Quy định mới về xác nhận sơ yếu lý lịch được hiểu như thế nào? Nếu bạn đang muốn biết các quy định mới về việc xác nhận đối với sơ yếu lý lịch để phục vụ cho công tác tuyển dụng, ứng tuyển thì hãy khám phá trong nội dung sau.
MỤC LỤC
Kể từ ngày 20/04/2020, liên quan sơ yếu lý lịch có nhiều thay đổi với. Chúng ta cần phải tìm hiểu rõ từng yếu tố có liên quan tới sự thay đổi đối với bản sơ yếu lý lịch:
Thứ nhất về tên gọi của bản lý lịch cá nhân vẫn còn chưa có sự thống nhất, thông thường chúng ta vẫn có thể bắt gặp ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau thì lại có những cách gọi khác nhau. Chẳng hạn như có những văn bản thì ghi là “Sơ yếu lý lịch”; có những văn bản thì lại ghi là “Lý lịch học sinh, sinh viên”; lại những bản thì ghi là “Tờ khai lý lịch cá nhân”,...
Vậy thì các cách gọi này có đúng và với mỗi cách gọi liệu rằng có sự thay đổi khác biệt hay không? Chúng ta cần cùng nhau tìm hiểu xem quy định mới về các cách gọi này như thế nào?
- Thứ nhất, đối với bản “Sơ yếu lý lịch”
Những cán bộ, công chức và viên chức được quy định về mẫu Sơ yếu lý lịch cụ thể bởi Bộ Nội vụ, theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV được ban hành vào ngày 06/10/2008.
Với các viên chức thì sơ yếu lý lịch sẽ theo mẫu sơ yếu lý lịch theo Thông tư số 07/2019/TT-BNV.
- Thứ hai, đối với bản lý lịch học sinh, sinh viên
Nếu là học sinh sinh viên sử dụng thì sẽ không được gọi là Sơ yếu lý lịch, thay vào đó sẽ có tên gọi và mẫu có sự khác biệt. Mẫu Lý lịch học sinh, sinh viên sẽ được ban hành bởi Bộ GD&ĐT (Quyết định 58/2007/QĐ-BGDĐT)
- Thứ ba, đối với tờ khai lý lịch cá nhân
Quy định tại Khoản số 4 của Điều số 24 trong Nghị định số 23/2015/NĐ-CP có nói rõ về việc cấp các bản sao từ sổ gốc, việc chứng thực đối với các bản sao được làm từ bản chính, việc tiến hành chứng thực các chữ ký và chứng thực đối với các hợp đồng, các giấy tờ trong giao dịch, Tờ khai lý lịch cá nhân.
- Thứ tư, đối với bản khai lý lịch của cá nhân
Căn cứ vào Nghị định số 96/2016/NĐ-CP đã được ban hành theo quy định, trong đó có quy định rõ về Bản khai lý lịch cá nhân.
- Thứ năm, đối với bản lý lịch xin việc
Sơ yếu lý lịch được dùng xin việc là bản sơ yếu lý lịch được sử dụng nhiều nhất hiện nay, rất nhiều người quan tâm tới bản sơ yếu lý lịch xin việc làm này và tìm hiểu về các mẫu khác nhau.
Việc xác nhận sơ yếu lý lịch cũng sẽ được phân chia rõ ràng thông qua các đối tượng và mục đích sử dụng. Sau đây sẽ là những thông tin có liên quan tới quy định mới về việc xác nhận sơ yếu lý lịch mà bất cứ ai cũng cần phải nắm rõ.
Đối tượng là các cán bộ, công viên chức nhà nước sẽ được Bộ Nội vụ ghi chú rất rõ về cá nhân người ký xác nhận là “Thủ trưởng Cơ quan đơn vị) mà không có thêm hướng dẫn gì kèm theo.
Căn cứ vào đó, chúng ta có thể hiểu rằng sau khi các cán bộ, công viên chức đã hoàn thành việc khai thông tin khi viết sơ yếu lý lịch thì sẽ mang bản lý lịch đó đến người có thẩm quyền là cấp trên để tiến hành ký xác nhận.
Kèm theo chữ ký xác nhận là địa điểm và thời gian ký một cách rõ ràng.
Căn cứ vào Nghị định số 96/2016/NĐ-CP cùng với một số mẫu lý lịch khác thì sẽ được hướng dẫn về cơ quan xác nhận chung là UBND xã, Phường, thị trấn thuộc vào nơi mà cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú mà không có nêu rõ về việc xác nhận đối với nội dung gì.
Hoặc cũng có thể nơi xác nhận bản khai lý lịch là UBND thuộc các cấp Xã - Phường - Thị trấn, nơi mà cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc là các cơ quan về việc quản lý của nhà nước, cùng với các tổ chức chính trị, các tổ chức CT- XH và nơi trực tiếp quản lý.
Xem thêm: Mẫu sơ yếu lý lịch song ngữ và những thông tin quan trọng xoay quanh
Bộ GD&ĐT có đưa rõ ràng về việc xác nhận nội dung trong lý lịch học sinh sẽ cần phải đảm bảo việc chấp hành đối với pháp luật. Những quy định cụ thể:
- Xác nhận rõ của Chính quyền thuộc các cấp Xã hoặc Phường, nơi mà các học sinh sinh viên đang sinh sống.
Với trường hợp này thì các lãnh đạo có thẩm quyền xác nhận sẽ được đề nghị về việc xác nhận dựa vào các nội dung:
+ Về thông tin liên quan tới hộ khẩu thường trú.
+ Về việc cá nhân học sinh, sinh viên đối với việc thực hiện tốt những nghĩa vụ của công dân, đảm bảo chấp hành đúng đối với các quy định của pháp luật quy định rõ với đối tượng là học sinh/sinh viên.
Sơ yếu lý lịch khi được xác nhận sẽ có sự khác nhau trong mỗi ngành nghề và các lĩnh vực, kèm theo đó các thẩm quyền trong việc xác nhận SYLL cũng sẽ có sự khác nhau với những đối tượng, chức vụ khác nhau.
Về mặt nội dung trong bản sơ yếu lý lịch thì cũng sẽ có sự khác biệt trong việc xác nhận:
+ Với các cán bộ công việc chức thì chỉ cần đơn vị có thẩm quyền ký và đóng dấu là đã thể hiện được sự xác nhận cụ thể.
+ Đối với những lĩnh vực khác, những ngành nghề trong kinh doanh thì sẽ có sự xác nhận rõ ràng của cán bộ làm việc ở UBND thuộc cấp xã/phường.
+ Đối với học sinh và sinh viên thì khi xác nhận lý lịch cần phải nhận xét rõ về việc cá nhân đó có thực hiện và chấp hành đầy đủ các quy định về mặt pháp luật hay không.
Có những quy định mới nào liên quan tới việc chứng thực bản sơ yếu lý lịch? Chúng ta cùng theo dõi nhé:
Theo quy định số 23/2015/NĐ-CP được ban hành trước thời điểm của ngày 20/04/2020 thì quy định rõ về việc chứng thực sơ yếu lý lịch là chỉ chứng thực chữ ký.
Thời điểm này thì các cán bộ có thẩm quyền chứng thực tại các cơ quan sẽ không được ghi nhận xét về việc cá nhân xin chứng thực có chấp hành đúng và đủ đối với pháp luật hay không trong bản sơ yếu lý lịch.
Người có thẩm quyền chứng thực sẽ tiến hành ký tên, ghi đầy đủ họ tên và tiến hành đóng dấu xác nhận.
Trong quy định mới được ban hành sau thời điểm ngày 20/04/2020 thì cơ quan có thẩm quyền sẽ có thể vừa chứng thực đối với chữ ký lại vừa xác nhận đối với nội dung của bản sơ yếu lý lịch.
Quy định cụ thể ở Điều số 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP đã đưa ra quy định như sau:
- Chứng thực đối với chữ ký được khai trên tờ khai của lý lịch. Khi đó, người có trách nhiệm và thẩm quyền chứng thực sẽ không thực hiện ghi nội dung nhận xét trong tờ khai, họ chỉ cần ghi lời chứng thực căn cứ theo các mẫu đã quy định.
- Đối với cá nhân đưa ra yêu cầu về việc chứng thực lý lịch cá nhân thì sẽ phải có trách nhiệm đối với những nội dung mà bản thân đã viết trong sơ yếu lý lịch. Với những phần không ghi nội dung gì thì người khai cần phải thực hiện việc gạch chéo vào phần đó, trước khi mang bản SYLL đi yêu cầu chứng thực.
- Với những chuyên ngành mà được phép ghi vào phần xác nhận lý lịch những nhận xét thì sẽ được tiến hành ghi nhận xét vào đó.
Trên đây là một vài thông tin về quy định mới về xác nhận sơ yếu lý lịch mà vieclam123 cung cấp giúp các bạn có được những hiểu biết hơn trong việc chuẩn bị sơ yếu lý lịch và mang lý lịch đi chứng thực, xác nhận.
Ngoài thông tin tìm hiểu về quy định mới, chúng ta có thể tìm hiểu thêm để biết mẫu sơ yếu lý lịch có thời hạn bao lâu qua bài viết bên dưới:
MỤC LỤC
Chia sẻ