Vịt là một loài động vật khỏe mạnh, có thể thích nghi nhanh chóng trong bất kỳ loại thời tiết nào. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra đối với vịt trưởng thành. Còn đối với vịt con, chúng có sức đề kháng khá kém, hệ tiêu hóa non nớt, dễ dàng bị nhiễm bệnh khi có sự thay đổi thời tiết. Do vậy, để tăng tỷ lệ sống sót, giảm thiểu rủi ro, các bạn cần phải biết vịt con ăn gì khi mới nở. Vấn đề này sẽ được vieclam123.vn lý giải ngay ở trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Khi vịt con mới được sinh ra, hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt, chưa được hoàn thiện. Các bạn nên cho vịt con ăn một cách chậm rãi, từ từ để làm quen với môi trường sống. Khi mới bắt đầu tập ăn, mọi người có thể cho vịt ăn bột ngô, cám gạo. Đồng thời, nước uống của vịt cần bổ sung các loại thuốc như B-Complex, Vmexit electrolyte để tăng sức đề kháng.
Sau khi đã được 2 ngày tuổi, vịt con đã có thể ăn cám hỗn hợp của riêng bản thân mình. Lúc này, các bạn cần chú ý cung cấp nước sạch cho vịt con uống.
Thông thường, vịt con sẽ ăn cơm, ngô mảnh, các loại mì hạt đã được nấu chín. Theo các kỹ sư nông nghiệp, mọi người nên cho vịt con uống nước lá hành với tỷ lệ là 1 phần lá hành với 50 – 60 phần nước. Thức ăn chính dùng cho vịt con ở giai đoạn này là gạo với khẩu phần 3 – 4kg cho 100 con.
Khi thức ăn nấu xong, các bạn cần để nguội, đổ ra rá rồi cho nước vào, bóp tơi ra cho đến khi hết nhựa dính. Sau đó cần để thật ráo nước mới cho vịt ăn để tránh bị đi ngoài. Lúc cho vịt ăn cần trải ra cót, đặt nong hoặc trải túi nilon rồi đổ đều thức ăn để vịt con sử dụng mà không bị vưỡng vãi.
Các bạn cần chú ý, mỗi bữa chỉ nên rắc một ít một, khi nào vịt ăn gần hết thì mới rắc tiếp để kích thích hệ tiêu hóa, đồng thời cũng tránh làm bẩn thức ăn. Mỗi ngày, các bạn chỉ nên cho ăn 4 – 5 bữa và bữa cuối cùng sẽ vào lúc 21h30. Sau mỗi bữa ăn, cần để ý cho vịt uống nước sạch hoặc nước lá hành. Trong giai đoạn này, các bạn không được cho vịt con ăn thêm đạm.
Khi vịt con đã được 4 – 10 ngày tuổi, hệ tiêu hóa đã dần được hoàn thiện và khỏe mạnh. Bạn đã bắt đầu có thể cho vịt con ăn rau xanh trộn với cơm nấu chín, có thể bổ sung thêm một chút chất tanh để làm tăng hương vị như bột tôm, bột cá. Thông thường, bột tôm và bột cá sẽ hàm lượng muối cực kỳ cao, các bạn cần trộn vừa phải để tránh vịt con bị ngộ độc muối.
Trong giai đoạn này cần chú ý cho vịt con ăn nhiều rau xanh, bèo con, bí,… trộn lẫn với cơm đã được nấu chín. Bên cạnh đó, các bạn đã có thể cho vịt con ăn thêm đạm, nếu ốc thì cần phải nấu chín, còn đối với cua thì sẽ giã nhỏ trộn với cơm, nếu đạm là tôm, cá, tép thì cần băm thật nhuyễn.
Thức ăn lúc này sẽ rất là ngon nên bạn cần cho vịt ăn từ ít đến nhiều, tránh cho ăn quá nhiều một lúc khiến chúng bị bội thực. Trong khoảng thời gian, các bạn đã có thể cho vịt con xuống nước để tắm. Những ngày đầu chỉ nên cho vịt xuống nước từ 5 – 10 phút, sau đó sẽ tăng dần lên 30 phú. Đến ngày thứ 10 trở đi đã có thể cho chúng thoải mái tự do dưới nước.
Đến giai đoạn này, chúng ta không cần phải nấu chín cơm, ninh nhừ hạt mì như trước mà chỉ cần ngâm thức ăn cho mềm ra là có thể dùng được. Sang đến ngày thứ 15, vịt con đã có thể ăn thóc luộc, thóc bung, nên kết hợp thêm một chút rau xanh và cám để đầy đủ chất dinh dưỡng.
Đây là giai đoạn phàm ăn nhất của vịt con, các bạn không nên cho ăn quá nhiều một lúc dễ khiến vịt bị bội thực. Các bữa ăn trong ngày sẽ được giảm lần lượt cho đến khi chỉ còn 2 bữa. Cần chú ý thường xuyên thả vịt ra ngoài đồng để chúng tự kiếm thức ăn, đồng thời cũng được tập thể dục. Đây là một thời kỳ phát triển mạnh về thể chất, cơ và xương nên cần cho vịt con ăn nhiều thức ăn có đạm.
Xem thêm: Mèo không được ăn gì? Lưu lại ngay để tránh ngộ độc cho mèo cưng
Ở giai đoạn này, các bạn vẫn nên cho ăn vịt con ăn thóc bung nhưng cho thêm một chút lẫn thóc không bung vào để vịt làm quen dần với thức ăn dạng thô. Sang ngày thứ 20, thức ăn của vịt không cần phải tiến hành luộc chín bởi chúng đã quen với thóc không bung.
Các bạn cần đặc biệt chú ý thường xuyên cho chúng thưởng thức các món ăn có mùi tanh như ốc, cua, hến, tôm,…. Điều này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của chúng làm quen dần với các vị khác lạ, kích thích bản năng săn mồi của mình. Lúc này, chúng ta đã có thể thả chúng ra ngoài đồng, ao hồ để tự kiếm thêm thức ăn. Sang ngày thứ 25 trở đi, các bạn đã có thể chỉ cho chúng ăn thuần thóc.
Để có thể giúp vịt con ăn uống ngon lành mà không bị bệnh, chúng ta cần chuẩn bị 2 loại dụng cụ cơ bản sau:
Máng tôn: nên dùng loại máng tôn có kích thước dài từ 70 – 90cm, rộng khoảng 50cm, trung bình khoảng 40 – 60 con trong một máng. Ngoài ra, chúng ta có thể sự mẹt tre, tấm nilon hay xây máng bằng gạch, bê tông. Đặc biệt, chúng ta cần vệ sinh máng sạch sẽ thường xuyên trước khi cho vịt ăn.
Máng uống: ở trong giai đoạn từ 1 – 4 tuần tuổi chỉ nên dùng máng tròn 2 lít để tránh lãng phí nước. Ở giai đoạn từ 5 – 12 tuần thì bắt đầu dùng máng 5 lít, mỗi máng sẽ chứa khoảng 20 – 30 con, cung cấp trung bình từ 0,3 – 0,5 lít/ngày. Chúng ta có thể cho vịt con bằng máng nhựa, máng tôn hoặc xây dựng bằng bê tông. Cũng giống như máng ăn, cần thường xuyên vệ sinh trước khi cho chúng uống nước. Các bạn cần lưu ý để máng ăn cách xa máng uống khoảng 2,5m để tránh thức ăn vào nguồn nước gây ô nhiễm khiến vịt con sinh bệnh.
Vịt con mới nở có sức đề kháng khá yếu, thân nhiệt thấp, hệ tiêu hóa các bộ phận khác chưa phát triển đầy đủ, đồng thời chưa có khả năng phòng vệ hay tự kiếm ăn. Các bạn cần tiến hành úm vịt con để giúp chúng giữ được ấm, tạo điều kiện phát triển đầy đủ mọi cơ quan nội tạng.
Đàn vịt con cần tách riêng với vịt trưởng thành. Các bạn lót thêm mùn cưa, dăm bào, vỏ trấu, khăn mềm để đàn vịt con luôn được giữ ấm và có tổ luôn khô thoáng. Các bạn tuyệt đối không nên dùng giấy báo hay vật liệu trơn trượt dùng để lọt bởi vì vịt con lúc này còn khá yếu, dễ bị trơn trượt, tự làm mình bị thương.
Trong vài tuần đầu tiên, các bạn cần chú ý ủ ấm cho vịt con để chúng có thời gian thích nghi với không khí bên ngoài vỏ. Cũng giống như gà con ăn gì, chúng ta nên tiến hành lắp thêm đèn giữ ấm ở phía trên lồng chứa.
Với đèn ấm, các bạn có thể sử dụng đèn hồng ngoại hoặc đèn sưởi gas để vừa có ánh sáng vừa có lượng nhiệt để sưởi ấm. Không nên để đèn quá gần bởi vì có thể khiến lồng ấp bị nóng hoặc làm vịt con bị bỏng.
Khi nhìn thấy vịt con tập trung đông dưới đèn, có thể lúc này chúng đang bị lạnh cần điều chỉnh nhiệt, tăng công suất của đèn giữ ấm. Còn khi thấy chúng nằm rải rác và thở hổn hển thì cần hạ công suất của đèn xuống bởi vì nhiệt độ trong lồng đang quá cao. Sau khi vịt đã lớn thì cần dời đèn giữ ấm lên cao và chuyển chúng đến chuồng rộng hơn.
Nhìn chung, vịt con trong giai đoạn này thường khá yếu, chúng ta cần chú ý, chăm sóc tỉ mỉ để đàn vịt con được khỏe mạnh nhất. Về cơ bản, vieclam123.vn đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc vịt con ăn gì khi mới nở. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, các bạn hãy gửi để chúng tôi tiếp tục trả lời trong bài sau.
Con dơi là một loài động vật rất quen thuộc trong đời sống chúng ta. Nhưng các bạn có thực sự biết thức ăn của chúng là gì không? Hãy tìm hiểu điều này ở ngay bài viết dưới đây bạn nhé!
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023