close
cách
cách cách cách cách cách

Tổng hợp các kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên kinh doanh giỏi

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Làm kinh doanh không khó, tuy nhiên để kinh doanh giỏi thì nhân viên kinh doanh nhất định phải có được những kỹ năng nghề nghiệp nhất định. Vậy đó là những kỹ năng gì? Hãy cùng Vieclam123.vn điểm qua 5 kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên kinh doanh giỏi qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nhiệm vụ chính của nhân viên kinh doanh trong doanh nghiệp là gì?

Nhiệm vụ chính của nhân viên kinh doanh

Những công việc và nhiệm vụ nhân viên kinh doanh cần phải làm

Tại Việt Nam, khái niệm nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng rất nhiều khi được đồng nhất với nhau vì cùng là những vị trí công việc thông qua việc tiếp cận khách hàng để đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ và thu về lợi nhuận từ đó. 

Tuy nhiên về bản chất, nếu nhân viên bán hàng là người bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, cầm tiền về tay, thì nhân viên kinh doanh lại là người bán giải pháp, đưa ra những định hướng và giải pháp kinh doanh cụ thể, phù hợp với khách hàng, làm hài lòng khách hàng và thu về nguồn tiền “lạnh”. 

Mỗi vị trí công việc với tính chất khác nhau như vậy sẽ làm những nhiệm vụ khác nhau, trong đó nhân viên kinh doanh cần đảm bảo được nhiệm vụ của mình là:

  • Đảm bảo hiệu quả kinh doanh của đơn vị đảm nhiệm 

  • Đảm bảo hiệu suất kinh doanh thông qua việc có thể đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường, tiếp cận khách hàng tốt nhất, nhất là khách hàng tiềm năng.

  • Tư vấn, đàm phán và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp

  • Giữ chân khách hàng cũ, mở rộng khách hàng mới để có thể thiết lập mạng lưới khách hàng sử dụng sản phẩm bền vững, rộng mở

  • Là người chủ động đặt lịch hẹn với khách hàng, sắp xếp các cuộc hẹn với khách hàng tiềm năng

  • Theo dõi, quản lý tiến trình hợp đồng, thanh lý hợp đồng với khách hàng

  • Giải quyết khiếu nại của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu doanh nghiệp

  • Tìm kiếm và chọn lọc đối tác kinh doanh, xác định đối tác ngắn hạn và đối tác lâu dài để có thể khoanh vùng kinh doanh trong chiến lược kinh doanh

  • Lao vào thị trường lao động thực tế cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhìn nhận, phân tích, so sánh để có thể rút ra được những đánh giá nhất định về đối thủ cạnh tranh. Có thể học tập được gì từ họ? Họ có những hạn chế nào và khắc phục như thế nào để ứng dụng cho chiến lược kinh doanh đơn vị mình

Nếu hình dung quá trình kinh doanh như một bài toán có nhiều cách giải, thì nhiệm vụ trọng yếu của nhân viên kinh doanh không chỉ là tìm ra đáp số mà phải hiểu được tất cả các cách giải bài toán đó, biết đưa ra và phổ biến với các bộ phận kinh doanh khác (như bộ phận sales, telesales, chăm sóc khách hàng) để thu về nguồn lợi nhuận tối ưu.

Tham khảo thêm: Những mẫu cv của nhân viên kinh doanh đẹp, ấn tượng nhất.

2. Những kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên kinh doanh giỏi

Để có thể hoàn thành tốt công việc và trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi thì bạn bắt buộc phải có những kỹ năng dưới đây.

Những kỹ năng cần phải có của nhân viên kinh doanh

Những kỹ năng cần phải có của nhân viên kinh doanh

2.1. Kỹ năng phán đoán

Phán đoán là kỹ năng cần có ở hầu hết các nhóm ngành nghề, song gần như có thể coi là một kỹ năng đặc thù của nhóm ngành kinh doanh.

Kỹ năng phán đoán được hình thành từ vốn hiểu biết, kinh nghiệm, quan sát tốt và một phần tố chất thuộc về tư duy kinh doanh.

Kỹ năng phán đoán hoàn toàn có thể học hỏi và tích lũy được trong quá trình giao tiếp với khách hàng, lao động kinh doanh và tiếp xúc với đa dạng kiểu người khác nhau. Do đó, để hình thành và phát triển kỹ năng phán đoán tốt nhất, nhân viên kinh doanh nên giao tiếp nhiều, đi nhiều hơn, gặp gỡ nhiều, kết nối nhiều và đọc sách thủ thuật kinh doanh.

Có nhiều quan niệm cho rằng trong một điều kiện phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin hiện nay thì việc đọc sách và gặp gỡ trực tiếp không còn giữ vai trò quyết định nữa. Song suy cho cùng, công nghệ thông tin có cảm xúc không? Công nghệ thông tin có sáng tạo ra bộ óc người không? Câu trả lời là không. Trong khi đó, sách và sự giao lưu tiếp xúc giữa người với người lại đem lại những cảm xúc nhất định và khả năng phán đoán, suy xét và đánh giá con người cực tốt.

Khả năng này đạt đến một trình độ nhất định sẽ trở thành kỹ năng chuyên nghiệp. Thông thường khi mới vào ngành, 1 nhân viên kinh doanh có thể mất đến 30 phút để nhận biết, phán đoán được nhu cầu của khách hàng cũng như trọng tâm của chiến lược. Trong khi đó nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm chỉ mất 1 phút, thậm chí 1s để phán đoán được ý đồ của người khác.

Kỹ năng phán đoán cho phép bạn có thể nắm bắt tâm lý khách hàng cực tốt, thậm chí có thể định hướng tư duy, nhu cầu của khách hàng theo mong muốn của mình - thành công cao nhất trong kinh doanh hiện đại.

2.2. Kỹ năng học hỏi đối thủ 

Có thể coi đối thủ cạnh tranh như “bạn bè” thì thực sự là bạn đã thành công một nửa trong xây dựng chiến lược, định hướng và những giải pháp kinh doanh. Vậy tại sao lại là “bạn bè” mà không phải là “bạn”?

Có thể phân tích vấn đề này qua sự tách nghĩa tương đối như sau:

  • “Bạn”: Coi đối thủ cạnh tranh là bạn chính là việc người làm kinh doanh có thể hiểu được những hoạt động, hành vi của đối thủ cạnh tranh. Bao giờ cũng vậy, muốn hiểu được thì phải có những tri thức nhất định về họ, quan sát, phân tích, nhận diện những ưu điểm của họ để học hỏi, những hạn chế của họ để khắc phục và phát huy

  • “Bè”: Chính là sự đề phòng ở mức cần thiết. Trong kinh doanh, khái niệm “tin tưởng tuyệt đối” hay “chắc chắn 100%” là không bao giờ có. Tính đúng đắn đặc thù của lĩnh vực kinh doanh chỉ được xác lập khi đạt được kết quả nhất định của chiến dịch kinh doanh, thu về lợi nhuận và hạn chế tối ưu chi phí cơ hội bỏ ra

Do vậy, nhân viên kinh doanh muốn giỏi thì cần phải học hỏi nhiều, phải biết nằm lòng thuật ngữ “bạn bè” trong kinh doanh.

2.3. Kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp

Giao tiếp là hoạt động hằng ngày của con người, thường được hiểu nôm na là nói chuyện. Trong trường hợp giao tiếp như vậy gọi là giao tiếp cơ bản hay giao tiếp thông thường.

Để giao tiếp trở thành có kỹ năng và chuyên nghiệp đối với kinh doanh, người giao tiếp phải biết cách vận dụng ngôn ngữ nói có chọn lọc hài hòa với ngôn ngữ cơ thể để đem lại hiệu quả giao tiếp, đi đến mục đích giao tiếp.

  • Ngôn ngữ nói có kỹ năng được biểu hiện ở 3 khía cạnh: Ngữ điệu nói, âm lượng to nhỏ của giọng nói và điểm nhấn trong giọng nói (lên, xuống, ngắt đúng chỗ)

  • Ngôn ngữ cơ thể: Là một dạng truyền thông phi ngôn ngữ, trong đó các cử chỉ, hành vi như biểu hiện khuôn mặt, cử chỉ cơ thể, tư thế, ánh mắt (cử động mắt), tác phong đi lại, đứng lên, ngồi xuống, … là phương tiện truyền đạt thông tin tới người nghe chứ không phải ngôn ngữ nói

Nếu như ngôn ngữ nói giữ vai trò trọng yếu trong việc đàm phán, thuyết phục khách hàng thì ngôn ngữ cơ thể lại là yếu tố rất quan trọng giúp người giao tiếp đạt được thiện cảm giao tiếp, nhất là trong kinh doanh. Loại hình phi ngôn ngữ này có khả năng vô cùng tuyệt vời trong việc gắn kết và tạo dựng niềm tin của khách hàng, đảm bảo cho những lần hợp tác sau đó.

2.4. Kỹ năng xử lý tình huống kinh doanh

Kinh doanh là lĩnh vực dễ phát sinh tình huống nhất, trong đó hầu hết những tình huống cần xử lý là tình huống xấu.

Có thể tạm chia những tình huống đó trong 4 mối quan hệ chính:

  • Tình huống xấu do khách hàng đem lại: Ví dụ như khách hàng khó tính, khách hàng đòi hỏi yêu cầu cao, khách hàng khiếu nại về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, khách hàng so sánh sản phẩm, dịch vụ của đơn vị với đơn vị đối thủ

  • Tình huống xấu do đối thủ cạnh tranh đem lại

  • Tình huống xấu trong mối quan hệ với đối tác

  • Tình xuống xấu khách quan: Tình huống xấu khách quan là những tình huống mà dù có muốn hay không nó cũng vẫn xảy ra, khiến cho hoạt động kinh doanh bị đình trệ, gián đoạn hoặc thất bại, ví dụ như dịch bệnh, thiên tai

  • Tình huống xấu từ chính giải pháp kinh doanh: Sai hướng, lệch hướng, xác định sai mục tiêu, sai đối tượng khách hàng, ...

Đối với mỗi tình huống, nhân viên kinh doanh đưa ra được những giải pháp khắc phục và giải quyết vấn đề tức thời hoặc lâu dài chính là kỹ năng xử lý tình huống.

Kỹ năng xử lý tình huống cũng là một trong những kỹ năng phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm làm việc, là sự va chạm thực tế với khách hàng, đối thủ, đối tác, … và được đúc kết giá trị sau mỗi lần trải qua (ít phụ thuộc vào tố chất tư duy).

2.5. Kỹ năng xây dựng hình ảnh và chuẩn bị kịch bản giao tiếp

Kỹ năng xây dựng hình ảnh và chuẩn bị kịch bản giao tiếp có thể nói là 2 kỹ năng dễ nhất. Đặc điểm của những kỹ năng này là cho phép người giao tiếp có thời gian chuẩn bị trước, ít cần đến tố chất cũng như kinh nghiệm làm việc mà điều quan trọng nhất là sự nghiêm túc với nghề.

Kỹ năng xây dựng hình ảnh có bản chất rất đơn giản, chính là việc bạn chuẩn bị cho mình một phong thái tốt, biểu hiện qua cách ăn mặc, giao tiếp, sự tự tin, cởi mở, lịch thiệp, thể hiện ra ngoài là: “À, tôi luôn sẵn lòng với bạn” chứ không phải là việc “Bạn có mua đâu mà tôi phải chào đón bạn”. Tất nhiên đối với vị trí nhân viên kinh doanh, việc lựa chọn khách hành để phân nấc cởi mở cũng là điều rất cần thiết, thì điều này lại phụ thuộc vào kỹ năng phán đoán.

Kỹ năng chuẩn bị kịch bản giao tiếp hay chính là việc mà bạn xây dựng dàn ý chi tiết những điều mình cần nói, đặt thả thiết về câu trả lời cũng như những tình huống giao tiếp phát sinh. Việc chuẩn bị tốt kịch bản giao tiếp giúp nhân viên kinh doanh có thể thoải mái, tự tin và chuyên nghiệp hơn trong giao tiếp với mọi đối tượng khác nhau, nhất là khách hàng tiềm năng.

Việc không có chuẩn bị trước chính là chuẩn bị cho sự thất bại. Do đó ngay cả đối với chuyên viên kinh doanh, việc chuẩn bị kịch bản giao tiếp và xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng vẫn luôn được coi là những chìa khóa thành công ít phải đầu tư nhất.

Hy vọng với những chia sẻ tâm huyết này, Vieclam123.vn đã giúp bạn đọc, nhất là những người có định hướng làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng có thể nắm vững những kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên kinh doanh giỏi. Chúc các bạn thành công.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.