close
cách
cách cách cách cách cách
Đăng tin Đăng ký

Tạo mẫu CV Web Developer chuyên nghiệp và ấn tượng nhất cho ứng viên

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Việc kinh doanh online ngày càng phát triển hơn nương theo sự phát triển chóng mặt của Thương mại điện tử. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng lớn và online marketing dần trở thành một yếu tố cần thiết đối mọi doanh nghiệp và nhà cung cấp. Bởi vậy nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành CNTT là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu nhân lực trong mảng Web Developer. Để thành công ứng tuyển vào một doanh nghiệp thì trước hết bạn cần chuẩn bị một mẫu CV Web Developer thật “xịn sò”, chuyên nghiệp đủ để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và giành lợi thế trước những ứng viên khác.

1. Tầm quan trọng của CV Web Developer

CV Developers nói chung và CV Web Developer nói riêng là một công cụ quan trọng phục vụ cho việc tìm kiếm việc làm của ứng viên vì đó chính là nơi bạn có thể “phô diễn” các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của mình cho nhà tuyển dụng thấy. Cùng với đơn xin việc, CV ứng tuyển là tài liệu không thể thiếu khi bạn muốn ứng tuyển cho bất kỳ công việc nào.

Tầm quan trọng của CV Web Developer
Tầm quan trọng của CV Web Developer

Tuy nhiên, vai trò của một chiếc CV trong file hồ sơ xin việc không chỉ dừng lại ở đó. CV có tác động trực tiếp đến quyết định lựa chọn ứng viên của nhà tuyển dụng. Thông qua CV xin việc, ứng viên có cơ hội PR chính bản thân mình bằng tất cả những thế mạnh của bản thân. Nhà tuyển dụng cũng tìm thấy những thông tin mình muốn biết về ứng viên. Đó là lý do tại sao bạn cần phải biết cách sắp xếp bố cục các phần trong CV và tập trung nhiều hơn vào những thông tin được coi là thế mạnh của bản thân mình.

2. Hướng dẫn cách viết CV Web Developer chuyên nghiệp

CV là gì? CV chính là sự “giao tiếp” đầu tiên giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Họ sẽ biết được ứng viên là ai? Có những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc như thế nào? Ứng viên có thực sự phù hợp với công việc và có thể đóng góp cho doanh nghiệp như kỳ vọng hay không?

Nếu bạn đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng để suy xét những vấn đề này, bạn sẽ xác định được mình cần đưa những nội dung gì vào trong CV xin việc.

2.1. Hướng dẫn hoàn thiện từng phần thông tin trong CV of Web Developer

2.1.1. Phần thông tin cá nhân

Phần này không có quá nhiều điều cần lưu ý. Bạn chỉ đơn giản là ghi những thông tin liên hệ cá nhân để nhà tuyển dụng biết bạn là ai và có phương thức liên hệ với bạn trong trường hợp cần yêu cầu thêm thông tin cũng như thông báo kết quả tuyển dụng.

2.1.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp Developer là một trong những thông tin tham khảo quan trọng đối với nhà tuyển dụng khi đánh giá về một ứng viên.Thông qua mục tiêu nghề nghiệp nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được thái độ của ứng viên đối với công việc, cũng như khả năng tư duy và sắp xếp công việc của họ.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Web Developer
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Web Developer

Trong phần này để rõ ràng và khoa học thì bạn nên chia mục tiêu nghề nghiệp thành 2 phần: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu mà bạn hoạch định cho bản thân mình trong khoảng thời gian ngắn trong tương lai gần. Có thể là từ một vài tháng cho đến 2 - 3 năm tới.

Mục tiêu dài hạn là những mục tiêu xa hơn, lâu dài hơn. Và mục tiêu dài hạn phải được xây dựng trên cơ sở hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn, cũng như phải phù hợp với năng lực và bản lĩnh của ứng viên.

Chẳng hạn, bạn mong muốn phát triển những kỹ năng và trình độ chuyên môn của bản thân trong công việc Web Developer để hướng tới mục tiêu dài hạn hơn đó là trở thành Giám đốc công nghệ.

Có một lưu ý là bạn không nên chỉ viết những mục tiêu phục vụ cho lợi ích của bản thân mình mà hãy đưa ra những mục tiêu hướng đến lợi ích chung của công ty. Thông qua đó, nhà tuyển dụng có thể thấy được những gì bạn sẽ đóng góp cho công ty và có ấn tượng tốt hơn về bạn. Suy cho cùng thì nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm kiếm những ứng viên có thể đóng góp nhiều giá trị hơn cho công ty.

2.1.3. Kinh nghiệm làm việc

Tuy rằng một công việc lập trình viên web cần những ứng viên có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt, nhưng kinh nghiệm làm việc cũng là một yếu tố không thể không nhắc đến khi nhà tuyển dụng cân nhắc quyết định lựa chọn ứng viên.

Kinh nghiệm làm việc trong CV Web Developer
Kinh nghiệm làm việc trong CV Web Developer

Trong phần này, bạn nên liệt kê ra những kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí công việc ứng tuyển và sắp xếp những kinh nghiệm làm việc của mình theo trình tự thời gian, từ những công việc gần với thời điểm phỏng vấn nhất trở về trước. Ngoài việc cung cấp những thông tin về nội dung công việc và những gì mình đã làm được, bạn cũng nên chia sẻ thêm với nhà tuyển dụng về vai trò của mình trong các dự án đã tham gia.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng các dấu gạch đầu dòng để liệt kê những kinh nghiệm làm việc của mình. Điều này sẽ giúp cho phần kinh nghiệm làm việc của bạn trông khoa học và dễ đọc hơn.

Vậy nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì phải làm thế nào?

Đáp án rất đơn giản. Hãy tập trung vào kinh nghiệm làm việc mà bạn ưng ý nhất. Kinh nghiệm làm việc không phải là thế mạnh của bạn và dĩ nhiên nhà tuyển dụng biết điều đó. Thay vì kinh nghiệm làm việc, họ muốn thấy được những tiềm năng của bạn.

Tìm hiểu thêm về cách viết CV java developer chuyên nghiệp, hạ gục nhà tuyển dụng

2.1.4. Trình độ học vấn

Người làm nghề Web Developer không nhất thiết phải có bằng cử nhân chuyên ngành, cũng không nhất thiết phải học đúng chuyên ngành CNTT hay Khoa học máy tính. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cũng phải cân nhắc rất kỹ khi lựa chọn những ứng viên mà chưa từng qua đào tạo trường lớp.

Trình độ học vấn trong CV Web Developer
Trình độ học vấn trong CV Web Developer

Trong phần này, bạn chỉ cần có cách viết trình độ học vấn trong CV ngắn gọn tên trường học, tên ngành và năm tốt nghiệp. Nếu thành tích tốt nghiệp của bạn thuộc loại tốt và có điểm GPA cao thì cũng nên ghi vào trong CV Web Developer. Dù nhỏ nhưng đây cũng là một lợi thế của bạn.

2.1.5. Kỹ năng

Một người Web Developer không cần tập trung quá nhiều vào kỹ năng mềm. Thay vào đó, hãy liệt kê những kỹ năng chuyên môn của bạn, chẳng hạn như:

+ Kỹ năng lập trình HTML/CSS

+ Kỹ năng phân tích

+ Kỹ năng JavaScript

+ Kỹ năng kiểm tra và gỡ lỗi

+ Kiến thức cơ bản về Back-end

+ Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Liệt kê những kỹ năng trong CV
Liệt kê những kỹ năng trong CV

2.1.6. Chứng chỉ và bằng cấp

Việc sở hữu các chứng chỉ hoặc bằng cấp sẽ khiến nhà tuyển dụng chú ý đến bạn nhiều hơn bởi vì chứng chỉ và bằng cấp không dễ dàng có được. Bạn không chỉ cần nắm vững kiến thức mà còn phải biết cách vận dụng những kiến thức đó trong thực tế. Đây là điều mà nhà tuyển dụng cần ở một người Web Developer.

2.2. Lưu ý khi viết về kinh nghiệm làm việc trong CV of Web Developer

Đối với công việc Web Developer, kinh nghiệm làm việc có giá trị quan trọng nhất, hơn cả bằng cấp và các kỹ năng trong CV.

Lời khuyên mà chúng tôi đưa ra ở đây đó là đừng chỉ liệt kê kinh nghiệm làm việc khô khan.

Có vẻ như nhiều bạn ứng viên chưa chú ý đến điều này.

Bạn sẽ điền những thông tin gì trong phần “Kinh nghiệm làm việc”?

Lưu ý khi viết về kinh nghiệm làm việc trong CV Web Developer
Lưu ý khi viết về kinh nghiệm làm việc trong CV Web Developer

Chúng ta thường tìm thấy những lời khuyên dạng như:

- Sử dụng những gạch đầu dòng để liệt kê chi tiết những kinh nghiệm làm việc liên quan và sắp xếp chúng theo thứ tự thời gian từ những kinh nghiệm làm việc gần thời điểm phỏng vấn nhất trở về trước

- Trong mỗi kinh nghiệm làm việc hãy liệt kê ra những nội dung công việc và những điều bạn đã làm được

- Sử dụng những “con số biết nói” để định lượng và cụ thể hóa những thành tích bạn đã đạt được trong quá trình làm việc trước đây

- Không nên tham lam, liệt kê quá nhiều chi tiết trong phần kinh nghiệm làm việc.

Mẫu CV Web Developer chuyên nghiệp
Mẫu CV Web Developer chuyên nghiệp

Đây đều là những lời khuyên thường gặp. Tuy nhiên, chỉ liệt kê ra những thành tích và những gì bạn làm được trong quá trình làm việc trước đây là chưa đủ. Đó chỉ là những thông tin và con số mang tính chất tham khảo. Nhà tuyển dụng không thể ước lượng được chính xác những gì bạn đã cống hiến cho công ty trước đây. Thay vào đó hãy nêu lên cả ngữ cảnh cho những thành tích nổi bật của bạn trong công việc. Chẳng hạn như bạn đã góp phần tăng lên số lượng khách hàng truy cập trang web từ con số ban đầu là bao nhiêu lên đến bao nhiêu. Hãy cung cấp cho nhà tuyển dụng những cột mốc để họ dễ dàng so sánh hơn và nhận ra những giá trị của bạn.

Mẫu CV Web Developer là “bước đệm” đầu tiên giúp ứng viên tiến gần hơn đến phía nhà tuyển dụng. Đây là công việc sở hữu mức thu nhập được đánh giá là khá cao so với các vị trí khác trong cùng ngành, bởi vậy tỉ lệ cạnh tranh trong mỗi đợt tuyển dụng là không nhỏ. Hãy tận dụng mọi lợi thế của mình và đưa chúng vào trong CV ứng tuyển một cách khéo léo để chiếc CV của bạn trở nên hoàn hảo và chuyên nghiệp hơn nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CV xin việc Quản lý chất lượng
CV xin việc Quản lý chất lượng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
Một bản CV xin việc ấn tượng có vai trò như thế nào trong việc tạo nên thành công của buổi phỏng vấn? Các thông tin cần thiết phải có trong CV xin việc Quản lý chất lượng là gì? Hãy cùng vieclam123.vn khám phá thông tin dưới bài viết này.

liệt kê sở trường trong cv
Hướng dẫn cách liệt kê sở trường trong CV xin việc chuyên nghiệp
Học cách liệt kê sở trường trong đơn xin việc để giúp CV thêm phần hấp dẫn hơn. Mẫu CV xin việc sở trường trình bày như thế nào để dễ trúng tuyển?

mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng bạn đã biết cách viết sao cho chuẩn?
Mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng có quan trọng? Cách viết mẫu CV nhà hàng bằng tiếng Anh như thế nào mới chuẩn mời bạn theo dõi bài viết này để hiểu rõ.

cv xin việc nên viết tay hay đánh máy
Đi tìm câu trả lời mẫu CV xin việc nên viết tay hay đánh máy?
Khi chuẩn bị CV để phục vụ ứng tuyển, các ứng viên thường phân vân không biết CV xin việc nên viết tay hay đánh máy? Tìm hiểu chi tiết vấn đề này.