Thỏ có được tắm không là một câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi vì, thỏ là một loài động vật rất kỵ nước. Nếu chúng ta tắm cho thỏ sẽ khiến loài động vật này gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như sốc nhiệt hoặc nhiễm trùng da. Vậy làm thế nào để vệ sinh cho loài động vật này? Hãy để vieclam123.vn đi tìm câu trả lời cho các bạn trong bài viết này nhé!
Thông thường, mọi người vẫn luôn nghi hoặc không biết có nên tắm cho thỏ không. Bởi vì, thỏ là một loài vật rất hiếu động, chúng luôn tinh nghịch khiến bộ lông trắng tinh bị bẩn, trông rất khó coi. Đa số những người nuôi thỏ sẽ không tắm cho chúng do các tác hại như sau:
Đầu tiên, thỏ là một loài động vật rất sợ nước, nếu chúng ta cố gắng tắm cho thỏ, có thể khiến nó bị hạ thân nhiệt, dẫn tới sốc nhiệt mà chết. Ngoài ra, thỏ làm một loài động vật rất mong manh. Bất kỳ điều gì bất ngờ xảy ra cũng khiến loài động vật này giật mình, sốc, thậm chí đau tim do quá sợ. Khi có tình huống mới bất thường xảy ra, thỏ có thể bị sốc đến mức cơ thể tím tái, ngừng hoạt động.
Chúng ta có thể kể đến một số triệu chứng thỏ bị sốc như tai lạnh, mặt đờ đẫn, cơ thể mềm nhũn, nướu trắng nhợt nhạt, thở nhanh, tim đập loạn nhịp.
Thứ hai, thỏ còn có khả năng tự làm sạch cho mình. Chúng sẽ thường xuyên tự chải lông cho mình bằng lưỡi. Phần lớn thời gian trong ngày, nó sẽ tự làm sạch cho bản thân mình. Thỏ sẽ chỉ ngừng tập tính này khi bản thân cảm thấy không được khỏe. Tốt nhất, chúng ta sẽ chỉ nên đảm bảo chuồng thỏ sạch sẽ, còn lại sẽ để chúng tự lo.
Thứ ba, thỏ có bộ lông rất dày. Kể cả khi chúng ta cố gắng lau khô cho chúng thì bộ lông vẫn không khô hoàn toàn. Thông thường, loài thỏ sẽ dùng bộ lông để che phủ và giữ ẩm, chỉ có đôi tai mới dùng để điều chỉnh nhiệt độ.
Do vậy, nếu chúng ta để lông thỏ bị ướt trong một thời gian dài, sẽ làm gián đoạn khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt, khiến chúng có nguy cơ bị hạ nhiệt. Lúc này, toàn bộ cơ thể chúng sẽ bị chậm lại và sẽ có các dấu hiệu như: tay và chân lạnh, màu sắc nhợt nhạt, hô hấp yếu, tim đập yếu, không di chuyển hay có sự phản hồi, ngồi không cử động hoặc chậm chạp. Khi có các dấu hiệu này, chúng ta cần mau chóng đưa thỏ đến bác sĩ thú y để chữa kịp thời.
Thứ tư, thỏ là một loài vật rất dễ bị thương trong lúc tắm. Bởi vì, chân tay của thỏ không hoạt động tốt trên bề mặt trơn. Điều này sẽ khiến chúng dễ bị thương trong những lúc hiếu động. Ngoài ra, những lúc tắm cho thỏ, chúng thường sợ hãi và lao mình vào các vật xung quanh. Với đôi chân khỏe và cái lưng yếu, chúng có thể làm đủ mạnh để làm vẹo hay gãy xương sống của mình.
Thứ năm, do thỏ có một đôi tay dài và không có khả năng tự đào thải nước ra ngoài nên chúng rất dễ bị nhiễm trùng tai. Ngoài ra, thỏ cũng có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp nếu thỏ bị sặc nước mũi.
Thứ sáu, thỏ là một loài có làn da rất mong manh và nhạy cảm. Nếu chúng ta tắm cho chúng, có thể khiến thỏ bị kích ứng da, gây phát ban hoặc nhiễm trùng. Bởi vì, nước làm trôi đi lớp dầu tự nhiên trên cơ thể thỏ, khiến da không được bảo vệ, dễ bị khô. Ngoài ra, khi bị ướt, da của thỏ cũng rất dễ bị tổn thương, chỉ cần một vết cắt nhỏ cũng khiến thỏ bị nhiễm trùng.
Tóm lại, từ những lý do trên, chúng ta tuyệt đối không nên tắm cho thỏ bằng nước. Tuy nhiên, nếu muốn làm sạch cho loài động vật này, chúng ta sẽ làm sạch chúng theo phương pháp sẽ được trình bày ở phần sau của bài viết
Tắm khô là một kỹ thuật dùng bột để trải vào bộ lông cho loài thỏ. Sản phẩm bột sẽ kết dính bụi bẩn và mảnh vụn để trải sạch khỏi lông. Với cách làm này, chúng ta sẽ dễ dàng làm sạch cho thỏ mà không phải làm chúng bị ướt. Cách làm này còn áp dụng cho cả trường hợp thỏ bị dính bùn hoặc có vệt nước tiểu ở trên bộ lông.
Tuy nhiên, cách làm vệ sinh này sẽ chỉ hiệu quả trong việc loại bỏ vết bẩn mới hơn là vết bẩn cũ. Chúng ta có thể sử dụng cách làm này kết hợp với phương pháp vệ sinh bằng khăn ẩm để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu, sau đó sẽ sử dụng bột để làm sạch chúng hoàn toàn.
Thay vì phải nhúng ướt toàn phần bộ lông thỏ như cách truyền thống, chúng ta sẽ làm sạch bằng cách rửa tại chỗ có vết bẩn. Ở cách làm này, chúng ta chỉ cần lấy một cái khăn ẩm, lau sạch các vết bẩn dính trên lông thỏ.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể kết hợp với một chút xà phòng nếu vết bẩn đó khó được làm sạch. Đây là một phương pháp được đánh giá khá an toàn và nhanh chóng, tuy nhiên nó áp dụng đối với các vết bẩn ở trên bộ lông như nước sốt, tương cà, bụi bẩn,…
Mặc dù, thỏ là một loài vật rất ghét nước nhưng chúng ta vẫn phải sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Cách vệ sinh một phần là một phương pháp mà chúng ta sẽ áp dụng khi thỏ có một lượng lớn phân và nước tiểu dính vào lông ở xung quanh mông của chúng. Chúng ta bắt buộc phải vệ sinh theo cách này bởi chúng có mùi rất nặng và gây khó chịu cho thỏ.
Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra khi con thỏ không còn khả năng tự làm sạch cho mình như thỏ già, thỏ khuyết tật, thỏ béo phì. Ở thỏ già, chúng thường bị viêm khớp, không còn khả năng cúi gập người. Với thỏ béo phì, do có một lượng lớn mỡ trên cơ thể, chúng sẽ không thể dùng tay để làm sạch mông. Còn đối với thỏ khuyết tật, chúng mất đi khả năng di chuyển để làm sạch vùng đó.
Để vệ sinh theo cách này, chúng ta sẽ cho một lượng nước ở mức vừa phải trong chậu nông. Sau đó, chúng ta sẽ nhúng mông thỏ vào chỗ nước và làm sạch. Sau khi việc làm sạch đã hoàn tất, chúng ta cần phải dành thời gian lau thật khô cùng này để tránh hạ thân nhiệt và nhiễm trùng.
Xem thêm: Chuột hamster là gì? Khám phá thông tin thú vị về loài chuột hamster
Để có thể vệ sinh sạch sẽ cho thỏ, chúng ta sẽ cần chú ý những điều sau:
Thỏ là một loài vật rất ghét nước và khó tính trong việc làm sạch. Chúng ta sẽ phải làm sạch chúng bằng các sản phẩm chuyên dùng. Nếu cho thỏ tắm bằng nước, chúng ta sẽ phải làm khô chúng ngay lập tức bởi chúng dễ bị cảm lạnh.
Thỏ dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không được tắm bằng nước. Nếu chân của chúng bị bẩn, có thể dùng nước ấm làm sạch. Sau đó, cần mau chóng làm khô thỏ và để chúng ở nơi ấm áp.
Thỏ là một loài biết tự vệ sinh cho bản thân mình. Khi lông thỏ bị bẩn, chúng ta sẽ áp dụng cách vệ sinh tại chỗ cho thỏ hoặc dùng cát tắm để tẩy sạch vết bẩn đó.
Để có thể trải lông cho thỏ, chúng ta sẽ dùng những chiếc lược chuyên dùng có bán tại các tiệm đồ thú cưng. Đồng thời, các bạn chỉ cần giữ thỏ nằm yên một chỗ và trải đều, thật nhẹ nhàng. Nếu thỏ có biểu hiện bất thường như sợ hãi, lo lắng, chúng ta sẽ cần trấn an chúng rồi mới trải tiếp.
Đối với những con thỏ có bộ lông dài, chúng ta sẽ cần cắt tỉa lông để bớt rối, đỡ xù. Thông thường, lông thỏ sẽ chỉ nên cắt khoảng 3 phân là phù hợp. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể gỡ rối bằng các dụng cụ gỡ rối chuyên dụng. Với cách dụng cụ này, ta sẽ nhẹ nhàng gỡ được các cục lông rối mà không khiến chúng tổn thương hay hoảng sợ.
Qua những lời chia sẻ của vieclam123.vn, chắc hẳn các bạn đã có được câu trả lời thỏ có được tắm không. Nhìn chung, thỏ là một loài vật khá kiêu sa và dễ thương, các bạn hãy lựa chọn cách tắm phù hợp nhất cho chú thỏ nhà mình. Đồng thời, các bạn cũng nhớ giữ cho chúng luôn thư giãn và vui vẻ nhé!
Mèo mướp là một loài động vật cực kỳ đáng yêu được rất nhiều gia đình nuôi làm thú cưng trong nhà. Để hiểu hơn về giống loài này, các bạn hãy đến với bài viết dưới đây!
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023