close
cách
cách cách cách

Tiền tố và hậu tố trong tiếng anh, đơn giản mà dễ lấy điểm cao

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Tiền tố và hậu tố trong tiếng Anh là một phần ngữ pháp rất quan trọng giúp bạn mở rộng vốn từ và sử dụng tiếng Anh thành thạo. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123.vn để nghi nhớ các kiến thức về tiền tố và hậu tố trong tiếng Anh nhé.

1. Tiền tố, hậu tố là gì?

1.1. Khái niệm tiền tố, hậu tố trong tiếng Anh

“Tiền” là từ Hán Việt có nghĩa là trước. Tiền tố có thể hiểu là các từ được thêm vào trước các từ khác để làm thay đổi từ gốc. 

Ví dụ:

  • happy (adj): hạnh phúc. 

=> Khi ta thêm tiền tố “un” vào trước thành “unhappy” thì có nghĩa là không hạnh phúc.

“Hậu” cũng là từ Hán Việt có nghĩa là sau. Hậu tố là từ được thêm vào sau các từ khác để làm biến đổi từ gốc. 

Ví dụ:

  • teach (v): dạy học

=> Khi ta thêm hậu tố “er” vào thành “teacher (n)” thì nghĩa sẽ là giáo viên.

1.2. Tiền tố trong tiếng Anh

Tiền tố “UN”

Nghĩa của tiền tố “un” là không, là trái lập với nghĩa gốc ban đầu. 

Ví dụ:

  • unintersting (không thú vị) 

  • unlucky (không may mắn )

  • uncomfortable (không thoải mái)

  • unable (không có khả năng)

  • unusual ( không thường lệ )

  • unhelpful (không hữu ích 

Tiền tố “IN”

Tiền tố mang nghĩa phủ định. 

Ví dụ: 

  • “direct”: trực tiếp

=> Khi thêm “in” vào thành “indirect” thì lại mang nghĩa là gián tiếp. 

  • invisible (không thấy được)

  • insecure (không an toàn )

  • incorrect ( không đúng)

  • inaccurate (không chính xác)

Tiền tố và hậu tố trong tiếng Anh

Tiền tố “DIS”

Đây cũng là tiền tố mang nghĩa phủ định.

Ví dụ:

  • continuous: tiếp tục

=> Sau khi thêm tiền tố vào được từ “discontinuous” nghĩa là bị gián đoạn, không tiếp tục. 

  • Dislike (không thích)

  • Disappear (biến mất >< appear : xuất hiện)

  • Disconnect (không kết nối)

  • Disadvantage (nhược điểm >< advantage : ưu điểm)

Tiền tố “IM”

Nghĩa của nó cúng thể hiện sự phủ định. 

Ví dụ:

  • polite: lịch sự

=> Khi thêm tiền tố “im” vào sẽ thành “impolite”, lúc này nghĩa của từ trở thành bất lịch sự. 

  • immobile ( bất động >< mobile :lưu động )

  • immoral (trái đạo đức)

  • imperfect (không hoàn hảo )

  • impossible (bất khả thi )

  • impatient (không kiên nhẫn )

Tiền tố “IR”

Với tiền tố này nó cũng thể hiện sự phủ định.

Ví dụ:

  • regular: thường xuyên

=> Khi thêm tiền tố “ir” vào thành từ “irregular” lại mang nghĩa không đều đặn.

  • irresponsible (không có trách nhiệm)

  • irrational (phi lý)

Tiền tố IL

Tiền tố này được thêm vào cũng để biểu đạt ý nghĩa ngược lại. 

Ví dụ:

  • legal: hợp pháp

=> Khi thêm tiền tố vào liền biến thành “illegal” có nghĩa là bất hợp pháp. 

  • illegible (khó đọc)

  • illiterate (mù chữ )

  • illogical (không lôgic)

  • immature (non nớt >< mature : trưởng thành )

Tiền tố và hậu tố trong tiếng Anh

Tiền tố “MIS”

Tiền tố này thể hiện sự nhầm lẫn. 

Ví dụ:

  • understand: hiểu

=> Khi ghét với tiền tố này lại thành “misunderstand” có nghĩa là hiểu nhầm. 

  • misaddress (sai địa chỉ)

  • misread (đọc nhầm)

  • misspell (đánh vần nhầm)

  • mispronounce (phát âm nhầm)

Tiền tố “RE” 

Tiền tố có nghĩa “lại, bắt đầu lần nữa”. 

Ví dụ:

  • redo (làm lại)

  • repeat ( nhắc lại)

  • reply (trả lời lại)

Tiền tố “EX”

Tiền tố có nghĩa là cũ. 

Ví dụ: 

  • ex-lover (người yêu cũ)

  • ex-girl (bạn gái cũ)…

Tiền tố “OVER”

Tiền tố thể hiện sự quá mức. 

Ví dụ:

  • overcome (vượt quá)

  • overdo ( làm quá )

  • overcook (chín quá)

Bên cạnh tiền tố “MIS”, “RE”, “EX” , “OVER”, có rất nhiều tiền tố khác nữa nhưng hiếm gặp hơn. 

Tiền tố và hậu tố trong tiếng Anh

Ví dụ như: 

  • Tiền tố Super: Supermarket (Siêu thị)

  • Tiền tố Non: Non-profit (phi lợi nhuận)

  • Tiền tố Pre: Prehistory (tiền sử)

  • Tiền tố Mono: Monotone (một giọng điệu, đơn điệu)

  • Tiền tố Bi: Bilingual (hai ngôn ngữ)

  • Tiền tố Tri: Triangle (tam giác)

  • Tiền tố Multi: Multicultural (đa văn hóa), multitask (đa nhiệm)

Lưu ý về các loại tiền tố: 

Đối với năm tiền tố trên, nghĩa chính của chúng là biểu thị sự phủ định nhưng chúng vẫn còn có nghĩa khác.

  • Tiền tố “ DIS” có thể làm ngược nghĩa của từ. Ví dụ từ “Union” có nghĩa là sự thống nhất. Sau khi thêm tiền tố vào sẽ có nghĩa là sự chia rẽ.

  • Tiền tố “UN” còn có nghĩa khác là mở, tháo. Ví dụ động từ “tie” có nghĩa là cột, sau khi thêm tiền tố lại có nghĩa là mở ra.

  • Tiền tố “IN” có nghĩa là trong với từ “indoor” là ở trong nhà, “inside” là phía trong.

1.3. Hậu tố trong tiếng Anh

Có 4 loại hậu tố thường gặp. Đó là hậu tố danh từ, hậu tố tính từ, hậu tố động từ và cuối cùng là hậu tố trạng từ.

1.3.1. Hậu tố danh từ

Hậu tố “MENT”

Có rất nhiều động từ thêm hậu tố này thì sẽ trở thành danh từ. Hậu tố này diễn tả tình trạng. 

Ví dụ: 

  • Argument (sự tranh cãi)

  • agreement (sự đồng ý)

  • amazement (sự ngạc nhiên)

  • amusement (làm cho vui vẻ)

  • development (sự phát triển)

  • improvement (sự cải tiến)

  • treatment (sự điều trị)

Hậu tố “TION”

Đây cũng là hậu tố thêm sau để biến từ thành danh từ. 

Ví dụ:

  • Collection (sự sưu tập)

  • Invention (sự phát minh)

  • Action (sự hành động)

  • Education (sự giáo dục)

  • Intention (dự định)

Hậu tố là “ER/OR/IST/ ANT”

Ví dụ như: 

  • commuter ( người đi phương tiện công cộng)

  • competitor (sự cạnh tranh)

  • leader (lãnh đạo)

  • participant (người tham gia)

  • artist (họa sĩ)

  • Teacher (Giáo viên)

  • Scientist (nhà khoa học)

Hậu tố “Ness”

Hậu tố Ness được thêm vào sau tính từ để trở thành danh từ chỉ trạng thái như:

  • Sickness (sự đau ốm)

Hậu tố “ITY, TY”

Ví dụ: 

  • Validity (có hiệu lực)

Còn rất nhiều hậu tố danh từ nữa nhưng có thể tần suất gặp ít hơn như:

  • Hậu tố “ship”: friendship (tình bạn)

  • Hậu tố “ism”: Judaism (đạo Do Thái)

  • Hậu tố “Al”: Criminal (tội phạm), Trial (thử)

1.3.2. Hậu tố tính từ

Hậu tố“ABLE”, “IBLE” :có nghĩa là có khả năng.

Ví dụ:

  • Edible (Có thể chỉnh sửa được)

  • Understandable (Có thể hiểu được)

Hậu tố “IVE” :có bản chất nghĩa gốc của từ. 

Ví dụ:

  • Informative (giàu thông tin)

  • sensitive (nhạy cảm)

Hậu tố “IC/ICAL” : có nghĩa là có dạng thức hoặc tính chất của cái gì đó. 

Ví dụ: 

  • Historic (mang tính lịch sử )

Hậu tố “OUS” :Liên quan đến tính chất, tính cách. 

Ví dụ:

  • jealous (ghen tị)

  • dangerous (nguy hiểm)

Hậu tố “FUL” : có nghĩa nhiều. 

Ví dụ:

  • careful ( cẩn thận )

Hậu tố “LESS” : có nghĩa ngược lại là ít. 

Ví dụ:

  • careless ( bất cẩn )

1.3.3. Hậu tố động từ

Hậu  tố “ATE” : ta có từ create (tạo ra ),…

Hậu tố “EN” : ta có threaten ( đe dọa )…

Hậu tố “FY”  : ta có simplify (làm đơn giản hóa )…

Tiền tố và hậu tố trong tiếng Anh

1.3.4. Hậu tố trạng từ

Hậu tố “LY”

Gần như tất các tính từ thêm hậu tố này đều thành trạng từ. 

Ví dụ:

  • careful” thêm hậu tố “ly” thành trạng từ “carefully” có nghĩa là cẩn thận.

  • carelessly (bất cẩn)

  • beautifully (xinh đẹp )

  • badly (tồi, xấu)

  • intelligently (thông minh)

  • slowly (chậm chạp)

Trường hợp đặc biệt:

“Hard” vốn dĩ tính từ và trạng từ đều như thế này. Bởi vì, khi thêm đuôi “LY” vào thành “hardly” nghĩa của nó sẽ là hầu như không chứ không còn thể hiện sự chăm chỉ nữa.

“Early” vốn đã có đuôi “LY” nên không cần thêm vào. Dùng trạng từ hay tính từ vẫn viết vậy.

“Good” trạng từ của nó là “well”. Vì tính từ này có sẵn trạng từ nên không cần thêm “LY”.

2. Ý nghĩa của tiền tố và hậu tố

2.1. Biểu đạt được nhiều nghĩa

Vẫn là từ đó, chỉ cần thêm tiền tố hoặc hậu tố phù hợp là bạn sẽ có ngay một từ mới diễn đạt đúng ý mình muốn. So với nhớ các từ mới rất mất thời gian thì ta chỉ cần nhớ một từ gốc rồi từ đó thêm các tiền tố hậu tố thích hợp là ổn.

2.2. Linh hoạt trong cách sử dụng

Linh hoạt ở đây đó là mỗi khi dùng các từ loại ta chỉ cần nhớ hậu tố của chúng. Nhìn vào đuôi của từ, ta sẽ biết được chúng thuộc danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ. Và lúc cần sử dụng các từ loại, ta cũng chỉ cần thêm đuôi tương tự với loại từ ta muốn là được.

Ví dụ như muốn dùng trạng từ thì ta thêm đuôi “LY”. Đối với các hậu tố thì chúng đều có điểm giống nhau. Đó là chúng sẽ làm biến đổi từ loại đó khi thêm hậu đó vào đằng sau của từ. Như vậy, động từ vứt hậu tố đi thêm các “ tion, ment..” có thể thành danh từ, tính từ thêm “ly” thành trạng…

2.3. Đoán nhanh nghĩa của từ

Sở dĩ có thể khẳng định điều này bởi vì các tiền tố đều có một điểm chung nhất định. Đó là biến đổi nghĩa của từ khi ta thêm tiền tố vào  từ đó. Các tiền tố đều có nghĩa cố định, chỉ cần chọn đúng tiền tố thêm vào từ thì nghĩa thay đổi ta có thể dễ dàng đoán trước được. 

Ví dụ như tiền tố “ UN” có nghĩa là không. Ta có từ “concern” là lo lắng, quan tâm. Khi ta thêm tiền tố “ un” vào thành “unconcern” thì nghĩa của từ sẽ thay đổi thành sự hờ hững, vô tâm ( đồng nghĩa với không quan tâm ).Trong trường hợp không biết nghĩa của từ “unconcern”, ta có thể dựa vào nghĩa của từ “concern” để đoán nghĩa của từ kia. Trong trường hợp không biết nghĩa cả hai từ thì ta vẫn có thể đoán được từ “unconcern” mang nghĩa tiêu cực.

Do đó, chăm chỉ học thuộc các tiền tố, hậu tố sẽ giúp ích rất nhiều cho việc diễn đạt tốt hơn, thi điểm cao hơn. Nhiều lúc bạn không biết từ đối của từ “intelligent (thông minh)” là “stupid (ngốc nghếch)”, bạn vẫn có thể dùng tiền tố, hậu tố để thể hiện ý nghĩa đó.

3. Mẹo nhớ tiền tố, hậu tố trong tiếng anh

Đầu tiên đối với các tiền tố, bạn có thể thấy chúng rất dài dòng và có quá nhiều từ để nhớ. Mỗi từ lại chỉ có thể đi với một hậu tố này, không thể đi với các hậu tố khác. Vậy làm cách nào để nhớ hết số tiền tố trước đã? Ta có một bài thơ vui nhộn giúp ích cho việc này. Bài thơ như sau :

BI hai, MIS ngược, MIS sai

UP trên, UNDER dưới, OUT ngoài, IN trong

PRE, FORE trước, IN, UN không

OVER trên, RE lại, CON cùng, AFTER sau

Những từ được viết hoa là những tiền tố. Còn các từ phía sau biểu đạt nghĩa của từ. Ở trên, bài viết chưa đề cập đến tiền tố “BI” vì nó ít xuất hiện và nó có nghĩa là hai. Ví dụ từ “weekly” có nghĩa là hàng tuần. Khi thêm “BI” vào trước sẽ thành “biweekly” là hàng hai tuần. Một số tiền tố khác xuất hiện nhiều hơn tiền tố “BI” như “ UP, UNDER, OUT…” nhưng so với các tiền tố ở trên kia thì vẫn được xem là hiếm.Tuy nhiên, các tiền tố này lại có điểm chung, đều là các giới từ dễ nhớ, hay dùng. Vì vậy, dù thêm vào nghĩa cua từ sẽ biến đổi theo nó và bạn cũng vẫn dễ đoán ra.

Đối với hậu tố thì làm cách nào có thể nhớ hết cái đống phân ra làm các loại danh từ, tính từ, động từ, trạng từ đây?

Có một số công thức ngắn gọn sau đây :

“ V + ION/TION = N” ví dụ : product + tion = production

“ V + ANCE/ENCE = N” ví dụ : attend + ance =attendance

“ ADJ + TY/ITY = N” ví dụ : certain + ty = certainty

“ ADJ + NESS = N” ví dụ : happy + ness = happiness, lazy + ness = laziness, kindness, richness…

“ V + ER/OR = N” ví dụ : act + tor = actor , teach + er = teacher

“ V + IST = N” ví dụ : type + ist = typist

“ V + ANT/ENT = N” ví dụ : assist + ent = assistant

“ V + ESS = N” ví dụ : act + ess = actress

“ V + ING = N” ví dụ : feel + ing = feeling

“ ADJ + IZE/ ISE = V” ví dụ : maxim + ize = maximize

“ N + AN/ION = N” ví dụ : musician

“ ADJ + EN = V” ví dụ : strength + en = strengthen

“ ADJ + LY = ADV” ví dụ : pretty + ly = prettily

Với những chia sẻ trên đây của Vieclam123.vn, hy vọng bạn đã hiểu tiền tố, hậu tố trong tiếng Anh là gì. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết cách thêm tiền tố, hậu tố trong tiếng Anh để diễn tả ý một cách linh hoạt. 

>> Xem thêm ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ngành tiếng anh thương mại học trường nào
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

Chill là gì
Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Cấu trúc More and More
Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

Mẹo thi part 1 TOEIC
Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.