close
cách
cách cách cách cách cách

Công việc của nhân viên kinh doanh ngành bất động sản tại Hà Nội

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhân viên kinh doanh ngành bất động sản là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao tại Hà Nội. Cùng tìm hiểu công việc của nhân viên trong ngành này qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.

1. Công việc của nhân viên kinh doanh tại Hà Nội ngành bất động sản

Nhân viên kinh doanh ngành bất động sản thường đảm nhận một số công việc chính sau đây:

1.1. Tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong việc mua bán đất đai

Nhân viên kinh doanh bất động sản sẽ hướng dẫn và hỗ trợ người có nhu cầu mua bán bất động sản với mức giá hợp lý và những điều khoản có lợi nhất cho khách hàng. 

Nhân viên kinh doanh bất động sản trong quá trình trao đổi với khách hàng sẽ xác định được nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng để đề xuất giải pháp phù hợp với điều kiện của từng khách hàng. Họ là người làm trung gian kết nối người mua và người bán. Trong quá trình đàm phán, tư vấn, chăm sóc khách hàng về tình hình thị trường, giá, thế chấp, nhân viên kinh doanh bất động sản sẽ giải quyết các yêu cầu về pháp lý và vấn đề liên quan, đảm bảo giao dịch trung thực và hợp pháp.

Công việc của nhân viên kinh doanh tại Hà Nội ngành bất động sản

Công việc của nhân viên kinh doanh tại Hà Nội ngành bất động sản

1.2. Xử lí các vấn đề liên quan đến pháp lí

Không giống như kinh doanh những mặt hàng nhỏ lẻ khác, sản phẩm của nhân viên kinh doanh bất động sản là nhà đất, vì vậy họ cũng sẽ là người giải quyết các vấn đề liên quan đến sổ sách, giấy tờ, các vấn đề pháp lí để khách hàng yên tâm mua bán đất và quá trình mua bán được thuận lợi, suôn sẻ không bị gián đoạn. 

Một trong những công việc mà nhân viên kinh doanh bất động sản cũng cần thực hiện đó là tiến hành phân tích thị trường để ước tính giá trị tài sản tại thời điểm đó. Giá nhà đất tăng hay giảm còn phụ thuộc vào nhu cầu của con người vào từng thời điểm cũng như mức độ cạnh tranh của thị trường. 

Khi sở hữu một bất động sản hoặc được người bán bất động sản tin tưởng giao cho nhiệm vụ bán thì nhân viên kinh doanh bất động sản cần chuẩn bị công tác trình bày và marketing bất động sản với người mua tiềm năng nhằm bán bất động sản đó trong thời gian sớm nhất với mức giá tốt nhất. 

Trước khi giao bất động sản cho người mua, nhân viên kinh doanh bất động sản chịu trách nhiệm chuẩn bị giấy tờ cần thiết như hợp đồng hoặc hợp đồng cho thuê. 

Công việc của nhân viên kinh doanh tại Hà Nội ngành bất động sản

Xử lí các vấn đề liên quan đến pháp lí

1.3. Mở rộng mối quan hệ công việc

Nhân viên kinh doanh bất động sản không làm việc đơn lẻ mà có sự hợp tác, hỗ trợ từ nhiều bên khác nhau. Nếu mở rộng, kết thân được với càng nhiều mối quan hệ hợp tác trong công việc thì mọi giao dịch bất động sản càng được thuận lợi, suôn sẻ. 

Nhân viên kinh doanh bất động sản cũng có trách nhiệm lưu giữ và cập nhật danh sách bất động sản được chào bán một cách thường xuyên, xác định những bất động sản nào tiềm năng, những bất động sản nào cần bán gấp. 

Trong quá trình là sổ sách, giấy tờ, nhân viên kinh doanh bất động sản sẽ hợp tác với nhân viên thẩm định, các công ty ký quỹ, bên cho vay và thanh tra nhà ở, xây dựng mạng lưới và hợp tác với luật sư, bên cho vay thế chấp và nhà thầu đồng thời xúc tiến bán thông qua quảng cáo và liên tục cập nhật kiến thức về thị trường bất động sản và thủ tục tốt nhất.

2. Yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh ngành bất động sản

Không phải ai cũng phù hợp với công việc nhân viên kinh doanh ngành bất động sản. Có những người không trụ được với nghề mà rời bỏ để tìm kiếm công việc khác. Những người có thể gắn bó lâu dài về cơ bản nhà tuyển dụng khi nhìn vào CV xin việc bất động sản họ sẽ đánh giá ứng viên qua những kỹ năng sau:

Công việc của nhân viên kinh doanh tại Hà Nội ngành bất động sản

Yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh ngành bất động sản

2.1. Các kỹ năng mềm

Nhà tuyển dụng không yêu cầu quá cao về mặt bằng cấp khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh bất động sản mà thường chỉ yêu cầu ứng viên có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung cấp trở lên. 

Trước khi bước vào nghề, bạn cần phải có giấy phép hành nghề môi giới bất động sản thì mới được làm nghề. 

Những kỹ năng mềm cần thiết để làm tốt công việc này như kỹ năng giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ, kỹ năng đàm phán, thuyết phục người nghe.

Kỹ năng giao tiếp tốt giúp tạo được ấn tượng với khách hàng, lấy được lòng tin của khách và tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp hơn. 

2.2. Am hiểu về ngành bất động sản

Để làm được những công việc liên quan đến kinh doanh, giao dịch bất động sản này đòi hỏi nhân viên kinh doanh bất động sản phải có nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc cộng với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong nghề.

Những người mới vào nghề cần có sự chỉ dạy, dẫn dắt của những người đi trước có nhiều năm kinh nghiệm để công việc được suôn sẻ hơn. Nếu tự mình tìm hiểu, tự tìm kiếm các mối quan hệ làm ăn ngay từ thuở ban đầu thì có thể bạn sẽ đối mặt với khá nhiều khó khăn, thử thách. 

Công việc của nhân viên kinh doanh tại Hà Nội ngành bất động sản

Am hiểu về ngành bất động sản

2.3. Năng động, tích cực

Nhân viên kinh doanh bất động sản cần chủ động tìm kiếm khách hàng thì tiếp cận được họ và tích cực tư vấn, cung cấp dịch vụ cho những người có nhu cầu. Nếu chỉ ngồi im một chỗ mà muốn khách hàng, đối tác làm ăn tự tìm đến thì rất khó để nhân viên kinh doanh bất động sản có thể thành công.

Trong những công việc nhân viên kinh doanh thị trường tại Hà Nội thì bất động sản là ngành yêu cầu bạn phải đi lại nhiều nhất để tìm kiếm khách hàng và đưa khách đến xem nhà đất.

3. Kinh nghiệm trở thành nhân viên kinh doanh ngành bất động sản thành công

Dưới đây là chia sẻ kinh nghiệm quý báu từ những chuyên gia, người làm việc lâu năm trong nghề về cách làm thế nào để thành công trong ngành bất động sản. 

3.1. Là nhân viên tư vấn thay vì là nhân viên bán hàng

Nhiệm vụ chính của nhân viên kinh doanh bất động sản là bán bất động sản. Tuy nhiên, trong quá trình bán hàng, bạn phải luôn tâm niệm rằng mình là một nhân viên tư vấn, mang đến những thông tin hữu ích và giá trị đối với khách hàng thay vì nghĩ rằng mình là một nhân viên bán hàng. Bỏ suy nghĩ "bán hàng" ra khỏi đầu giúp khách hàng nhận thấy được sự thành tâm của bạn là muốn mang đến lợi ích cho khách hàng chứ không phải vì lợi nhuận. Ngay cả khi bạn đang rất cần một đơn hàng để chốt đơn thì cũng cần phải giữ cho mình cái đầu lạnh, khách hàng là thượng đế.

3.2. Chú trọng xây dựng mối quan hệ

Xây dựng mối quan hệ mọi lúc mọi nơi là điều vô cùng quan trọng trong nghề môi giới bất động sản. Những người đáng tin cậy, làm việc uy tín sẽ tạo dựng được lòng tin với khách hàng và đối tác, từ đó càng làm việc lâu năm càng xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đứng trên lập trường của khách hàng, khách hàng cũng chỉ muốn giao dịch mua bán với người quen biết, tin tưởng, hoặc do người quen giới thiệu, nhất là khi mặt hàng của họ có giá trị rất lớn chứ không hề nhỏ để có thể “thử mua cho biết” mà chọn bừa một nhà cung cấp. 

Công việc của nhân viên kinh doanh tại Hà Nội ngành bất động sản

Kinh nghiệm trở thành nhân viên kinh doanh ngành bất động sản thành công

3.3. Đam mê và gắn bó với nghề

Bất kể ngành nào cũng cần bạn phải có đam mê mới có thể thành công. Nhất là với ngành bất động sản nhiều khó khăn thì niềm đam mê là điều vô cùng cần thiết. 

Nếu đến với nghề chỉ vì nghĩ rằng nghề này mang lại thu nhập cao, thì bạn sẽ nhanh chóng thất vọng vì có khi vài tháng trời không kí được một hợp đồng nào hoặc đến phút cuối khách hàng bỗng dưng huỷ hợp đồng hay thậm chí cả năm mới được từ một đến hai hợp đồng. Sự đam mê, kiên trì giúp bạn gắn bó với ngành, gắn bó càng lâu, mối quan hệ càng được rộng mở, độ uy tín càng cao thì công việc của bạn càng suôn sẻ thuận lợi.

3.4. Sẵn sàng làm việc ngoài giờ

Nhân viên kinh doanh bất không có ngày nghỉ cố định, cũng không có thời gian làm việc cố định. Nhiều khi khách hàng cần tư vấn bất động sản vào giờ nghỉ ngơi hoặc ngày cuối tuần thì nhân viên kinh doanh bất động sản cũng cần tư vấn nhiệt tình cho khách hàng. Bởi khách hàng thường muốn tìm hiểu thêm thông tin khi họ có thời gian rảnh. 

Nhân viên kinh doanh bất động sản phải chấp nhận làm việc ngoài giờ hay cuối tuần tùy theo lịch hẹn với khách hàng.Chính bởi vậy, nhân viên kinh doanh bất động sản cũng cần có kỹ năng quản lý thời gian và phân chia công việc hợp lý nhất để tránh bỏ dở công việc giữa chừng và mất niềm tin với khách hàng.

3.5. Luôn có một quỹ dự phòng

Đặc thù của ngành bất động sản là có khi cả năm mới kí được một hợp đồng nhưng một hợp đồng đó có thể đủ nuôi sống bạn trong cả năm. Bởi vậy, để sống sót với nghề, nhân viên kinh doanh bất động sản luôn cần lập một khoản dự phòng cho chi phí sinh hoạt cần thiết từ 3-6 tháng để không quá bị động và khó khăn. Không ít người bỏ nghề là vì họ không có đủ sinh hoạt phí để duy trì cuộc sống trước khi gặt hái thành quả.

4. Mức lương của nhân viên kinh doanh ngành bất động sản

Nhân viên kinh doanh bất động sản có mức lương cứng khá thấp, tuy nhiên bạn sẽ được nhận thêm hoa hồng dựa trên giá trị hợp đồng bạn ký kết được với khách hàng. 

Mức lương cứng của nhân viên kinh doanh bất động sản chỉ khoảng 4-5 triệu/tháng. Tuy nhiên có những tháng ký kết được hợp đồng mức thu nhập có thể lên tới trên 70 triệu/tháng.

5. Những khó khăn trong nghề bất động sản không phải ai cũng biết

Một số khó khăn trong nghề kinh doanh bất động sản không phải ai cũng hiểu được như:

Công việc của nhân viên kinh doanh tại Hà Nội ngành bất động sản

Những khó khăn trong nghề bất động sản không phải ai cũng biết

5.1. Mức lương chính thấp

Mức lương cơ bản mà nhân viên kinh doanh bất động sản nhận được thường khá thấp so với mặt bằng chung những công việc khác. Nguồn thu nhập của nhân viên kinh doanh bất động sản chủ yếu dựa trên hoa hồng của hợp đồng ký kết được.

Điều này cũng nghĩa là nếu trong một vài tháng mà không ký được bất kỳ hợp đồng nào thì bạn sẽ rất khó để đảm bảo chất lượng cuộc sống, nhất là với những người đang đi ở thuê, phải tính tiền nhà, ăn uống, di chuyển thì lại càng cảm thấy khó khăn hơn. Đây cũng chính là một trong những lí do khiến nhiều người không thể trụ được với nghề.

5.2.  Chịu áp lực doanh số lớn

Công ty bất động sản cũng sẽ có mức doanh số yêu cầu đạt được với từng nhân viên kinh doanh bất động sản ví dụ như cần thực hiện tư vấn với bao nhiêu khách hàng mỗi tháng, cần ký kết được bao nhiêu hợp đồng hay cần đạt được doanh số bán hàng là bao nhiêu. 

Nếu không thể đạt được mục tiêu kinh doanh, nhân viên kinh doanh bất động sản rất có thể sẽ bị cho thôi việc. Đây cũng là một khó khăn lớn, nhất là khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt vì nhiều người đi làm bất động sản, tranh giành những thị trường nhỏ và tận dụng mọi nỗ lực, mọi mối quan hệ để ký được hợp đồng.

5.3. Dễ bị nghi ngờ là lừa đảo

Ngành bất động sản có nhiều cò mồi những mảnh đất cho khách hàng, cũng không ít trường hợp lừa tiền của khách hàng. Bởi vậy, nghi hoặc cũng sẽ nảy sinh khi một người tự xưng là nhân viên kinh doanh bất động sản. Khách hàng phải tìm hiểu rất kỹ trước khi tin tưởng một ai đó để tư vấn những vấn đề liên quan đến bất động sản cho họ.

Khách hàng khi gặp nhân viên kinh doanh bất động sản sẽ nghĩa ngay là không biết người này có đáng tin không, liệu có phải là "cò đất" lừa đảo hay không? Tâm lý này cũng hết sức bình thường vì vậy nhân viên kinh doanh bất động sản nên cố gắng để tạo dựng lòng tin với khách hàng hết sức có thể.

6. Cách tìm việc làm kinh doanh bất động sản tại Hà Nội

Để có thể tìm việc làm nhân viên kinh doanh tại Hà Nội bạn có thể tham gia vào các hội nhóm việc làm trên mạng xã hội hoặc tìm việc làm ngay tại các trang web tuyển dụng việc làm. Nhân viên kinh doanh bất động sản là một trong những nghề được tuyển dụng nhiều nhất tại Hà Nội nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy công việc phù hợp với mình.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Vieclam123.vn về những công việc kinh doanh Hà Nội ngành bất động sản đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Theo dõi thêm nhiều bài viết từ Vieclam123.vn để tìm hiểu thêm kiến thức về nhiều ngành nghề khác nhau nhé. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.