại nó còn khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về file hồ sơ xin việc của bạn.
Vậy những kỹ năng mềm cần có trong CV gồm những gì? Bạn có sở hữu chúng hay không? Hãy tiếp tục theo dõi nội dung bên dưới để hiểu hơn về vấn đề này nhé.
Đọc thêm: Bạn có biết kỹ năng chuyên môn là gì ? Vai trò của nó trong CV ra sao ?
Có rất nhiều các kỹ năng mềm trong công việc được hình thành qua quá trình trải nghiệm thực tế, một người có thể sở hữu được bao nhiêu kỹ năng mềm thì đó là do cách họ tiếp nhận từ cuộc sống đời thường của họ như thế nào. Các nhà tuyển dụng thường thích thú với những kỹ năng giúp ứng viên làm việc hiệu quả hơn. Vậy bạn có biết chúng là những gì không?
Nói về kỹ năng làm việc, chắc chắn một nhân viên vừa có thể làm việc độc lập lại vừa có thể làm việc nhóm hiệu quả sẽ được trọng dụng hơn so với những người chỉ sở hữu 1 trong 2. Điều đó cũng có nghĩa là nếu bạn sở hữu cả 2 thì cơ hội dành cho bạn là cao hơn.
Trong doanh nghiệp, nếu chỉ tồn tại cách làm việc cô lập giữa mỗi phòng ban, mỗi vị trí với nhau thì chắc chắn bạn sẽ chẳng thể nào đạt được kết quả như mong đợi. Bên cạnh đó, nếu làm việc theo nhóm với tần suất lớn thì kết quả cũng không cải thiện hơn. Do vậy một ứng viên tài năng là phải kết hợp và sử dụng linh hoạt cả 2 kỹ năng này.
Trong kỹ năng viết CV, ứng viên chỉ cần viết dạng liệt kê mà không cần trình bày hay lấy dẫn chứng cho từng kỹ năng của mình. Làm như thế sẽ không có chỗ để bạn khoe những kỹ năng khác đâu nhé.
Kỹ năng giao tiếp là một trong các kỹ năng mềm trong CV quan trọng, luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao dù cho đó là công việc nào. Nhất định khi tạo CV, bạn phải sở hữu nó để gia tăng cơ hội cho bản thân mình.
Thông thường, kỹ năng trong CV này thích hợp cho các ngành kinh tế nhiều hơn, đôi khi kỹ thuật viên phải làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau cũng nên trau dồi kỹ năng mềm này để công việc được diễn ra một cách thuận lợi nhất.
Kỹ năng giao tiếp trong CV có thể sử dụng khi bạn làm mẫu CV xin việc ngân hàng, việc làm chăm sóc khách hàng, nhân viên bán hàng hay làm ngành dịch vụ khác.
Thuyết trình là một trong số những kỹ năng “quý” và “hiếm”, rất ít người sở hữu nó. Chính vì vậy những người sở hữu kỹ năng này thường thích hợp với những vị trí quản lý trong công ty.
Bạn đừng quá ngạc nhiên về điều đó bởi vì nhiều khi người có kỹ năng giao tiếp tốt nhưng chưa chắc đã giỏi mảng thuyết trình. Để thuyết trình hiệu quả, không chỉ là tài ăn nói, họ còn phải có sẵn cả kho kiến thức về đề tài liên quan nữa đấy.
Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí quản lý bán hàng, CV trưởng phòng nhân sự hay nhân viên phát triển dự án,... thì kỹ năng này nhất định phải được xuất hiện trong CV xin việc đấy nhé.
Đương nhiên, người sở hữu kỹ năng quản lý sẽ nhanh chóng có được việc làm hấp dẫn. Thông thường các vị trí quản lý sẽ yêu cầu ứng viên phải có kỹ năng này nếu không sẽ không được chấp nhận.
Vậy các trưởng phòng bán hàng, trưởng phòng marketing, trưởng phòng chăm sóc khách hàng tương lai hãy mau cập nhật và ghi kỹ năng quản lý vào CV xin việc của mình ngay nhé.
Xem thêm: Bí quyết giúp bạn cải thiện phần kỹ năng ngoại ngữ trong CV của mình trở nên hấp dẫn hơn
Ngoài những kỹ năng quan trọng nêu trên, ứng viên còn phải sở hữu thêm nhiều kỹ năng mềm khác để phục vụ cho quá trình công tác sau này. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với mỗi ngành nghề sao cho phù hợp, nếu không có bạn buộc phải nhường cơ hội cho người khác.
Báo cáo có lẽ là thuật ngữ quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta, dù bạn có đang làm việc ở môi trường nhà nước hay là tư nhân thì bạn đều phải báo cáo.
Tuy nhiên, báo cáo thông thường thì không phải là vấn đề chúng ta quan tâm, cái tôi muốn nói là kỹ năng báo cáo khiến người khác nhìn vào là biết bạn đang làm gì, bạn hoàn thành công việc ra sao,...
Nhiều khi, cấp trên còn yêu cầu bạn tổng hợp báo cáo của tất cả mọi người trong nhóm, thậm chí nếu là quản lý thì bạn còn phải làm báo cáo tổng hợp hàng ngày để gửi lên cho sếp. Đó chính là những lúc bạn cần sử dụng tới kỹ năng làm báo cáo của mình.
Nếu có ý định xin việc vào các vị trí thuộc khối văn phòng như nhân viên phòng hành chính nhân sự hay kế toán viên trong doanh nghiệp thì bạn cần phải bổ sung ngay kỹ năng báo cáo này vào bộ nhớ của mình, đồng thời cũng đừng quên viết nó vào trong CV để bản thân tỏa sáng hơn.
Bạn đang sống và làm việc trong một tập thể, chắc chắn mỗi sự việc diễn ra đều không thể do bạn sắp xếp. Hàng ngày bạn có thể gặp những đồng nghiệp mình không thích, thậm chí đó là đối thủ cản trở việc thăng tiến của bạn,...
Công việc của bạn có thể được thay đổi theo sự sắp xếp của ban lãnh đạo, chúng sẽ được thay đổi theo các chu kỳ khác nhau miễn sao phù hợp với định hướng phát triển của công ty và phù hợp với thị trường hiện tại.
Nếu bạn là người thích an phận, thích làm những công việc quen thuộc vậy thì bạn không thể tiến xa hơn, và chắc chắn nhà tuyển dụng cũng không mong muốn tuyển dụng những ứng viên như vậy.
Việc thích nghi với môi trường, điều kiện làm việc hay là tính chất công việc thì cũng đều tốt cả, nếu đang sở hữu nó thì cũng thể hiện vào mẫu CV của mình bởi vì đây là kỹ năng phù hợp với mọi vị trí công việc.
Bạn là nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên bán hàng hay nhân viên kinh doanh? Nếu bạn chưa sở hữu kỹ năng thuyết phục người đối diện vậy thì đừng hỏi tại sao công việc của bạn mãi chỉ dậm chân tại chỗ nhé.
Với những ngành nghề này, bạn càng thuyết phục được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm thì thu nhập của bạn càng tăng, thậm chí bạn cũng sẽ được thăng chức do có thành tích làm việc xuất sắc.
Vậy hãy ghi nó vào CV của mình nếu bạn đang xin việc là 1 trong số những ngành liên quan tới khách hàng nhé.
Tham khảo thêm: Bật mí cho bạn cách trình bày phần kỹ năng chuyên môn trong ngành nhà hàng khách sạn sao cho hiệu quả, thu hút nhà tuyển dụng
Tất cả những kỹ năng vừa rồi đã giúp bạn hình dung rõ hơn về kỹ năng mềm, và bạn cũng đã biết cách viết chúng trong CV sao cho gia tăng giá trị của bản thân. Nhưng khi viết kỹ năng mềm trong CV thì bạn vẫn cần chú ý thêm một số điều cơ bản sau đây:
Việc liệt kê tràn lan kỹ năng mềm trong CV thực chất là không tốt, thay vào đó bạn có thể chọn lọc chúng để có được những kỹ năng phù hợp với vị trí đang ứng tuyển.
Chỉ khi nào mọi thông tin đề cập ở CV trong đó có kỹ năng mềm liên quan tới công việc ứng tuyển thì khi ấy nhà tuyển dụng mới tin rằng bạn đang thực sự nghiêm túc đối với vị trí này.
Vậy nên, nếu bạn chưa hiểu rõ nhà tuyển dụng yêu cầu những kỹ năng gì thì có thể xem lại bản tin tuyển dụng hoặc tìm hiểu thật kỹ trước khi liệt kê chúng vào CV xin việc nhé.
Bạn biết đấy, sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào lại thích ứng viên của mình nói dối mặc dù họ rất thích nghe những lời hay ho, tốt đẹp.
Ngay ở lần tiếp cận đầu tiên, nếu bạn đã chuẩn bị cho mình “chiêu trò” nếu để phát hiện thì bạn chắc chắn chẳng còn cơ hội nào ứng tuyển cho lần sau nữa.
Trung thực chính là một tố chất cơ bản cũng quan trọng hàng đầu mà mọi ứng viên nên có, chính sự trung thực này có thể giúp bạn chiếm lấy trái tim nhà tuyển dụng nhanh hơn.
Chúc bạn sớm hoàn thiện bản thân với hệ thống các kỹ năng mềm trong CV mà vieclam123.vn vừa chia sẻ bên trên. Chúc mỗi ứng viên sẽ sớm hoàn thiện đầy đủ mẫu CV xin việc của mình để kịp thời có chỗ đứng nhất định trong sự nghiệp.
Công việc của bạn yêu cầu một mẫu CV tiếng Anh, vậy bạn sẽ thể hiện các kỹ năng trong CV tiếng Anh của mình như thế nào? Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy theo dõi hướng dẫn ở bài viết sau đây.
MỤC LỤC
01/12/2021
29/11/2021
25/11/2021
20/11/2021