Với các bạn sinh viên mới ra trường thì hành trình xin việc sẽ có nhiều điều mới lạ và bỡ ngỡ. Bước chân vào cuộc đời đầy xô bồ và biến động, việc chuẩn bị hành trang kỹ lưỡng để chinh phục việc làm mong muốn thực sự rất quan trọng. Và điều không thể thiếu chính là đơn xin việc viết tay cho sinh viên mới ra trường. Tại sao lại là đơn xin việc viết tay? Khi viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường sẽ cần chú ý điều gì? Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng để giúp bạn có hành trang vững vàng hơn khi tìm kiếm việc làm cho mình.
MỤC LỤC
Một điều mà chỉnh bản thân các bạn ứng viên là những sinh viên mới ra trường có thể nhận thấy được là bản thân mình có rất ít các trải nghiệm thực tế và kinh nghiệm làm việc đếm trên đầu ngón tay. Chính vì thế mà để nổi bật với kinh nghiệm của bản thân là điều không thể. Do vậy mà một đơn xin việc của sinh viên mới ra trường thường không quá đầy đặn, có nhiều hạn chế và thiếu sót nhất định.
Đối với nhà tuyển dụng thì khi xem đơn xin việc làm của các bạn sinh viên mới ra trường đều không cảm thấy lạ lẫm hay ngạc nhiên mà ngược lại thì rất cảm thông với điều này. Bởi thực tế thì các bạn đều là những gương mặt mới, việc ứng tuyển vào một vị trí nào đó một cách nghiêm túc cũng cực kỳ ít ỏi cho dù trước đó có thì cũng chỉ là một vài công việc part time và có yêu cầu đơn giản hơn. Tuy nhiên, điều nhà tuyển dụng mong muốn thấy được ở “những tấm chiếu mới” này chính là sự nhiệt huyết, tinh thần cầu tiến và dám thách thức bản thân, không ngại thử thách để mang lại hiệu quả cho công việc cũng như đúc kết được kinh nghiệm cho mình.
Tuy nhiên, nếu như bạn muốn thể hiện được tinh thần chiến binh của mình qua đơn xin việc thì sẽ cần lựa chọn một hình thức phù hợp nhất. Ngoài mẫu CV cho sinh viên mới ra trường thì đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường cũng rất quan trọng.
Sử dụng đơn xin dự tuyển viết tay mang đến khá nhiều hiệu ứng tích cực cho ứng viên, đặc biệt là những bạn sinh viên mới ra trường. Bởi khi viết tay đơn xin việc, bạn sẽ cần một sự cẩn thận đến từng chi tiết. Đảm bảo chữ viết thẳng hàng, thẳng lối, không được viết sai chính tả, không được gạch xóa, làm bẩn đơn xin việc,... Chính sự cẩn thận một cách kỹ lưỡng này đã cho nhà tuyển dụng thấy được sự đầu tư, sự kiên nhẫn và sự nghiêm túc cũng như chuyên nghiệp của bạn trong quá trình ứng tuyển của mình.
“Nét chữ nết người”, thông qua đơn xin việc viết tay của bạn, nhà tuyển dụng sẽ có nhiều hơn sự cảm nhận và đánh giá về bạn. Mỗi một kiểu chữ khác nhau sẽ cho bạn thấy được phần nào về tính cách của bạn và phản ánh về sự phù hợp của bạn với vị trí tuyển dụng này. Điều này sẽ khó có thể đạt được nếu như bạn sử dụng đơn xin việc đánh máy.
Một cách tổng quát thì đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường viết tay sẽ là công cụ cực hữu ích để giúp bạn tạo sự ấn tượng cũng như tăng khả năng trúng tuyển cao hơn cho mình.
Trước khi bắt tay vào việc thực hành cách điền đơn xin việc viết tay của mình thì bạn cần tìm hiểu rõ đặc điểm của đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường.
Nội dung của đơn xin việc viết tay cho sinh viên mới ra trường cần đủ 3 phần.
- Phần 1: Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn
- Phần 2: Phần nội dung chính: trình bày các thông tin cá nhân của bản thân, thông tin về quá trình học vấn trong đơn xin việc, kỹ năng và một số kinh nghiệm mà bản thân có được. Đồng thời, bày tỏ nguyện vọng của bản thân với việc được trao cơ hội làm việc tại quý công ty.
- Phần 3: Phần kết đơn xin việc: nhấn mạnh lại mong muốn của bản thân với việc được xuất hiện tại buổi phỏng vấn. Gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng và ký, ghi rõ họ tên bên dưới phần người viết đơn.
Vì là sinh viên mới ra trường, bạn cần biết điểm mạnh của bản thân là gì và cần nhấn mạnh vào đâu để đơn xin việc viết tay của bạn trở nên ấn tượng và hoàn hảo hơn.
Mặc dù, viết tay là một hình thức giúp bạn tạo được sự chú ý. Thế nhưng, nếu nội dung của bạn không làm bạn nổi bật hơn ứng viên khác thì bạn vẫn sẽ đánh mất cơ hội của mình mà thôi. Vì thế, cần biết bản thân là một sinh viên mới ra trường sẽ có những thuận lợi gì.
Bởi vì kinh nghiệm làm việc của sinh viên mới ra trường chưa thực sự ấn tượng. Do vậy, bạn cần nhấn mạnh vào tinh thần, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ. Cùng với đó chính là sự cập nhật, tiếp thu nhanh chóng, bổ sung những kỹ năng mới và áp dụng công nghệ vào trong công việc hiệu quả. Tuỳ vào từng vị trí, việc làm cụ thể mà bạn có thể đưa ra kỹ năng phù hợp để cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng phát triển của bản thân nhé.
Cách viết đơn xin việc viết tay sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả của đơn xin việc. Vì thế mà bạn cần tập trung và đầu tư cho phần nội dung này một cách tốt nhất có thể nhé.
Phần mở đầu thường sẽ là phần quốc hiệu, tiêu ngữ và phần tên đơn. Đối với một sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học thì phần này không có gì đánh đố bạn cả và việc viết cũng không quá khó khăn, thậm chí là có phần quen thuộc.
Cách viết phần Quốc hiệu và Tiêu ngữ là viết chính giữa của trang giấy. Và viết chữ in hoa. Đối với tên đơn cũng vậy.
Tiếp đến chính là phần gửi lời chào nhà tuyển dụng và giới thiệu sơ qua về bản thân mình. Vậy cách viết đơn xin việc kính gửi ai như thế nào ? Hãy bắt đầu bằng “Kính gửi” và các thông tin liên quan tới nhà tuyển dụng. Nếu bạn biết chính xác họ tên họ thì hãy ghi ra nhé, trong trường hợp không biết cụ thể thì bạn có thể thay thế bằng tên bộ phận cũng không sao cả.
Ngay sau đó sẽ là thông tin cá nhân của bản thân. Tên bạn là gì, Ngày tháng năm sinh, địa chỉ của bạn. Không cần viết dài dòng mà chỉ viết đơn giản theo kiểu liệt kê thông tin mà thôi.
Bắt đầu từ đây sẽ là phần nội dung mà nhà tuyển dụng chú ý nhiều nhất. Vì thế mà bạn cần tập trung để triển khai một cách logic nhé.
- Mở đầu: Giải thích lý do vì sao bạn biết tới tin tuyển dụng và nguyên nhân bạn viết đơn xin việc này.
“Qua vieclam123.vn, tôi đã vô tình nhìn thấy thông tin tuyển dụng vị trí Nhân viên marketing của quý công ty. Với việc tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, tôi nhận thấy mình có đủ trình độ, kỹ năng để có thể đảm nhận vị trí này. Do đó tôi viết đơn này gửi tới quý công ty và mong quý công ty xem xét và chấp thuận trao cho tôi cơ hội này.”
- Phần thân: Ở phần này, bạn cần nêu rõ ràng về học vấn, bằng cấp của bạn với việc nêu rõ tên trường và chuyên ngành, loại hình tốt nghiệp. Những kỹ năng, trình độ chuyên môn trong đơn xin việc cùng với một vài kinh nghiệm làm việc của bản thân.
“Về quá trình học tập của bản thân, tôi đã theo học tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân chuyên ngành Marketing từ tháng 8 năm 2016. Đến tháng 6 năm 2020, tôi đã hoàn thành chương trình học của mình và tốt nghiệp với tấm bằng giỏi.
Mặc dù mới ra trường không lâu, thế nhưng, bản thân tôi trong quá trình học tập đã có cơ hội được đào tạo và bồi dưỡng về những kỹ năng chuyên môn của một nhân viên marketing, những kiến thức chuyên ngành phục vụ cho công việc một cách hiệu quả. Cách xây dựng kế hoạch và chiến lược marketing bài bản, kỹ năng nắm bắt thời điểm để triển khai các quảng cáo thu hút khách hàng là những điểm mạnh của tôi.
Đặc biệt, trong năm cuối của mình, tôi đã có cơ hội làm việc tại công ty One One với vai trò nhân viên marketing part time. Do đó mà tôi đã có sự tiếp xúc và nhìn nhận chính xác, thực tế hơn về công việc của mình. Qua đó, tôi tin tưởng bản thân có thể phát huy và áp dụng điểm mạnh của mình vào trong công việc một cách hiệu quả nhất.”
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì điều này cũng không sao cả. Hãy dựa vào kỹ năng và tinh thần học tập để cho thấy tiềm năng của mình nhé.
“Bản thân chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế với vai trò nhân viên marketing. Tuy nhiên, với kiến thức và kỹ năng cộng với tinh thần học tập của mình, tôi tin tưởng mình sẽ bắt nhịp công việc tốt hơn và mang lại sự hiệu quả trong công việc một cách tốt nhất”.
Hãy khẳng định một lần nữa về tinh thần và nguyện vọng của bạn với nhà tuyển dụng. Hứa hẹn về một cuộc trao đổi kỹ hơn tại buổi phỏng vấn chẳng hạn. Đặc biệt, bạn nên gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian đọc thư xin việc của bạn. Cuối cùng, để lại thông tin liên lạc của bản thân và ký tên bên dưới nhé!
“Tôi hy vọng rằng quý công ty có thể trao cho tôi cơ hội được thể hiện, chứng minh bản thân mình cũng như góp phần thúc đẩy vào sự phát triển chung của công ty. Và nếu có thể thì buổi trao đổi trực tiếp tại vòng phỏng vấn sắp tới sẽ giúp cho tôi thể hiện được nhiều hơn và tạo sự tin tưởng lớn hơn từ quý công ty.
Mọi thông tin về buổi phỏng vấn có thể liên hệ với tôi qua số điện thoại: 097 xxx xxxx hoặc Email: nguyenanhtuan@gmail.com.
Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Có thể xem qua: Hướng dẫn cách viết hồ sơ xin việc cho sinh viên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng
- Nên viết nháp trước khi viết chính thức
Bởi là đơn xin việc viết tay nên trước khi đặt bút viết bản hoàn chỉnh thì bạn nên viết nháp phần nội dung chuẩn của đơn xin việc trước. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế và giảm thiểu các lỗi sai có thể mắc phải.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cho đơn xin việc
Việc viết tay đơn xin việc sẽ khiến bạn phải chú ý và cẩn thận nhiều hơn. Tính thẩm mỹ là một trong số đó. Đơn xin việc cần sạch sẽ, không nhàu nát, chữ viết rõ ràng và không gạch xóa, không mắc lỗi sai chính tả.
- Chỉ sử dụng duy nhất một màu mực khi viết
Khi viết đơn xin việc viết tay, bạn chỉ được viết duy nhất một màu mực và duy trì một kiểu chữ trong đơn mà thôi. Điều này đảm bảo tính thống nhất cũng như giúp cho đơn trong chuyên nghiệp và khoa học hơn.
Trên đây chính là đơn xin việc viết tay cho sinh viên mới ra trường. Mong rằng, bạn sẽ có cho mình một mẫu đơn xin việc ưng ý sau khi tham khảo bài viết này.
Đơn xin việc là một trong những yếu tố quan trọng trong hồ sơ xin việc của ứng viên. Không chỉ thể hiện mong muốn được trao cơ hội, đơn xin việc còn thể hiện được sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển dựa trên trình độ, nghề nghiệp chuyên môn và kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên, việc thể hiện nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc hiện nay còn khá mơ hồ và chưa thực sự ấn tượng. Điều này sẽ khiến hiệu quả từ đơn xin việc giảm thiểu một cách đáng kể. Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn trong việc viết nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc sao cho chuẩn và ấn tượng nhất.
MỤC LỤC
Chia sẻ