close
cách
cách cách cách cách cách

Cách trả lời câu hỏi: Bạn cảm thấy mình sẽ ở đâu sau 5 năm tới?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Các kế hoạch nghề nghiệp của bạn là gì? Nếu bạn chưa thực sự suy nghĩ nhiều về tương lai, bạn nên bắt đầu xem xét dần vì có thể bạn sẽ được hỏi về chúng trong các buổi phỏng vấn xin việc. Khi đang phỏng vấn xin việc cho một vị trí công việc mới, có thể bạn sẽ gặp phải các câu hỏi như, "Bạn cảm thấy mình sẽ ở đâu sau 5 năm tới?" hoặc "Bạn cảm thấy mình sẽ ở đâu trong vòng mười năm nữa?". Đối với phần đông mọi người, có thể việc xác định xem ngày mai làm gì còn khó nữa là tính đến chuyện của năm hay mười năm sau. Tuy nhiên, cho dù bạn biết hay không biết định hướng, kế hoạch của bản thân trong tương lai, đứng trước buổi phỏng vấn, bạn vẫn cần chuẩn bị trước một câu trả lời hướng về, liên quan đến nghề nghiệp, vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. 

1. Mục đích của câu hỏi "Bạn cảm thấy mình sẽ ở đâu sau 5 năm tới?"

Đây là một câu hỏi phỏng vấn xin việc phổ biến, vói việc trả lời câu hỏi này sẽ giúp cho người phỏng vấn và nhà tuyển dụng xác định được liệu mục tiêu nghề nghiệp trong CV của bạn có phù hợp với định hướng phát triển của công ty không. Hơn nữa, nó cũng sẽ giúp họ xác định xem liệu bạn có ý định gắn bó lâu dài với công ty họ không hay bạn sẽ rời đi chỉ sau vài tháng hoặc một năm làm việc ở vị trí công việc đó. 

Chú ý: Ngay cả khi bạn đã có kế hoạch chuyển việc nhanh chóng trong tương lai, hãy chỉ giữ thông tin đó cho riêng bạn thôi.

Bạn cảm thấy mình sẽ ở đâu sau năm năm nữa?

2. Cách trả lời câu hỏi "Bạn cảm thấy mình sẽ ở đâu sau 5 năm tới?"

Đối với một số người, các câu hỏi phỏng vấn xin việc liên quan đến kế hoạch tương lai có thể sẽ rất khó để trả lời. Bạn nên thành thật và giữ cho câu trả lời của mình đúng trọng tâm, liên quan đến công việc và ngành nghề mà bạn đang ứng tuyển nhất có thể. Ví dụ, đừng trả lời những điều vô lý như bạn muốn sau năm năm nữa, bản thân có thể xuất bản được một cuốn tiểu thuyết khi vị trí mà bạn đang phỏng vấn là một kế toán viên. (Có thể đó là sở thích của bạn nhưng đừng đề cập đến nó ngay trong buổi phỏng vấn đầu tiên, nơi mà lẽ ra bạn nên gây ấn tượng với người phỏng vấn bằng những kỹ năng, kiến thức về kế toán của mình).

Chú ý: Cũng đừng nói những điều như: Mục tiêu dài hạn của tôi là có thể rời khỏi công ty quảng cáo khi thời gian đến và tập trung vào sở thích viết lách của bản thân. Hiện tại tôi đang viết sách thêm và một trong những tác phẩm của tôi đã gây được tiếng vang giữa một số công ty xuất bản. Hy vọng là sớm thôi, tôi có thể ký hợp đồng với một công ty. 

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải có một câu trả lời chắc chắn, rõ ràng. Một câu trả lời kém hoặc mập mờ có thể khiến người phỏng vấn nghĩ rằng bạn đang không thật sự đầu tư vào sự nghiệp của mình, từ đó nhận định rằng bạn không phù hợp với công ty hoặc đang che giấu một điều gì đó. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc về các bước tiếp theo trong sự nghiệp, cùng lúc thể hiện được sự quan tâm của bạn đối với vị trí đang phỏng vấn hiện tại. 

Xem thêm: Bạn có biết Resume là gì không ? Nó có gì khác so với CV xin việc ?

3. Ví dụ về cách trả lời cho "Bạn cảm thấy mình sẽ ở đâu sau 5 năm tới?"

Hãy tham khảo các ví dụ dưới đây về cách trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc chủ đề kế hoạch trong tương lai, từ đó các bạn có thể xây dựng câu trả lời phù hợp với hoàn cảnh của riêng mỗi người.. 

3.1. Vạch ra một con đường cho sự nghiệp

Để chuẩn bị tốt cho câu hỏi này, bạn hãy tìm hiểu xem đâu là một lộ trình phát triển nghề nghiệp hợp lý cho vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Một người bình thường sẽ mất bao lâu để hoàn thành quãng đường đó? Các bước tiếp theo trong vòng năm năm là gì?

Các bạn có thể tìm thấy những thông tin này của một số nghề nghiệp trên mạng (các trang web về việc làm, review công việc). Tuy nhiên, để có thể hình dung một cách chính xác hơn về những gì bạn sẽ phải làm, theo từng bước như thế nào, bạn nên tìm đến những nguồn thông tin mang tính thực tiễn hơn (có trải nghiệm), ví dụ như bộ phận tư vấn việc làm ở trường học, gia đình, bạn bè, các chuyên gia tư vấn việc làm,...

Chẳng hạn như nghề nghiệp của bạn là một y tá và bạn đã đăng ký, làm CV xin việc điều dưỡng tại bệnh viện, thì trong tương lai, có thể mục tiêu của bạn sẽ là chuyển sang bộ phận quản lý. Vậy bạn phải tìm hiểu xem con đường để đi từ y tá điều dưỡng sang bộ phận quản lý là gì, từ đó câu trả lời của bạn sẽ rõ ràng, vững chắc hơn. 

Bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm kiếm những thông tin về vị trí y tá cấp quản lý ở các trang web tuyển dụng của bệnh viện, để đảm bảo rằng vị trí này vẫn đang được tuyển dụng một cách rộng rãi. Sau đó, bạn hãy tìm hiểu những thông tin “thực tiễn” hơn một chút từ những người đã thành công ứng tuyển vị trí ý tá cấp quản lý (nhất là những người đi lên từ điều dưỡng viên như bạn). Bạn có thể đọc mẫu CV xin việc ngành y tế trên Linkedin của họ hay nói chuyện trực tiếp để học hỏi kinh nghiệm từ họ. Hãy chú ý rằng, nếu thật sự có một con đường phát triển sự nghiệp cụ thể cho vị trí công việc mà bạn mong muốn, bạn sẽ nhận ra rằng phần đồng tất cả mọi người mà bạn đã tiếp xúc sẽ có chung một con đường tương tự như vậy. 

Ví dụ:

Hiện tại, tôi muốn được tiếp tục cải thiện những kỹ năng và kiến thức về y tá lâm sàng của mình ở vị trí công việc này. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng có rất nhiều y tá như tôi sau một thời gian làm y tá điều dưỡng sẽ chuyển lên làm quản lý, và đó là một trong những mục tiêu mà tôi cảm thấy hứng thú cũng như muốn đạt được trong vòng năm năm tới. 

Các ví dụ về câu trả lời cho câu hỏi về mục tiêu 5 năm tới.

3.2. Thảo luận về sự yêu thích của bạn đối với công việc này

Việc nhấn mạnh được sự hứng thú của bạn đối với một vị trí công việc cơ bản trước khi thăng tiến lên sẽ rất có lợi cho bạn khi phỏng vấn xin việc. Điều này là bởi vì, khi bạn “xem thường” và nhanh chóng muốn bỏ qua một vị trí cơ bản - điều cần thiết cho các vị trí sau này - nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ liệu bạn có đủ kinh nghiệm để đảm đương các vị trí sau này hay không (trừ khi bạn đã có những kinh nghiệm ở vị trí tương đương rồi). 

Nhìn chung, lý tưởng nhất thì nhà tuyển sẽ muốn tuyển một người có hứng thú và vui vẻ làm việc ở vị trí công việc đó ít nhất 1-2 năm trước khi tiếp tục thăng tiến lên. 

Hãy lồng ghép sự hứng thú của bạn đối với công việc cũng như những kỹ năng đặc biết trong CV mà bạn có sẵn - thứ giúp bạn thành công được tại vị trí công việc này - vào câu trả lời của bản thân để giảm bớt bất kỳ mối quan ngại nào về khoảng thời gian mà bạn sẽ gắn bó, làm việc với công ty. 

Ví dụ:

Một trong những lý do khiến tôi cảm thấy hứng thú với công việc này đó là tôi có nhiều cơ hội được thử sức trong các vai trò khác nhau. Tôi biết rằng khi trở thành một trợ lý hành chính của công ty bất động sản, tôi sẽ có nhiều cơ hội được phát triển kỹ năng chăm sóc khách hàng của bản thân. Hơn nữa, tôi cũng sẽ được thể hiện khả năng thiết kế trang web của mình, góp phần giúp trang web của công ty trở nên hoàn hảo, hiệu quả hơn. Tôi cũng rất vui khi được tìm hiểu thêm về các hoạt động kinh doanh của một trong những công ty bất động sản nổi tiếng nhất ngành. 

3.3. Khi bạn không có một con đường sự nghiệp rõ ràng

Không phải bất kỳ công việc nào cũng sẽ là bước đệm để bạn bước lên những vị trí cao hơn. Chẳng hạn, đối với những loại công việc như làm tư vấn viên, nhân viên bán hàng, nhân viên tổ chức sự kiện, giảng dạy và lập trình máy tính,... bạn hoàn toàn có thể nói rằng mục tiêu của bạn sau năm năm nữa là trở nên thành thạo trong mỗi loại công việc đó. 

Hãy nghĩ về phần công việc có thể khiến bạn nổi trội hơn so với những người khác. Ví dụ, sau khi nộp mẫu CV xin việc bán hàng thời trang, người phỏng vấn hỏi bạn rằng "Bạn cảm thấy mình sẽ ở đâu sau 5 năm tới?" thì bạn có thể trả lời rằng: 

Trong vòng năm năm, tôi muốn được công nhận là một chuyên gia về kiến ​​thức các mặt hàng, xu thế thời trang thịnh hành. Hơn nữa, vào lúc đó, tôi đã phát triển được những mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, mở rộng được đáng kể nguồn khách hàng trong vùng và có lẽ đã được giao cho xử lý một số khách hàng lớn trong nước.

Một câu trả lời như trên sẽ cho người phỏng vấn thấy rằng mong muốn phát triển nghề nghiệp của bạn không nhất thiết bắt nguồn từ ngoài công việc và công ty, nơi bạn đang ứng tuyển.

3.4. Nêu rõ các mục tiêu của bạn dưới dạng kết quả

Hãy nêu rõ mục tiêu, cũng chính là kết quả (dưới một góc độ khác) mà bạn muốn đạt được sau năm năm trong câu trả lời của mình. Ví dụ, một giáo viên tiềm năng, có mục tiêu nâng cao thành tích trung bình trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn của học sinh, có thể đưa ra câu trả lời rằng:

Ví dụ: Tôi muốn tăng tỉ lệ học sinh có điểm kiểm tra đạt hoặc vượt xa mức điểm chuẩn trung bình trong khối tôi dạy bằng những phương pháp dạy học sáng tạo, thú vị.

Đương nhiên, với câu trả lời kiểu như vậy, bạn sẽ cần đưa ra một số dẫn chứng cụ thể về các phương pháp giúp bạn được điều này.

Tham khảo thêm: Một số kỹ năng viết CV xin việc hiệu quả mà bạn nên biết

3.5. Sự thăng tiến trong sự nghiệp

Có một số công việc mà bạn sẽ dự kiến được trước sự thăng tiến hoặc đổi việc trong tương lai, sau vài năm nắm giữ vị trí công việc hiện tại, ví dụ như: các vị trí phân tích vốn đầu tư ngân hàng hay tư vấn viên, trợ lý nghiên cứu hay trợ lý pháp luật (những vị trí thường dành cho người mới tốt nghiệp),... 

Trong những trường hợp như vậy, bạn sẽ có nhiều cách để diễn giải (vì bạn có nhiều sự lựa chọn hơn) câu trả lời của mình hơn. Tuy vậy, bạn vẫn nên xác định xem liệu công việc mà bạn đang ứng tuyển có ý nghĩa như thế nào đối với chính bạn và công ty, bao gồm cả những kỹ năng và sở thích mà bạn có thể đem lại cho nhà tuyển dụng.

Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo

4. Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo

Ngoài câu hỏi "Bạn cảm thấy mình sẽ ở đâu sau 5 năm tới?" thì người phỏng vấn có thể sẽ hỏi bạn kha khá các câu hỏi khác để kiểm tra cả trình độ lẫn tính cách trong CV của bạn có khớp trong buổi phỏng vấn hay không ? Vì vậy, tốt nhất là bạn hãy chuẩn bị trước câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn xin việc phổ biến.

Hãy tham khảo thông tin từ nhiều phía để bạn có cái nhìn đa chiều về vị trí công việc và công ty mà bạn định ứng tuyển. Nếu có thể, trước buổi phỏng vấn, bạn có thể thực hành trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin việc phổ biến với một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình. Luyện tập sẽ đem lại sự hoàn hảo và không hối tiếc. Dưới đây là một số các câu hỏi khác bạn sẽ gặp phải trong lúc phỏng vấn:

  • Bạn dự định làm việc ở đây trong bao lâu? 

  • Bạn đang tìm kiếm điều gì ở công việc tiếp theo của mình? Khía cạnh nào trong công việc là quan trọng nhất đối với bạn?

  • Mục tiêu của bạn trong năm hoặc mười năm tới là gì? 

  • Bạn đã chuẩn bị những kế hoạch gì để đạt được các mục tiêu đó? 

Chú ý: Có thể, người phỏng vấn cũng đang mong chờ bạn đặt một số câu hỏi về công việc hay công ty. Vì vậy, hãy chuẩn bị các câu hỏi “đáng” để hỏi trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu.

Qua bài viết trên, bạn cũng đã có thể hình dung được câu trả lời cho câu hỏi "Bạn cảm thấy mình sẽ ở đâu sau 5 năm tới?" rồi đúng không. Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm thì hãy theo dõi trang web tìm việc vieclam123.vn để có thể nâng cao khả năng phỏng vấn của mình.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.