Mục tiêu nghề nghiệp là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp các nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên trong quá trình xét duyệt CV xin việc. Cùng với đó, các ứng viên cũng thông qua phần trình bày mục tiêu của mình mà có thể thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được kế hoạch làm việc cụ thể của bản thân một cách rõ ràng.
MỤC LỤC
Vậy thì đối với những nhà tuyển dụng và ứng viên thì phần mục tiêu nghề nghiệp là gì? Nó có thực sự quan trọng hay không? Thông qua mục này thì ứng viên sẽ thể hiện được điều gì và nhà tuyển dụng sẽ có thể nhận định được ứng viên như thế nào? Và để có thể viết được phần này tốt nhất thì sẽ cần phải viết như thế nào? Cùng vieclam123 tìm hiểu thêm về mục thông tin này qua bài viết dưới đây...
Trong một mẫu CV bất kỳ thì phần được xem là hấp dẫn bậc nhất luôn được các nhà tuyển dụng chú ý chính là phần Mục tiêu công việc hay định hướng nghề nghiệp trong CV. Phần này cũng chính là một trong những mục được ứng viên đầu tư nhiều về thời gian và công sức để trình bày với mong muốn tạo được những ấn tượng đặc biệt với người đọc.
Phần mục tiêu này chính là ý nghĩa của cụm từ tiếng Anh “Career Objective” mà chúng ta thường hay bắt gặp trong các CV xin việc. Mục này chính là những kế hoạch cụ thể, là những định hướng rõ ràng và mong muốn của mỗi người muốn đạt được trong chính con đường sự nghiệp của họ.
Thông qua những phân tích trên thì chúng ta cũng có thể hiểu một cách đơn giản và cụ thể hơn về mục tiêu công việc chính là lộ trình phát triển của bản thân trong sự nghiệp và chính là mong muốn về sự phát triển rõ ràng của bản thân trong tương lai.
Chúng ta đều thấy rằng, trong các mẫu CV xin việc đều có phần này, nhìn về thực tế thì hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt quan tâm tới phần này khi nhận được các bộ hồ sơ xin việc của ứng viên gửi tới cho họ.
Phần lớn các nhà tuyển dụng đánh giá rằng phần này rất quan trọng đối với họ. Tại sao vậy? Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các đánh giá cụ thể về từng ứng viên, các ứng viên mà có mục tiêu công việc rõ ràng thì thường sẽ kèm theo đó là những kế hoạch công việc rất cụ thể, những kế hoạch này sẽ trở thành những động lực rất lớn có thể giúp cho họ phát triển công việc ngay cả trong hiện tại và tương lai một cách tốt nhất.
Thông qua mục tiêu cá nhân trong công việc, các ứng viên sẽ dễ dàng cho nhà tuyển dụng thấy được những tham vọng của bản thân đối với sự nghiệp. Từ đó mà các ứng viên sẽ là người ở thế chủ động biết được bản thân cần gì và mong muốn điều gì, là động lực lớn thúc đẩy mỗi người không ngừng trau dồi, lên kế hoạch để giúp bản thân dễ dàng đạt được kế hoạch đề ra.
Không chỉ dừng lại ở đó, mục tiêu công việc còn giúp cho các ứng viên có thể dễ dàng có định hướng cụ thể trong việc quản lý và sắp xếp đối với lượng thời gian làm việc sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất có thể, loại bỏ được những việc làm không cần thiết gây mất nhiều thời gian của bản thân.
Như vậy, phần mục tiêu thực sự là yếu tố quan trọng mà mỗi người cần phải hiểu rõ. Nhiều người đã vô tình bỏ qua phần này khi theo đuổi một lĩnh vực nào đó và họ không biết mục tiêu trong cv nên viết gì hoặc không biết cách viết mục tiêu của bản thân ra sao khiến cho bản CV trở nên kém phần hấp dẫn với các nhà tuyển dụng.
Để giúp mỗi ứng viên có thể nâng cao sức hấp dẫn cho CV của mình thì chúng ta hãy cùng đi vào phần hướng dẫn chi tiết các bạn cách viết mục tiêu cá nhân trong công việc.
Bạn đã biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc sao cho hiệu quả chưa ?
Làm thế nào để tạo ra được bản CV hoàn hảo với phần mục tiêu công việc hoàn hảo? Làm thế nào để nhà tuyển dụng ngay khi đọc phần mục tiêu cá nhân trong công việc mà bạn trình bày thì muốn nhấc điện thoại lên gọi ngay cho bạn? … Hướng dẫn cách viết CV xin việc phần mục tiêu được chia sẻ ngay trong nội dung sau đây sẽ giúp các bạn rất nhiều.
Để viết được mục tiêu nghề nghiệp trong CV thì điều quan trọng đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hiện đó là xác định xem mục tiêu của mình là gì?
Để cho phần mục tiêu chuyên nghiệp, hấp dẫn thì cần có sự hợp lý, người viết mục tiêu cần vạch ra định hướng của bản thân một cách rõ ràng, không đưa vào đó những điều mang tính phù phiếm không thực tế và vượt xa quá mức so với khả năng thực của bản thân.
Xác định mục tiêu công việc chính là xác định rõ ràng những mục tiêu mang tính chất thực tế, bản thân có thể thực hiện được trong khoảng thời gian phù hợp.
Để viết được phần mục tiêu khiến nhà tuyển dụng hài lòng và muốn tuyển dụng bạn ngay thì hãy lên kế hoạch viết mục tiêu thật chuẩn dù là trong mẫu CV công nghệ thông tin hay CV xin việc làm part time. Ngay sau đây sẽ là những hướng dẫn giúp các bạn có thể viết thành công phần mục tiêu cá nhân trong công việc có thể thuyết phục được ngay cả những nhà tuyển dụng khó tính nhất.
Đầu tiên, các bạn cần phân biệt được hai loại mục tiêu phổ biến chính là mục tiêu ngắn hạn và phần mục tiêu dài hạn trong CV của mình. Nhà tuyển dụng sẽ luôn mong muốn biết được cả hai loại mục tiêu này của bạn.
Trong phần này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về cách viết mục tiêu ngắn hạn để tất cả những bạn đang quan tâm và những bạn không biết cách viết phần này thế nào có thể tự tin tạo ra phần thông tin thật chất lượng.
Mục tiêu ngắn hạn sẽ có khoảng thời gian thực hiện kế hoạch trong vòng từ 3 tháng cho tới 6 tháng hoặc trong vòng 1 năm.
Khi viết phần này, các bạn cần vạch ra mục tiêu mà bản thân sẽ có thể thực hiện và đạt được. Bạn có thể trình bày theo cách liệt kê các mục tiêu ngắn hạn, hoặc là gạch đầu dòng và sử dụng những cụm từ ngắn gọn súc tích để thể hiện mục tiêu đó.
Ví dụ về cách trình bày mục tiêu ngắn hạn:
"Tôi mong muốn bản thân sẽ hoàn thành công việc mà công ty giao nhiệm vụ, vượt KPI công việc hàng ngày".
Phần dài hạn của mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách ghi như thế nào? Ở phần này sẽ có khoản thời gian dài hơn 1 năm, thông thường các nhà tuyển dụng muốn biết mục tiêu của ứng viên trong tương lai từ 3 năm cho tới 5 năm hoặc 7 năm tới.
Phần mục tiêu dài hạn này cần có sự liên kết đối với mục tiêu ngắn hạn mà bạn đã trình bày, có sự bổ sung và liên quan, logic với nhau.
Mục tiêu dài hạn nên được viết trong khoảng từ 2 - 3 dòng bởi những câu từ súc tích, đọc dễ hiểu, giúp nhà tuyển dụng nắm rõ được những dự định trong tương lai của bạn là gì với thời gian xác định cụ thể.
Điểm qua những điều bạn nên biết khi làm CV portfolio design hoàn chỉnh
Khi viết mục tiêu trong CV xin việc thì các bạn sẽ cần phải có lưu ý để có thể trình bày phần mục tiêu trong CV một cách ấn tượng nhất có thể.
Muốn tạo ra phần mục tiêu nghề nghiệp hay, chất lượng thì các bạn cần phải nằm lòng ngay những lưu ý sau đây để có thể tạo ra được những mục tiêu chất lượng thay vì mắc phải những sai lầm khiến cho nhà tuyển dụng không hài lòng về bạn ngay khi đọc phần mục tiêu của bạn.
- Tuyệt đối không được viết sai về mặt chính tả và ngữ pháp câu lủng củng hay rời rạc.
- Bạn không nên copy các mục tiêu trong các CV xin việc khác ở trên mạng, mỗi công việc sẽ có những mục tiêu riêng. Nếu bạn copy những mục tiêu trên mạng thì sẽ gây ra tình trạng mục tiêu không phù hợp với công việc bạn ứng tuyển. Hoặc cũng có những tình trạng bạn trình bày mục tiêu quá chung chung khiến nhà tuyển dụng cảm thấy nhàm chán.
Dưới đây là một vài thí dụ đơn giản để giúp các bạn hiểu được nên trình bày mục này như thế nào?
Ví dụ:
- "Tôi đam mê lĩnh vực tiếp thị và hàng hóa, tôi sẽ nỗ lực hết mình để mang lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Tôi sẽ tích lũy cho mình những kinh nghiệm từ trong thực tế để ứng dụng mọi lúc trong công việc".
- "Tôi vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để ứng dụng trong quá trình vận hành đối với những CSDL đối với tổ chức.".
- "Tôi muốn trở thành Nhà đào tạo quản trị trong vòng 2 năm tới để xây dựng được những kỹ năng thực sự cần thiết trong ngành QC".
Mục tiêu nghề nghiệp cần được trình bày sao cho rõ ràng. Hy vọng, các bạn đã biết được cách để trình bày hoàn chỉnh phần mục tiêu cá nhân trong công việc được trình bày trong bản CV xin việc.
Khi biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV thì bạn sẽ tự tin hơn khi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí công việc nào trong đó nhiều người có nhu cầu tìm hiểu mục tiêu công việc ngân hàng. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các ứng viên biết cách để trình bày mục tiêu nghề nghiệp khi ứng tuyển ngành ngân hàng.
MỤC LỤC
Chia sẻ