Bạn muốn xin việc ngành kế toán nhưng chưa biết viết mục tiêu nghề nghiệp ngành kế toán trong CV như thế nào cho ấn tượng. Cùng tìm hiểu một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán hay và ấn tượng nhất qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.
MỤC LỤC
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV (Career Objectives) bằng tiếng Việt là phần thể hiện mong muốn của bạn sẽ đạt được trong công việc, đích đến mà bạn hướng tới trong tương lai khi thực hiện công việc này.. Để có thể viết được mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng nhất, bạn cần phải biết được bản thân thực sự mong muốn điều gì ở vị trí công việc ứng tuyển. Mong muốn đó đồng thời phải phù hợp với tính chất công việc và bạn đang ứng tuyển, không xa vời, viển vông, thiếu thực tế.
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV kế toán được chia thành mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và mục tiêu nghề nghiệp dài hạn. Đối với từng loại mục tiêu, bạn đều cần phải xác định cụ thể, rõ ràng.
Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn là những dự định của bạn trong tương lai gần, có thể là mục tiêu trong 6 tháng hay 1 năm
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn, bạn có thể viết dựa theo những yêu cầu công việc được mô tả trong JD. Điều này chứng tỏ bạn đang cố gắng để hoàn thành trách nhiệm công việc, đóng góp vào sự phát triển chung của công ty, doanh nghiệp.
Khi đã hoàn thành xong mục tiêu ngắn hạn, bạn cần viết rõ mục tiêu dài hạn, là những dự định có ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp tương lai của bạn. Mục tiêu dài hạn có thể được đặt ra trong vòng 3 năm, 5 năm. Mục tiêu dài hạn đóng vai trò quan trọng, giúp nhà tuyển dụng đánh giá được chí tiến thủ và tầm nhìn xa của bạn trong công việc cũng như lộ trình thăng tiến mà bạn vẽ ra cho mình.
Mục tiêu nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với cả nhà tuyển dụng lẫn ứng viên. Đối với ứng viên, phần mục tiêu nghề nghiệp khi tạo CV xin việc giúp bạn định hướng công việc rõ ràng hơn, từ đó cố gắng phấn đấu để đạt được điều bản thân mong muốn.
Đối với nhà tuyển dụng khi nhìn vào mục tiêu nghề nghiệp kế toáncủa ứng viên, họ sẽ đánh giá được mức độ cầu tiến, mong muốn gắn bó, sự phù hợp cũng như phần nào biết được tính cách của ứng viên.
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, nhiều ứng viên mắc phải những lỗi rất cơ bản, khiến cho CV bị loại hoặc bị đánh giá thấp bởi nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy lưu ý một số điểm sau đây để mục tiêu nghề nghiệp trong CV sao cho ấn tượng nhất:
Mục tiêu nghề nghiệp cần được viết cụ thể, rõ ràng và tùy vào từng vị trí công việc cụ thể chứ không nên viết mục tiêu nghề nghiệp có thể dành cho tất cả các nghề. Bạn muốn xin việc kế toán kho thì không nên viết công việc của kế toán tổng hợp vào cv của mình.
Mục tiêu nghề nghiệp cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, nhắm đúng vào trọng tâm là những gì bạn thực sự mong muốn và nhà tuyển dụng mong đợi. Nếu quá dài dòng sẽ thành ra lan man, không ấn tượng, đôi khi còn gây cảm giác khó chịu cho nhà tuyển dụng vì mất quá nhiều thời gian để đọc nhưng lại không đọng lại được gì.
Mục tiêu nghề nghiệp là viết về định hướng tương lai của bản thân bạn nhưng định hướng đó cũng cần phải gắn liền với những lợi ích có thể mang lại cho công ty. Kể cả trong phần mục tiêu nghề nghiệp kế toán nếu như chỉ hướng đến lợi ích của bản thân sẽ khiến nhà tuyển dụng đắn đo xem có nên chọn bạn hay không vì họ có thể sẽ không nhận được nhiều lợi ích khi tuyển dụng bạn.
Việc xuất hiện lỗi chính tả và lỗi diễn đạt là một điểm trừ rất lớn, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, thiểu chỉn chu của bạn. Hãy dành ra 5-10 phút để kiểm tra lỗi chính tả thật kỹ, trình bày thật đẹp nhé.
Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn được phân chia rõ ràng sẽ mất đi tính logic khi trình bày. Mục tiêu nghề nghiệp cụ thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn là người thực sự biết bản thân muốn gì, không có định hướng cụ thể.
Mục tiêu nghề nghiệp hợp lý, vừa tầm với, có khả năng đạt được trong tương lai sẽ tốt hơn nhiều so với những mục tiêu viễn vông, không thực tế. Một mục tiêu không thực tế khiến nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn không thực sự hiểu biết về công việc cũng như không tự đánh giá được năng lực của bản thân.
Khi đã nắm được những lưu ý chung khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV sao cho ấn tượng, bạn cần viết mục tiêu sao cho phù hợp với chuyên ngành kế toán và vị trí công việc bạn theo đuổi.
Một số vị trí công việc kế toán mà bạn có thể theo đuổi như vị trí kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán nội bộ, kế toán công nợ, kế toán thuế, kế toán bán hàng, kế toán về vật tư, kế toán bên quỹ. Cần nắm được những trách nhiệm công việc của từng vị trí để có thể viết được mục tiêu nghề nghiệp sao cho phù hợp nhất.
Kế toán trưởng là vị trí quan trọng, nắm giữ vai trò chủ chốt trong phòng kế toán của doanh nghiệp. Bởi vậy, khi ứng tuyển vào vị trí này, bạn cần phải là người có chuyên môn tốt và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Thông thường, nhiều doanh nghiệp sẽ đề bạt người trong nội bộ phòng kế toán đã làm việc nhiều năm để đảm nhận vị trí này. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp cần tuyển dụng những người thực sự giỏi để có thể đảm đương trách nhiệm trong công việc.
Kế toán trưởng cần phải tổ chức kế toán để phù hợp với chiến lược phát triển của công ty, hoàn thiện chế độ hạch toán, bộ máy kế toán trong doanh nghiệp, bảo đảm việc ghi chép, tính toán số liệu chính xác, trung thực và đầy đủ.
Kế toán trưởng cũng là người tổ chức các hoạt động kiểm kê, đánh giá chính xác tài sản trong công ty, phân tích tình hình hoạt động tài chính để đẩy mạnh phát triển kinh doanh.
Để có thể đảm nhận được công việc này, kế toán trưởng cần phải là người cẩn thận, tỉ mỉ, có khả năng lãnh đạo và tư duy logic để có thể chỉ đạo các thành viên khác trong phòng kế toán thực hiện kế hoạch tài chính kế toán trong công ty một cách hiệu quả nhất.
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV kế toán trưởng, bạn có thể viết như sau:
Ví dụ 1:
Có tấm bằng cử nhân kế toán của trường Đại học..[tên trường] cùng với 10 năm kinh nghiệm làm việc trong vị trí kế toán viên của công ty…[tên công ty cũ], tôi tự tin là người luôn chủ động, tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc, thành thạo các cách sử dụng phần mềm quản lý tài chính. Tôi muốn làm việc ở vị trí kế toán trưởng trong công ty để có thể phát huy hết khả năng trong việc quản lý và đào tạo con người, mang đến những báo cáo tài chính minh bạch cũng như chiến lược tài chính hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.
Ví dụ 2:
Tốt nghiệp đại học với tấm bằng xuất sắc ngành kế toán cùng với 5 năm kinh nghiệm trong ngành, thành thạo các phần mềm quản lý tài chính, có kỹ năng lãnh đạo, hiểu biết và nắm bắt kịp thời các điều khoản, quy định liên quan đến doanh nghiệp, thuế, tài chính,...tôi tự tin có thể phát huy khả năng của mình khi đảm nhận vị trí kế toán trưởng trong công ty.
Vị trí kế toán tổng hợp yêu cầu ứng viên phải chịu trách nhiệm cho những công việc như tổng hợp các số liệu từ kế toán chi tiết ở các bộ phận để hình thành bảng kế toán tổng hợp, bảo đảm sự chính xác và kịp thời để phục vụ các hoạt động của công ty khi cần nắm bắt được tình hình tài chính.
Người chịu trách nhiệm cho công việc kế toán tổng hợp cần phải kiểm tra thông tin, số liệu một cách chi tiết nhất, phát hiện ra sai sót trong bản báo cáo của các bản kế toán chi tiết, từ đó chỉnh sửa kịp thời để đảm bảo số liệu cuối cùng chính xác nhất.
Kế toán tổng hợp cũng là người thay mặt kế toán trưởng giải quyết, điều hành hoạt động của phòng kế toán nếu như kế toán trưởng vắng mặt.
=> Trách nhiệm của kế toán tổng hợp trong công việc cũng tương đối cao, bởi vậy nếu ứng viên muốn làm CV kế toán tổng hợp thì họ cần phải có chuyên môn cũng như kinh nghiệm. Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV cho vị trí này, bạn có thể viết như sau:
Ví dụ 1:
Với 5 năm kinh nghiệm trong vị trí kế toán tổng hợp của công ty ABC, ra trường năm 2015 với tấm bằng cử nhân xuất sắc của trường đại học [tên trường], tôi muốn ứng tuyển vào vị trí kế toán tổng hợp của công ty bằng hiểu biết của mình, có thể đảm nhận tốt các nhiệm vụ về kiểm tra, lập báo cáo tài chính kế toán tổng hợp một cách chính xác nhất, phản ánh đúng tình hình tài chính của công ty. Trong 3 năm tới, tôi hy vọng bằng sự cố gắng cống hiến của bản thân có thể được cất nhắc lên vị trí cao hơn như vị trí kế toán trưởng trong công ty.
Ví dụ 2:
Là một người cẩn thận, chỉn chu, biết cách làm việc với các con số và các thuật toán trên phần mềm máy tính, tôi tự tin có thể đảm nhận tốt vai trò của kế toán tổng hợp trong việc kiểm tra, đánh giá, tổng hợp, lập báo cáo tài chính của công ty kịp thời và chính xác. Từng có 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương, tôi muốn làm việc ở một môi trường chuyên nghiệp để có thể trau dồi, phát triển bản thân, phát huy hết năng lực của mình, đóng góp vào sự thành công của công ty trong tương lai.
Kế toán thanh toán là người lập chứng từ, kê khai các khoản thanh toán của công ty đối với khách hàng hoặc đối với đơn vị cung cấp cũng như các khoản thanh toán nội bộ. Kế toán thanh toán quản lý đầu ra tiền tệ của doanh nghiệp, đối chiếu với ngân sách, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản tiền tạm ứng.
Kế toán thanh toán chịu trách nhiệm lập báo cáo về các quyết toán của công ty về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của nhân viên.
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp ứng tuyển cho vị trí kế toán thanh toán, bạn có thể viết như sau:
Ví dụ 1:
Là người cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc, cũng từng có 3 năm kinh nghiệm trong việc xuất hóa đơn, tổng hợp báo cáo cho công ty xuất nhập khẩu, tôi tự tin có thể đảm nhận vai trò vị trí kế toán thanh toán trong công ty. Bằng sự cẩn trọng trong công việc, tôi sẽ kiểm soát các khoản quỹ của công ty một cách chặt chẽ và minh bạch, đảm bảo báo cáo rõ ràng, không có sai sót.
Ví dụ 2:
Với kinh nghiệm 2 năm làm thu ngân của siêu thị [tên siêu thị], tôi có thể tổng hợp thu chi của siêu thị một cách nhanh chóng, chính xác. Tôi muốn ứng tuyển vị trí kế toán thanh toán của công ty để trau dồi thêm kinh nghiệm, đồng thời đảm bảo mọi khoản thu chi của công ty đều được ghi chép cụ thể, rõ ràng, minh bạch.
Kế toán vật tư là vị trí đòi hỏi người lao động phải theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn kho vật tư, nguyên liệu, hàng hóa, sản phẩm về mặt số lượng tại các kho trữ của công ty. Kế toán vật tư phải đảm bảo đầy đủ số vật tư có trong kho khớp với bản kê khai xuất-nhập, không được để xảy ra tình trạng mất mát nguyên vật liệu hoặc số lượng thực tế trong kho quỹ không khớp với báo cáo.
Khi muốn ứng tuyển vào vị trí kế toán vật tư, bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp theo mẫu sau:
Ví dụ:
Là người có 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương, thành thạo các kỹ năng kiểm soát hàng hóa, xuất nhập hàng, lập báo cáo hàng ngày, hàng tháng, hàng quý với sự chính xác về số liệu cao, tôi muốn được phát huy khả năng của mình ở một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Trong 5 năm tới có thể làm việc ở vị trí kế toán trưởng để đảm nhận trách nhiệm lớn hơn.
Tham khảo thêm: Bí quyết viết CV kế toán nội bộ hay, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Kế toán thuế là một vị trí quan trọng không thể thiếu đối với hầu hết các doanh nghiệp. Việc tính các khoản thuế doanh nghiệp, thuế cá nhân cần được đảm bảo đóng đúng đủ theo đúng yêu cầu của pháp luật.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp để ứng tuyển vào vị trí này có thể như sau:
Ví dụ 1:
Là người có hiểu biết về thuế và các quy định của pháp luật đối với thuế doanh nghiệp, thuế người lao động, tôi mong muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp để có thể phát huy được kỹ năng làm việc với các cơ quan thuế, thu thập xử lý thông tin dữ liệu để lập báo cáo thuế, tiến hành kê khai thuế, đảm bảo doanh nghiệp không gặp vấn đề gì với thuế theo quy định của pháp luật.
Ví dụ 2:
Tốt nghiệp Đại học ngành Kế toán, với 3 năm kinh nghiệm trong vị trí kế toán thuế của công ty [tên công ty], tôi muốn được làm việc ở vị trí kế toán thuế của doanh nghiệp có quy mô lớn để có thể phát huy hết khả năng của minh đồng thời trau dồi thêm những kinh nghiệm quý báu. Với sự tỉ mẩn, làm việc nghiêm túc, tôi có thể giúp công ty hoạt động kinh doanh ổn định và thuận lợi khi thực hiện các vấn đề về thuế.
Trong mẫu CV xin việc kế toán mới ra trường cho sinh viên thì hạn chế lớn nhất chính là chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Bởi vậy, khi viết mục tiêu nghề nghiệp, ứng viên thể hiện sự chân thành mong muốn có được vị trí công việc để phát huy hết những điểm mạnh của bản thân và trau dồi thêm kinh nghiệm.
Ví dụ :
Là sinh viên mới ra trường ngành kế toán tại trường [tên trường], em mong muốn được ứng tuyển vào vị trí nhân viên kế toán trong công ty để áp dụng những hiểu biết em học được vào thực tế, đóng góp vào sự phát triển ổn định của công ty trong tương lai. Với sự chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ, tinh thần học hỏi, em tự tin bản thân có thể hoàn thành công việc được giao. Qua đó cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm để có thể gắn bó với công ty trong những năm làm việc tiếp theo.
Ở một số nơi, đặc biệt là các doanh nghiệp, công ty nước ngoài thì nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên viết CV xin việc bằng tiếng Anh để cho họ biết được trình độ ngoại ngữ của các ứng viên có phù hợp với công việc không. Và dĩ nhiên, các ứng viên khi muốn được vào làm việc vị trí kế toán tại các doanh nghiệp, công ty này phải biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh để có thể đáp ứng yêu cầu cảu nhà tuyển dụng.
Ví dụ:
In the short term, I want to find an accountant position in a company with a dynamic environment and high promotion opportunities. And strive to become a chief accountant within the next 5 years.
(Trước mắt, tôi muốn tìm một vị trí kế toán trong một công ty có môi trường năng động, cơ hội thăng tiến cao. Và phấn đấu trở thành kế toán trưởng trong vòng 5 năm tới.)
I am an active person, always proactive at work and I am looking for a senior accountant position to better exploit the skills and experience I have gained in this industry.
(Tôi là một người năng động, luôn chủ động trong công việc và tôi đang tìm kiếm một vị trí kế toán cao cấp để khai thác tốt hơn những kỹ năng và kinh nghiệm mà tôi có được trong ngành này.)
I just graduated from National Economics University in August, I want to find a job related to accounting at a reputable construction company.
(Em vừa tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân vào tháng 8, em muốn tìm một công việc liên quan đến kế toán tại một công ty xây dựng uy tín.)
My goal of accounting career in the next 1 year is to become a senior accountant at the company I work for.
(Mục tiêu nghề kế toán của tôi trong 1 năm tới là trở thành kế toán cao cấp tại công ty tôi đang làm việc.)
Như vậy, trên đây là cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán chi tiết và ấn tượng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Hy vọng bài viết của Vieclam123.vn có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, viết được mục tiêu nghề nghiệp ngành kế toán ấn tượng và thành công ứng tuyển vào vị trí công việc mong muốn.
MỤC LỤC
Chia sẻ