close
cách
cách cách cách cách cách
Đăng tin Đăng ký

Cách viết Đơn xin thực tập ngành Luật giúp bạn xin việc dễ dàng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn đã biết cách viết đơn xin thực tập của dành cho sinh viên của những ngành nghề khác nhưng trong đó chưa có ngành luật. Kỳ thực tập sắp tới gần, các bạn sinh viên ngành Luật sẽ phải chuẩn bị lá đơn xin thực tập ngành Luật như thế nào mới chuẩn? Cùng theo dõi những chia sẻ bên dưới để biết câu trả lời bạn nhé.

1. Sự cần thiết của đơn xin thực tập ngành luật đối với sinh viên

Ngành luật chính là một trong số những ngành HOT nhất hiện nay, nó được đông đảo bạn trẻ theo đuổi vì có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

Khác hẳn với thời kỳ trước đây, hiện tại sinh viên theo đuổi ngành Luật đã có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp hơn, nguyên nhân là địa điểm làm việc cũng đa dạng hơn.

Nếu như trước đây, sinh viên học Luật ra chỉ xin vào Toà Án để làm việc, trong khi số lượng tuyển dụng nhân sự ngành Luật khá hiếm hoi cộng thêm sự khó khăn ở khâu xin việc thì giờ đây đã khác. Các bạn sinh viên khoa Luật còn có thể tìm kiếm cơ hội ở các doanh nghiệp, làm cố vấn luật cho các công ty mới thành lập,...

Sự cần thiết của đơn xin thực tập ngành luật đối với sinh viên
Sự cần thiết của đơn xin thực tập ngành luật đối với sinh viên

Tuy có nhiều cơ hội nhưng vì lượng người theo học lại khá đông cho nên không tránh khỏi tình trạng cạnh tranh khốc liệt giữa các ứng viên với nhau. Đó là chưa kể đến thử thách mà nhà tuyển dụng đưa ra cho ứng viên.

Bạn thấy đấy, chẳng có thành công nào là được trải bằng hoa hồng, muốn trở thành Luật sư, Cố vấn luật hay một chức danh công việc nào đó liên quan tới Luật thì ngoài kiến thức chuyên môn, năng lực bản thân, hãy chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ xin thực tập bao gồm Sơ yếu lý lịch, CV ngành luật và quan trọng nhất là lá đơn xin ứng tuyển thực tập ngành luật chuẩn chỉnh trước nhé.

Đơn xin thực tập chính là thứ giúp sinh viên ngành Luật hoàn thành chương trình học ở năm cuối, đồng thời nó cũng là vũ khí quan trọng giúp bạn thuyết phục được đơn vị thực tập để quá trình này diễn ra thuận lợi.

Phải trải qua được giai đoạn thực tập, các bạn mới có cơ hội để nghĩ tới những ước mơ đó của mình. Vậy lá đơn xin thực tập cho ngành Luật sẽ bao gồm những thành phần nào? Đọc hết nội dung bên dưới để làm rõ điều này.

Xem thêm: Bật mí cho bạn cách viết đơn xin thực tập bằng tiếng Anh gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

2. Bố cục đơn xin thực tập ngành luật bao gồm những gì?

Đơn xin thực tập vào ngành Luật cũng như những lá đơn xin thực tập của ngành nghề khác, vì là thực tập cho nên nhà tuyển dụng cũng không có quá nhiều yêu cầu như đối với mẫu đơn xin việc làm. Vì vậy bạn chỉ cần đưa đầy đủ thông tin cần thiết vào là được.

Bố cục đơn xin thực tập ngành luật bao gồm những gì
Bố cục đơn xin thực tập vào ngành luật bao gồm những gì?

Thông thường, đơn xin thực tập cũng được chia thành 3 phần đó là phần Mở đầu, phần Thân và phần Kết đơn. Bất kể mỗi phần có chứa nội dung ngắn hay dài thì các bạn sinh viên cũng không được phép bỏ qua nó, thay vào đó phải chăm chút từng nội dung nhỏ nhặt nhất để tìm kiếm cơ hội cho bản thân mình.

Trong mỗi phần lớn vừa nêu trên sẽ có những thông tin nhỏ hơn mà bạn cần đề cập tới, nếu chưa rõ chúng là gì thì hãy xem những hướng dẫn cụ thể bên dưới bạn sẽ rõ.

3. Cách viết đơn xin thực tập ngành luật chính hiệu

Sở hữu lá đơn xin thực tập với nội dung hấp dẫn sẽ giúp sinh viên sớm được chấp nhận. Đừng cẩu thả để tuột mất cơ hội hoàn thành chương trình học năm cuối của mình bạn nhé.

3.1. Cách viết phần Mở đầu

Hình thức đơn xin thực tập vào ngành Luật cũng tương tự như những mẫu đơn xin thực tập của ngành nghề khác, sự khác biệt chỉ nằm ở nội dung. Chính vì vậy bạn có thể trình bày phần mở đầu theo hướng dẫn sau đây:

Quốc hiệu - Tiêu ngữ: Đây là thành phần quan trọng và bắt buộc phải có vì thế bạn đừng bỏ quên đấy nhé. Thiếu nó lá đơn này của bạn coi như không hợp lệ rồi.

Đến phần tên đơn, giống với cách viết đơn xin việc, hãy thể hiện chính xác tên đơn xin thực tập của mình, viết in hoa toàn bộ và chi tiết để nhà tuyển dụng nhìn cái là hiểu liền. Ngoài ra, hãy căn chỉnh nội dung ra giữa dòng để tiêu đề này trở nên nổi bật nhé. Nội dung như sau: 

ĐƠN XIN THỰC TẬP NGÀNH LUẬT

Ở phần mở đầu này, bạn sẽ phải có một mục “Kính gửi” và điền tên đầy đủ đơn vị đến thực tập. Hãy chú ý và cẩn thận bởi vì chỉ cần viết sai tên doanh nghiệp thì cơ hội của bạn cũng không còn.

Cách viết phần Mở đầu đơn xin thực tập ngành Luật
Cách viết phần Mở đầu đơn xin thực tập ngành Luật

Tiếp theo là phần kê khai thông tin cá nhân, hãy cho nhà tuyển dụng biết rõ về tên của bạn, Ngày tháng năm sinh, Giới tính, Quê quán theo sổ hộ khẩu, Nơi ở hiện tại, Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân kèm theo nơi cấp vào ngày cấp. Ngoài ra còn có cả số điện thoại liên hệ cũng cần phải tuyệt đối chính xác bạn nhé.

Với những thông tin cá nhân này, bạn có thể mở giấy tờ tùy thân của mình để ghi cho chính xác.

Bạn là sinh viên học trường nào, Khoa nào và Hệ đào tạo cụ thể. Tất cả đều phải ghi rõ ràng để thông tin được minh bạch.

Tham khảo thêm: Cách chuẩn bị thư ứng tuyển thực tập sinh đầy đủ, đúng chuẩn cho sinh viên

3.2. Cách viết phần Nội dung chính

Kết thúc phần Mở đầu, chắc chắn bạn cần chuẩn bị nội dung để kê khai vào phần Thân rồi. Các bạn sinh viên theo học ngành Luật cần phải đưa ra lý do muốn thực tập tại đơn vị, đồng thời cũng phải cam kết rằng mình sẽ không vi phạm bất cứ quy định, nội quy nào mà doanh nghiệp đề ra.

Cách viết phần Nội dung chính đơn xin thực tập ngành Luật
Cách viết phần Nội dung chính đơn xin thực tập ngành Luật

Ví dụ:

“Tôi viết đơn này mong muốn Quý công ty tiếp nhận tôi vào thực tập tại phòng Hành chính nhân sự để hoàn tất chương trình đào tạo mà Nhà trường đưa ra. Tôi cam kết sẽ tuân thủ và thực hiện theo đúng quy định, cụ thể như sau:

1. Tuân thủ các nội quy, quy định đối với sinh viên thực tập, giữ gìn tài sản chung trong công ty.

2. Chịu trách nhiệm bồi thường nếu bản thân làm hư hỏng hay thiệt hại đến tài sản vật chất của công ty.

Những cam kết này sẽ giúp bạn tạo được niềm tin từ phía nhà tuyển dụng, ngay bây giờ hãy cùng tôi tìm hiểu cách viết phần Kết đơn bạn nhé

3.3. Cách viết phần Kết

Kết đơn không phải là lúc để bạn trình bày vấn đề nữa, đã đến lúc bạn phải khép lại vấn đề của mình tại đây. Không lẽ đùng một cái xuống ký tên luôn, như vậy thì rất mất lịch sự và sẽ gây ấn tượng không tốt. Vậy theo bạn cần phải làm gì trước tiên?

Hãy đưa ra một lời chào cuối câu tinh tế theo ví dụ dưới đây:

“Rất mong Ban lãnh đạo xem xét và tạo điều kiện để tôi được tham gia thực tập tại Quý công ty”

Sau đó bạn có thể để lại một số thông tin về đơn vị giáo dục mà bạn đang học tập bao gồm Tên trường, Số điện thoại Nhà trường kèm theo ngày tháng viết đơn xin thực tập này.

Cách viết phần Kết đơn xin thực tập ngành Luật
Cách viết phần Kết đơn xin ứng tuyển thực tập ngành Luật

Cuối cùng là phần chữ ký, hãy tìm đúng nơi dành cho người viết đơn để ký xác nhận vào đó bạn nhé. Vậy là nội dung đơn xin thực tập việc làm ngành Luật cũng khá đơn giản đúng không? Hy vọng tất cả các bạn sinh viên học Luật đều có thể sở hữu cho mình một lá đơn hoàn hảo và đều được nhận vào thực tập ở doanh nghiệp mình yêu thích.

Đọc thêm: Download mẫu CV xin thực tập chuyên nghiệp, hỗ trợ sinh viên trên con đường nghề nghiệp của mình

4. Lưu ý khi viết đơn xin thực tập ngành luật

Mặc dù đã nắm trong tay cách viết đơn xin thực tập vào ngành Luật thế nhưng bạn vẫn không được chấp nhận, tìm hiểu những chú ý dưới đây xem mình đã thực hiện đúng hay chưa nhé.

4.1. Đơn xin ứng tuyển thực tập ngành Luật cần chính xác

Đơn xin thực tập cho ngành Luật chính là mẫu văn bản ưa chính xác, bạn không thể khai man thông tin khi muốn doanh nghiệp chấp nhận mình vào thực tập. Chính vì thế hãy chuẩn bị tất cả những thông tin về mình một cách chính xác nhất, kê khai một cách trung thực nhất nhé.

Đơn xin thực tập ngành Luật cần chính xác
Đơn xin thực tập vào ngành Luật cần chính xác

4.2. Hãy chú ý về sự ngắn gọn khi viết đơn

Đơn xin thực tập không phải trình bày vấn đề phức tạp hay loằng ngoằng khó giải thích, chính vì vậy hãy đảm bảo nó phải thật ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu để nhà tuyển dụng hiểu được ý đồ của bạn nhé.

Nếu bạn trình bày mẫu đơn xin thực tập ngành Luật một cách dài dòng, lan man không nói rõ mục đích chính thì chắc chắn cơ hội sẽ được chuyển cho người khác.

Bạn đọc có thể tham khảo qua: Cách viết sơ yếu lý lịch xin thực tập hoàn hảo, nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng

4.3. Rà soát lỗi trước khi gửi đơn xin thực tập tới nhà tuyển dụng

Trước khi gửi đơn xin thực tập tới nhà tuyển dụng, các bạn sinh viên Luật hãy kiểm tra lại tổng thể một lần nữa để xem mình còn mắc lỗi gì mà chưa phát hiện ra hay không. Đôi khi 1 lỗi rất nhỏ nó lại khiến bạn mất đi cơ hội hoàn thành kỳ thực tập theo đúng tiến độ đấy nhé.

Rà soát lỗi trước khi gửi đơn xin thực tập ngành Luật tới nhà tuyển dụng
Rà soát lỗi trước khi gửi đơn xin ứng tuyển thực tập ngành Luật tới nhà tuyển dụng

Đơn xin thực tập ngành Luật có vai trò không hề nhỏ đối với các bạn sinh viên theo đuổi sự nghiệp Luật. Chúc các bạn sớm hoàn thành xuất sắc kỳ thực tập của mình và có thêm nhiều cơ hội để thực hiện ước mơ.

Cách viết CV xin việc Luật - Pháp lý

Hoàn thành kỳ thực tập, sinh viên ngành Luật sẽ phải tìm cho mình một công việc phù hợp với chuyên ngành của mình. Hồ sơ xin việc của bạn chắc chắn không thể thiếu CV, vậy làm thế nào để mẫu CV xin việc Luật - Pháp lý của bạn trở nên hấp dẫn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó, cùng theo dõi ngay nhé.

Cách viết CV xin việc Luật - Pháp lý

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
mẫu đơn xin việc techcombank
Hướng dẫn viết chi tiết mẫu đơn xin việc Techcombank chuyên nghiệp
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin việc Techcombank chi tiết với những thông tin cơ bản. Cập nhật thông tin liên quan tới cách viết đơn xin việc Techcombank.

đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm
Khi nộp đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm tiếp tục không?
Đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm tiếp tục được không? Tìm hiểu ngay về đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm tiếp tục được hay không?

đơn xin việc ở công ty cũ
Bí quyết lại việc - hãy viết đơn xin việc ở công ty cũ hoàn hảo
Cách viết đơn xin việc ở công ty cũ chiếm được cảm tình nhà tuyển dụng sẽ được chia sẻ ngay tại bài viết dưới đây. Cùng vieclam123.vn tìm hiểu chi tiết hơn!

Mẫu đơn xin việc ngành Công nghệ thực phẩm
Cập nhật cách hoàn thiện mẫu đơn xin việc ngành Công nghệ thực phẩm
Mẫu đơn xin việc ngành công nghệ thực phẩm có vai trò quan trọng khi là linh hồn của hồ sơ xin việc. Cùng vieclam123.vn cập nhật cách để hoàn thiện mẫu dơn.