Các loại bảo lãnh ngân hàng rất đa dạng. Chúng được phân chia dựa theo các tiêu chí khác nhau. Cùng vieclam123.vn tổng hợp những loại bảo lãnh ngân hàng phổ biến để phục vụ nhu cầu sử dụng của bạn.
MỤC LỤC
Ở các phân loại dựa vào tiêu chí mục đích bạn sẽ được tiếp cận với 5 loại bảo lãnh ngân hàng.
Loại này được sử dụng nhiều nhất với ưu điểm nằm ở khả năng độc lập trong quá trình bảo lãnh đối với các công tác mua hàng hay tham gia dự thầu trong lĩnh vực xây dựng. Tổ chức tín dụng sẽ phát hành cho phía nhận bảo lãnh để đảm bảo thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ khách hàng theo hợp đồng ký cho bên nhận bảo lãnh.
Bảo lãnh này hướng tới mục đích đảm bảo phía bên dự thầu không rút lui, thay đổi ý định không ký hợp đồng nữa dù họ đã trúng thầu. Nếu đã ký bảo lãnh dự thầu, trường hợp khách vi phạm nhưng lại không nộp phạt hoặc nộp phạt không đủ theo thỏa thuận cho bên dự thầu, vậy thì đơn vị, tổ chức tín dụng sẽ ra mặt và thực hiện nghĩa vụ của họ đúng như nội dung đã cam kết.
Loại này thường được ứng dụng đối với các hợp đồng mua bán các sản phẩm trả chậm. Nếu người mua hàng không thanh toán, thanh toán không đúng, cụ thể là thiếu số tiền theo hợp đồng thì đơn vị chịu trách nhiệm với khách hàng có hợp tác ký hợp đồng bảo lãnh thanh toán này chính là ngân hàng. Tức ngân hàng sẽ đứng ra để trả thay người mua hàng theo cam kết bắt buộc của loại bảo lãnh thanh toán.
Bảo lãnh này thường được ứng dụng ở lĩnh vực xây lắp để bảo lãnh cho các công trình, các nhận bảo hành thiết bị toàn bộ. Bảo lãnh này được ngân hàng phát đến tay khách hàng chính là người/đơn vị đứng ra nhận bảo lãnh.
Tổ chức tín dụng sẽ thể hiện vai trò nếu khách vi phạm hợp đồng và bị phạt, nhưng lại không nộp tiền, nếu có thì cũng nộp không đầy đủ.
Trong số các loại bảo lãnh ngân hàng phân chia theo mục đích thì bảo lãnh hoàn lại thanh toán chính là dành cho bên nhận bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh như sau: bên nhận bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền ứng trước của khách.
Khi khách vi phạm cam kết với bên nhận bảo lãnh và cần trả số tiền ứng cho bên nhận thì lúc này các tổ chức tín dụng sẽ vào cuộc và phát huy nhiệm vụ.
2 loại bảo lãnh nằm trong tiêu chí phân chia này.
Loại bảo lãnh này đơn giản nhất trong các loại bảo lãnh ngân hàng. hình thành nên một mối quan hệ với 3 bên. Phía ngân hàng sẽ nhận bảo lãnh trực tiếp thanh toán với phía người được hưởng thụ. Khi ngân hàng đã hoàn tất việc bồi thường cho người hưởng, ngân hàng sẽ được phép đòi tiền từ người được bảo lãnh.
Cho phép người được bảo lãnh có quyền yêu cầu phía ngân hàng đưa ra đề nghị, sự chỉ thị ngân hàng phát hành cam kết chuyển sang người hưởng thụ bằng một bảo lãnh do ngân hàng đưa ra - bảo lãnh đối ứng. Cần hiểu rõ bảo lãnh đối ứng là gì để cập nhật rõ thêm về giá trị, hình thức của loại bảo lãnh gián tiếp.
Bảo lãnh gián tiếp kêu gọi sự tham gia của nhiều bên, tuy nhiên trong đó phải có ít nhất là 4 thành phần: phía ngân hàng sẽ có hai tổ chức là ngân hàng đưa ra hình thức bảo lãnh và ngân hàng chỉ thị; phía khách hàng cũng có hai đối tượng là người được nhận bảo lãnh, người hưởng thụ.
Bảo lãnh gián tiếp thường ứng dụng cho trường hợp người hưởng thụ là người ngoại quốc. Đồng thời, ngân hàng phát hành bảo lãnh phải nằm ở chính quốc gia của người thụ hưởng.
Bảo lãnh được dùng cho các đối tượng ở trong một quốc gia. Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh thực hiện theo hợp đồng, ... áp dụng cho loại bảo lãnh này đồng thời chúng được triển khai thực hiện thông qua hình thức phát hành thư của ngân hàng.
Áp dụng trong trường hợp có một trong hai bên tham gia bảo lãnh là phía nước ngoài, không cùng quốc gia với bên còn lại. Bảo lãnh nước ngoài sử dụng một trong số các hình thức dưới đây:
- Phát hành thư bảo lãnh
- Ký bảo lãnh tại tờ hối phiếu nhận nợ
- Mở thư tín dụng khi mua hàng trả chậm
- Lập chứng nhận về kỳ hạn thanh toán khoản nợ
Loại bảo lãnh này quy định khi người hưởng thụ muốn được trả tiền thì sẽ phải xuất trình cho ngân hàng các chứng từ cần thiết. Hoặc họ cũng có thể cung cấp các giấy tờ có thể chứng minh việc vi phạm hợp đồng của đối tác.
Nhược điểm của loại bảo lãnh này nằm ở chỗ khiến người được hưởng thụ phải chờ đợi khoản bồi thường khá lâu. Ngoài ra, nó cũng có nguy cơ gây khiến cho các đối tác rơi vào tình trạng mối quan hệ tranh chấp.
Rõ ràng phần nhược điểm lấn át ưu điểm cho nên trong số các loại bảo lãnh ngân hàng thì bảo lãnh có điều kiện được nhận định là kém linh hoạt, ít được lựa chọn sử dụng tại ngân hàng.
Với bảo lãnh này, phía ngân hàng sẽ ngay lập tức đáp ứng yêu cầu thanh toán của người thụ hưởng mà không cần phía người thụ hưởng phải thanh toán bất cứ loại giấy tờ, chứng từ nào. Bảo lãnh này có giá trị như một lệnh thanh toán bắt buộc.
Như vậy cho thấy bảo lãnh vô điều kiện mang tính độc lập cao, được dùng rất phổ biến do mang đến lợi ích cho người hưởng thụ. Tuy vậy, bảo lãnh loại này cũng không tránh khỏi những nhược điểm nhất định, thể hiện rõ ở tính chủ quan với nhu cầu đòi bồi thường từ người hưởng thụ. Với giá trị như mệnh lệnh thanh toán bắt buộc nên dễ xảy ra các trường hợp rủi ro về lừa đảo, sự gian lận. Phát sinh từ bất lợi đó nên đòi hỏi tất cả các bên đối tác đều cần phải có độ tin cậy lớn.
Như vậy, bảo lãnh ngân hàng rất quan trọng không chỉ đối với ngân hàng hay doanh nghiệp mà còn tác động mạnh đến cả nền kinh tế. Sử dụng các loại bảo lãnh ngân hàng và chọn áp dụng loại phù hợp nhất sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế từ tổ chức đến quốc gia, thúc đẩy hiệu quả mối quan hệ thương mại, hợp tác quốc tế.
Khi thực hiện dự án, các bên tham gia đều phải lên dây cót tinh thần sẵn sàng đối diện với các rủi ro dự án có thể diễn ra trong tương lai. Muốn dự đoán được những nguy cơ cụ thể nào sẽ xảy đến thì bạn cần hiểu biết rủi ro dự án là gì. Qua chia sẻ bên dưới, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu, khám phá ngay sau đây.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023