close
cách
cách cách cách cách cách

Cách tìm việc làm nhân viên kinh doanh tại Hà Nội hiệu quả nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kinh doanh được xem là một trong những ngành nghề kiếm tiền tốt nhất. Song kinh doanh có dễ không, nên chọn kinh doanh lĩnh vực gì có triển vọng nhất tại Hà Nội hiện nay? Hãy cùng Vieclam123.vn giải quyết vấn đề qua một số tiếp cận dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu công việc của nhân viên kinh doanh

Giới thiệu công việc nhân viên kinh doanh

Giới thiệu công việc nhân viên kinh doanh

1.1. Nhân viên kinh doanh là gì? Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh

Tổng quan

Nhân viên kinh doanh là một trong những vị trí công việc mang tính đặc thù tại các công ty, doanh nghiệp tư nhân.

Thực chất của công việc của nhân viên kinh doanh là định hướng và đưa ra những giải pháp kinh doanh cụ thể cho công ty, doanh nghiệp nhằm đem lại lợi nhuận tối ưu.

Thông thường, nguồn lợi nhuận mà một hay nhiều nhân viên kinh doanh mang lại sẽ tồn tại ở 2 dạng chính: Dạng thứ nhất là nguồn lợi nhuận trực tiếp - nguồn tiền thu lại - thông qua nhân viên bán hàng (nhân viên sales). Và dạng thứ hai là nguồn lợi nhuận lâu dài - khách hàng tiềm năng hoặc đơn vị kinh doanh hợp tác. Trong đó khách hàng tiềm năng sẽ được đặt ở vị trí ưu tiên hơn, giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối và mở rộng mạng lưới khách hàng mới.

Bằng cách này hoặc cách khác, nhân viên kinh doanh nhất định phải là yếu tố then chốt để tạo ra và đảm bảo tính ổn định doanh thu. Do đó, nhân viên kinh doanh không thường là nhân viên văn phòng mà sẽ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Thái độ, phản ứng của khách hàng vì thế cũng là một trong những chìa khóa tác động đến ý tưởng kinh doanh của nhân viên kinh doanh nói riêng, nhà kinh doanh (doanh nghiệp) nói chung.

Qua quá trình tiếp xúc đó, nhân viên kinh doanh còn là người nắm bắt thị trường tốt nhất trong doanh nghiệp, từ đó đưa ra được giải pháp có tính phù hợp và ứng dụng đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể.

Vì một số điểm tương đồng về đặc điểm công việc và mục tiêu hướng đến nên trong thực tế tại các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay, nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng thường được đồng nhất với nhau. Hai thuật ngữ này vì vậy khiến rất nhiều người nhầm lẫn là một.

Tuy nhiên về bản chất, nhân viên bán hàng thiên về mang lại nguồn lợi nhuận trực tiếp (tiền), họ sẽ là những người đứng bán hàng tại quầy hàng hoặc telesales, không phải tìm kiếm khách hàng trên thị trường. Còn nhân viên kinh doanh lại thực hiện chức năng định hướng chiến lược kinh doanh, đưa ra các giải pháp để thu lợi nhuận chung. Nhân viên kinh doanh giới thiệu, quảng bá sản phẩm, song lại không phải đứng bán hàng tại quầy hàng.

Vậy nhân viên kinh doanh làm những công việc cụ thể nào?

Phạm vi công việc của nhân viên kinh doanh rất rộng, tuy nhiên để thu hẹp lại, ta có thể xem xét những công việc mà một nhân  viên kinh doanh cơ bản phải làm trong 3 mối quan hệ tương tác là:Mối quan hệ của nhân viên kinh doanh với khách hàng (đây là mối quan hệ chính để đem lại lợi nhuận), mối quan hệ của nhân viên kinh doanh với các vị trí công việc khác trong đơn vị kinh doanh (thường là quan hệ tương hỗ chứ không phải quan hệ cạnh tranh) và mối quan hệ của nhân viên kinh doanh với cấp trên (mối quan hệ thuộc quản lý). Ngoài ra, nhân viên kinh doanh cũng có thể chủ động trong các mối quan hệ với đối tác kinh doanh hoặc phạm vi gần khách hàng - tất cả những người có tiềm năng để tạo nguồn lợi nhuận cho dự án kinh doanh. Cụ thể là:

Mối quan hệ lợi ích: Giữa nhân viên kinh doanh và khách hàng. Trong đó nhân viên kinh doanh sẽ làm nhiệm vụ:

  • Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ trực tiếp với khách hàng, đồng thời quảng bá hình ảnh thương hiệu của đơn vị kinh doanh ra thị trường, phát triển mạnh mẽ hiệu quả kinh doanh tại đơn vị mà nhân viên kinh doanh quản lý

  • Tư vấn và thuyết phục khách hàng quan tâm, tham gia sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

  • Xác định nguồn khách hàng tiềm năng, giữ chân khách hàng, từ đó nhân rộng mạng lưới khách hàng tham gia sản phẩm, dịch vụ (thông qua mối quan hệ với khách hàng tiềm năng)

  • Theo dõi và quản lý hợp đồng với khách hàng

  • Chủ động liên hệ với khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng và khách hàng mới, có thể hẹn gặp để trao đổi thông tin

  • Giải quyết những khiếu nại của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của đơn vị kinh doanh trong phạm vi chức năng

Mối quan hệ tương hỗ: Giữa nhân viên kinh doanh với các vị trí nhân viên khác trong doanh nghiệp - nhân viên bán hàng, telesales. Trong mối quan hệ này, nhân viên kinh doanh sẽ làm nhiệm vụ là:

  • Phổ biến chiến lược kinh doanh

  • Yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết

  • Phản hồi về chất lượng bán hàng và chuyển giao công việc phụ trách giải quyết khiếu nại của khách hàng khi cần thiết

Mối quan hệ chịu sự quản lý: Giữa nhân viên kinh doanh với quản lý trực tiếp, ban lãnh đạo. Trong mối quan hệ này, nhân viên kinh doanh sẽ phải:

  • Trình bày ý tưởng và giải pháp kinh doanh cụ thể

  • Báo cáo kết quả kinh doanh 

  • Tiếp nhận và xử lý thông tin được giao

  • Lập báo cáo, giải trình trong những dự án kinh doanh cụ thể

  • Báo cáo hoạt động hằng ngày

Ngoài 3 mối quan hệ chính kể trên, nhân viên kinh doanh cũng là người thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác với đối tác kinh doanh, những mối quan hệ gần khách hàng như gia đình, người thân, bạn bè, … để đem lại doanh thu thông qua quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Để tìm hiểu kỹ hơn về công việc của nhân viên kinh doanh bạn có thể xem bài viết: Nhân viên kinh doanh là gì? Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh

1.2. Những kỹ năng cần có để trở thành nhân viên kinh doanh giỏi

Những kỹ năng cần có của một nhân viên kinh doanh

Những kỹ năng cần có của một nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh có thể là người tốt nghiệp đúng chuyên ngành, học trái ngành, thậm chí không có bằng cấp cao, song trên thực tế khi vào công việc, bất cứ một nhân viên nào cũng cần nắm được những kiến thức kinh doanh cơ bản và những kỹ năng hành nghề cần thiết. Những kỹ năng này phục vụ trực tiếp cho nhân viên để đạt hiệu suất công việc, đồng thời giúp cho bạn có cơ hội thăng tiến rất cao. Nói cách khác, kỹ năng nghề giỏi tỉ lệ thuận với cơ hội thăng tiến của nghề nghiệp kinh doanh hiện nay. Vậy để tìm việc làm nhân viên kinh doanh tại Hà Nội vàtrở thành nhân viên giỏi, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng nào?

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là kỹ năng rất quan trọng đối với mọi nhóm ngành nghề, nhất là đối với công việc kinh doanh.

Giao tiếp cơ bản khác với giao tiếp có kỹ năng.

Nếu như giao tiếp cơ bản là việc sử dụng ngôn ngữ nói để truyền đạt thông tin đến đối tượng tiếp nhận, thì giao tiếp có kỹ năng lại đòi hỏi thông tin truyền đi mang tính đồng nhất thông qua khả năng chọn lọc và sử dụng ngôn ngữ, bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể.

Trong công việc kinh doanh, kỹ năng giao tiếp tốt trước hết cho phép nhân viên kinh doanh có thể giới thiệu, quảng bá và tiếp cận khách hàng thành công nhất. Đồng thời với đó, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ khiến khách hàng tin tưởng, có thiện cảm nhiều hơn đối với mục đích giao tiếp.

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra trong kinh doanh, kỹ năng giao tiếp thậm chí có tính quyết định đến thành công của chiến dịch kinh doanh nhiều hơn nội dung dự án. Bạn hãy thử hình dung một dự án có nội dung chất lượng cao, song người làm nên dự án lại không có khả năng truyền đạt đến đối tượng tiếp nhận thì tất nhiên đây sẽ như một dự án lý thuyết thuần túy (dự án chết). Muốn chuyển từ lý thuyết đến ứng dụng thực tế nhất định phải giao tiếp có kỹ năng.

Kỹ năng quan sát và phán đoán

Thông qua quan sát và phán đoán, nhân viên kinh doanh gần như có thể nắm được 90% tâm lý khách hàng.

Kỹ năng quan sát, phán đoán thực chất chính là 2 giai đoạn của nhận thức: Trực quan sinh động và tư duy. 

Trong thực tế, kỹ năng quan sát và phán đoán được hình thành từ giao tiếp và thông qua giao tiếp mà phát triển. Không có nhân viên kinh doanh nào lại quan sát khách hàng qua máy tính để phán đoán tâm lý của họ cả. Nhân viên kinh doanh phải là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, lắng nghe phản hồi của họ, nhìn nhận cảm nhận và nắm bắt tâm lý của họ thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi. 

Như vậy, kỹ năng quan sát và phán đoán (khách hàng) là kỹ năng hoàn toàn có thể học hỏi và rèn luyện trong quá trình hoạt động (ít phụ thuộc vào tố chất).

Ngoài ra, kỹ năng quan sát và phán đoán còn được đặt trong mối quan hệ với thị trường hoạt động chung, từ đó quyết định tính định hướng và giải pháp kinh doanh đúng đắn.

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục được sử dụng nhiều nhất trong 2 mối quan hệ kinh doanh:

  • Thuyết phục người nghe về tính chân thực và hiệu quả của dự án kinh doanh (khâu đầu)

  • Thuyết phục khách hàng tin tưởng, quan tâm và tham gia sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp (khâu cuối).

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình giúp nhân viên kinh doanh có thể vận dụng trong việc trình bày ý tưởng dự án kinh doanh, đưa ra giải pháp kinh doanh.

Kỹ năng thuyết trình sẽ phát huy tối đa hiệu quả giao tiếp khi làm việc nhóm.

Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe khác với nghe. Nghe đơn thuần chỉ là việc người nghe tiếp nhận âm thanh một cách trực quan, có quyền từ chối hoặc phớt lờ thông tin. Còn lắng nghe lại là việc người nghe tiếp nhận thông tin bằng tư duy, tập trung vào nội dung thông tin của người nói, hiểu và phản ứng lại với nó bằng sự đồng cảm hoặc phản bác.

Kỹ năng lắng nghe trong việc làm kinh doanh được áp dụng trong mối quan hệ với khách hàng. Thông qua lắng nghe, nhân viên kinh doanh có thể biết được thái độ và kết quả của khách hàng xác định với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Những khiếu nại, phản hồi của khách hàng cũng chính là giá trị giúp nhân viên kinh doanh có thể nhận thức ra vấn đề thiếu sót trong dự án, từ đó đưa ra giải pháp đúng đắn hơn để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Kỹ năng xử lý tình huống kinh doanh

Kinh doanh là một trong những lĩnh vực hoạt động có tính động nhất, do đó những tình huống phát sinh là tất yếu. 

Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là phải xử lý được tình huống kinh doanh, bao gồm cả những tình huống chủ quan và tình huống khách quan gây ảnh hưởng không tốt đến chiến dịch kinh doanh đang thực hiện.

Những tình huống kinh doanh chủ quan xuất phát từ những sai lầm trong việc đưa ra giải pháp kinh doanh của nhân viên kinh doanh, làm cho dự án không thể hoạt động hoặc hoạt động không đem lại hiệu quả. Đối với xử lý tình huống chủ quan, nhân viên được quyền sửa sai trong 1 quỹ thời gian nhất định.

Những tình huống kinh doanh khách quan là tình huống phát sinh trong mối quan hệ với khách hàng hoặc những biến động khách quan chung trong thị trường, ví dụ: Khách hàng khiếu nại, phản hồi tiêu cực với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp; khách hàng từ chối sản phẩm; dịch bệnh; tình huống chơi xấu của đối thủ cạnh tranh; …

Đối với mỗi tình huống cụ thể, nhân viên kinh doanh phải đưa ra được giải pháp và xử lý tốt nhất, do đó bắt buộc phải có kỹ năng được hình thành (thông qua giao tiếp và học hỏi trong công việc).

Kỹ năng xây dựng hình ảnh cá nhân

Xây dựng hình ảnh cá nhân là bước hoàn thiện hình ảnh tốt nhất của nhân viên trong mắt khách hàng, thông qua:

  • Trang phục phù hợp

  • Giao tiếp tốt

  • Phong thái lịch sự, tự tin, cởi mở và chân thành

Kỹ năng xây dựng kịch bản

Kỹ năng xây dựng kịch bản là kỹ năng cần thiết cho cả những người mới vào nghề và những chuyên viên kinh doanh.

Xây dựng kịch bản thực chất chính là việc nhân viên kinh doanh chuẩn bị trước nội dung, phong thái cần nói chuyện và ứng xử với khách hàng trong một cuộc gặp trực tiếp hoặc gián tiếp để trao đổi thông tin có tính mục đích.

Việc ứng dụng kỹ năng xây dựng kịch bản cho phép nhân viên kinh doanh dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp hơn, cụ thể là có thể chủ động ứng xử, phản xạ, giải quyết tình huống một cách tự tin nhất để thu hút khách hàng vào dự án kinh doanh của doanh nghiệp.

Kỹ năng xây dựng kịch bản thực ra cũng là một loại kinh nghiệm làm việc, làm lâu dần, giao tiếp nhiều và ứng xử với nhiều tình huống kinh doanh cụ thể sẽ giúp kỹ năng này được nâng cao nhanh chóng và gần như đối với kịch bản nào bạn cũng sẽ dễ dàng định hình hơn.

Trên đây là những kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên kinh doanh, hãy trau dồi và luyện tập thật tốt những kỹ năng trên để có thể trở thành một chuyên viên kinh doanh giỏi.

2. Những vị trí việc làm kinh doanh có triển vọng tại Hà Nội hiện nay

Nếu bạn đang cần tìm việc làm nhân viên kinh doanh tại Hà Nội thì những công việc sau đây là gợi ý cho bạn.

Những vị trí việc làm kinh doanh có triển vọng tại Hà Nội

Những vị trí việc làm kinh doanh có triển vọng tại Hà Nội

2.1. Việc làm kinh doanh tại Hà Nội ngành ô tô

Việc làm nhân viên kinh doanh ngành ô tô tại Hà Nội hiện là một vị trí công việc đang rất “hot” và có triển vọng, không chỉ đem lại lợi nhuận cao mà còn dễ tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng.

Nhân viên kinh doanh ngành ô tô trực thuộc bộ phận kinh doanh tại hãng ô tô, hệ thống đại lý, đại lý nhỏ lẻ, showroom  ô tô, ...

Cũng giống như một nhân viên kinh doanh thông thường, nhân viên kinh doanh ngành ô tô thực hiện nhiệm vụ chính là định hướng và đưa ra giải pháp tốt nhất cho chiến lược kinh doanh ô tô của doanh nghiệp.

Thị trường khách hàng của ngành ô tô không quá lớn, xong đang có xu hướng ngày càng mở rộng và đa phần nằm ở bộ phận người có thu nhập cao, có địa vị hoặc có nhu cầu sử dụng trực tiếp, do đó có thể nói ngành ô tô có nguồn khách hàng bền vững và tiềm năng nhất. 

Thiết lập và duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng cũng là một trong những phương pháp kinh doanh thông minh nhất ngành ô tô.

Hiểu được điều này, nhân viên kinh doanh sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong việc thâm nhập, tìm kiếm và tư vấn cho khách hàng tiềm năng ngành ô tô.

Tuy nhiên nhìn lại, ô tô là mặt hàng có giá trị lớn, không chỉ phục vụ cho nhu cầu sử dụng hằng ngày mà còn là định giá tài sản người dùng, do đó là mặt hàng kén khách. Chính vì vậy, nhân viên kinh doanh khi tiếp cận được khách hàng phải vận dụng tốt thương hiệu cũng như khả năng tư vấn, đàm phán, thuyết phục và chăm sóc khách hàng tốt nhất.

Vị trí công việc này không kén giới, phù hợp với cả nam và nữ, trong đó mỗi bên lại có những ưu thế trong việc đem lại hiệu suất công việc:

  • Nữ nhân viên kinh doanh ngành ô tô: Thường có ưu thế về ngoại hình, khả năng giao tiếp hoạt ngôn, nhẹ nhàng, mềm mỏng, truyền cảm và có khả năng thuyết phục tốt hơn

  • Nam nhân viên kinh doanh ngành ô tô: Năng động, nhiệt tình, chủ động trong các cuộc hẹn với khách hàng, không giới hạn địa lý, có thể tìm kiếm khách hàng tỉnh vào những khoảng thời gian khác nhau (điều hạn chế ở nữ giới).

So với những nhóm ngành khác, kinh doanh ô tô tương đối vất vả hơn. Không chỉ là việc xây dựng chiến lược và trực tiếp thực hiện nó, mà thông thường nhân viên kinh doanh cũng là người hướng dẫn khách hàng về những thủ tục sau mua (vì là người giao tiếp trực tiếp với khách hàng).

Tính chất công việc bận rộn và mất nhiều thời gian, song làm nhân viên kinh doanh ngành ô tô tại Hà Nội có thu nhập tốt. Mức lương cứng khởi điểm của một kinh doanh có thể dao động từ  5.5 - 7.5 triệu đồng/ tháng, nhưng hoa hồng lại cao hơn rất nhiều, đem lại thu nhập cho vị trí công việc này có thể lên đến 30 triệu/ tháng hoặc hơn tùy vào khả năng làm việc.

2.2. Việc làm kinh doanh tại Hà Nội ngành bất động sản

Nhân viên kinh doanh ngành bất động sản cũng là một trong những vị trí công việc có triển vọng và đem lại thu nhập tốt nhất.

Về tên gọi, ngoài “nhân viên kinh doanh bất động sản”, vị trí công việc này còn được biết đến với các tên khác như: Môi giới bất động sản, chuyên viên tư vấn bất động sản.

Nhân viên kinh doanh bất động sản hoạt động trực tiếp trong nội bộ ngành đất đai (và những tài sản gắn liền với đất đai được pháp luật Việt Nam quy định như nhà cửa, nhà xưởng, cây cối lâu năm). Tuy nhiên vị trí công việc này không đồng nhất là người bán bất động sản hay người mua bất động sản mà là vị trí môi giới, trung gian giữa 2 bên. Trên cơ sở đó, vị trí công việc này sẽ đảm nhận một số nhiệm vụ công việc chính là:

  • Nắm vững kiến thức bất động sản chung và các sản phẩm, dịch vụ cụ thể của công ty

  • Tìm kiếm khách hàng: Khách hàng của nhân viên kinh doanh bất động sản bao gồm cả người bán bất động sản và người mua bất động sản.

Để tìm kiếm được khách hàng, nhân viên kinh doanh phải có phương pháp tìm kiếm, có thể trực tiếp đi thị trường, có thể tìm kiếm qua đối tác, qua truyền thông, internet hoặc qua mạng lưới mối quan hệ thân cận

  • Tìm kiếm và khái quát thông tin sơ bộ của người mua và người bán, lưu trữ thông tin và lên kế hoạch báo cáo

  • Chốt hợp đồng

  • Dẫn khách đi xem nhà

  • Hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng trong mối quan hệ trao đổi mua bán bất động sản sao cho đưa ra được mức giá và những điều khoản hợp lý và có lợi cho cả 2 bên. Phụ trách các giấy tờ pháp lý và hồ sơ cần thiết trong phạm vi chức năng

  • Tìm hiểu tình hình thực tế của bên mua (nhất là khả năng tài chính) để có thể tìm ra giải pháp tối ưu nhất

  • Tư vấn khách hàng, đàm phán, thuyết phục và chăm sóc khách hàng tiềm năng

  • Giải quyết những thắc mắc của khách hàng trong suốt quá trình hoàn tất thủ tục giấy tờ cũng như pháp lý cơ sở

  • Thiết lập mối quan hệ khách hàng bền vững, mở rộng thị trường bất động sản

  • Lập báo cáo bất động sản

Để trở thành nhân viên kinh doanh bất động sản, yêu cầu về bằng cấp không quá quan trọng, bạn chỉ cần có bằng THPT hoặc Trung cấp, tuy nhiên yêu cầu về kỹ năng lại đòi hỏi cao, bạn phải là người có những kỹ năng mềm nhất định như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, thuyết phục, chăm sóc khách hàng và khả năng làm việc độc lập, chủ động trong tìm kiếm, tìm hiểu khách hàng.

Với mức thu nhập hoa hồng rất cao (tổng thu nhập thậm chí lên đến 100 triệu/ tháng), số lượng công việc kinh doanh bất động sản ngày càng nhiều và có xu hướng gia tăng nhanh.

Đây cũng đồng thời nằm trong nhóm việc làm có tiềm năng vì lĩnh vực kinh doanh nằm trong nhóm nhu cầu thiết yếu.

Nhân viên kinh doanh bất động sản

Nhân viên kinh doanh bất động sản là một nghề có thu nhập cao

2.3. Việc làm kinh doanh ngành nội thất tại Hà Nội

Nhóm ngành kiến trúc - nội thất nhìn chung ra đời khá sớm và phát triển có tính ổn định, đang hoạt động mạnh trong những năm gần đây thông qua các nhãn hàng thiết kế, hệ thống cửa hàng và cửa hàng bán lẻ nội thất trên toàn thành phố.

Sản phẩm nội thất đa dạng về mẫu mã và số lượng lớn, phân phối phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sử dụng ở mỗi gia đình, do đó nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh ngành nội thất càng cao.

Nhân viên kinh doanh ngành nội thất sẽ chịu trách nhiệm chính yếu trong việc lên ý tưởng kinh doanh cho doanh nghiệp, thiết kế, xây dựng và tổ chức thực hiện dự án kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh chung, đưa ra những giải pháp khắc phục nếu kinh doanh thua lỗ.

Đối với vị trí công việc này, nhân viên kinh doanh cũng là người tìm kiếm - kết nối khách hàng quan tâm đến nội thất trong thị trường trực tiếp hoặc qua hệ thống dữ liệu mạng xã hội, thậm chí có thể lên kế hoạch marketing chạy quảng cáo vào những thời điểm, phạm vi có tính khả thi (thời cơ).

Tại một số đơn vị kinh doanh quy mô nhỏ, nhân viên kinh doanh cũng tham gia 1 số bộ phận bán hàng trong phạm vi chức năng. 

Nhìn chung việc làm kinh doanh ngành nội thất không quá vất vả vì đối tượng khách hàng rộng, sản phẩm, dịch vụ cũng là những sản phẩm có định giá tài sản không quá lớn.

Mức thu nhập của nhân viên kinh doanh ngành nội thất phụ thuộc vào doanh thu mà bộ phận kinh doanh đem lại. Mức lương khởi điểm của các vị trí việc làm kinh doanh sẽ dao động từ 6 - 8 triệu/ tháng. Hoa hồng ăn theo phần trăm tạo tổng thu nhập khoảng 15 - 18 triệu/ tháng hoặc hơn (tùy vào hiệu suất công việc).

2.4. Việc làm kinh doanh thị trường tại Hà Nội

Nhân viên kinh doanh thị trường là một khái niệm rất gần với nhân viên sales. Vậy thực chất đây là công việc gì?

Nhân viên kinh doanh thị trường trực thuộc bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp, có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tại một thị trường nhất định. Nếu nhân viên kinh doanh cơ bản có thể tìm kiếm khách hàng từ các phương pháp khác nhau: Trực tiếp, gián tiếp, qua điện thoại hoặc qua các mối quan hệ tiềm năng, thì nhân viên kinh doanh thị trường nhất định phải tiếp xúc khách hàng trực tiếp tại thị trường, giới thiệu và bán sản phẩm để đạt doanh thu.

Thông thường, mỗi nhân viên kinh doanh hoặc nhóm nhân viên kinh doanh thị trường sẽ phụ trách 1 thị trường nhất định. Thị trường này có thể quy định về lĩnh vực hoạt động, phạm vi khu vực hoặc hệ thống cửa hàng. Thông qua các thị trường chi tiết này, nhân viên kinh doanh thị trường có thể kết nối và thiết lập mối quan hệ bán hàng.

Trong thực tế, nhân viên kinh doanh thị trường sẽ làm việc khá mệt nhưng lại đem lại lợi nhuận trực tiếp, kết quả nhanh chóng và có doanh thu ổn định, trực tiếp thực hiện những dự án kinh doanh của doanh nghiệp (cơ bản là ý tưởng của nhân viên kinh doanh).

Như vậy, về cơ bản nhân viên kinh doanh thị trường sẽ phải thực hiện nhiệm vụ như 1 nhân viên kinh doanh thông thường, nhưng phải trực tiếp đi thị trường sales sản phẩm, dịch vụ để thu lại lợi nhuận.

Nhân viên kinh doanh thị trường thường không yêu cầu quá cao về bằng cấp nhưng đòi hỏi những kỹ năng nghề nhất định, nhất là kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, chốt đơn và chăm sóc khách hàng.

Mức lương khởi điểm cho một nhân viên kinh doanh thị trường tại Hà Nội sẽ dao động từ 6.5 - 8 triệu/ tháng (tùy năng lực và kinh nghiệm làm việc). Doanh thu của nhân viên kinh doanh phụ thuộc vào số lượng doanh thu sản phẩm sales thị trường là chính, có thể rơi vào 15 - 17 triệu/ tháng.

3. Cách tìm việc làm nhân viên kinh doanh tại Hà Nội

Cách tìm việc làm nhân viên kinh doanh tại Hà Nội

Tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin lên mọi mặt của đời sống, xã hội, trong đó có lĩnh vực lao động và tìm kiếm việc làm đã dần làm thay đổi cơ bản phương thức tìm kiếm việc làm cho người lao động.

Thay bởi phương pháp tìm kiếm truyền thống, hiện nay người tìm việc nhân viên kinh doanh hoàn toàn có thể ngồi tại chỗ và truy cập các trang website tìm kiếm việc làm uy tín.

Hai cách tìm việc làm nhân viên kinh doanh tại Hà Nội phổ biến nhất hiện nay là:

  • Cách 1: Tìm việc nhanh bằng cách search từ khóa “tìm việc nhân viên kinh doanh tại Hà Nội” qua thanh công cụ Google, Cốc Cốc

Với cách thức này, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những vị trí công việc chi tiết tại các website tìm việc làm miễn phí.

  • Cách 2: Tạo CV điện tử tìm việc miễn phí tại web: Vieclam123.vn

Hướng dẫn tạo CV qua các bước đơn giản: Truy cập trang web Vieclam123.vn => Tạo hồ sơ (CV) cá nhân, cập nhật thông tin và vị trí ứng tuyển: Nhân viên kinh doanh (ngành cụ thể) tại Hà Nội => Tải CV lên trang web Vieclam123.vn => Khi thông tin của bạn đã được ghim trên trang, các đơn vị tuyển dụng vị trí phù hợp sẽ chủ động liên hệ đến bạn.

Trên đây là những giới thiệu chi tiết về công việc kinh doanh cũng như những vị trí việc làm kinh doanh tại Hà Nội có triển vọng cao. Hy vọng những chia sẻ này đã phần nào giúp bạn có thêm thêm lựa chọn cho nghề nghiệp tương lai nhé. Chúc các bạn thành công. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.