Dạy con không đòn roi là cách dạy được các chuyên gia khuyên cha mẹ nên áp dụng. Làm sao sử dụng phương pháp dạy con không đòn roi thì bạn tham khảo những gợi ý dưới đây. Có lẽ một trong những việc quan trọng và khó nhất đối với cha mẹ là dạy cọn. Dạy con khôn lớn trưởng thành chưa bao giờ dễ dàng và luôn luôn như vậy. Kể cả cha mẹ có học thức hay không cũng đều có thể dạy con trở thành người thành công hay thất bại. Một trong những cách dạy con sai lầm nhưng khá phổ biến, được nhiều phụ huynh áp dụng là dạy con bằng sự quát mắng và đòn roi.
MỤC LỤC
“Vũ lực” ở đây là sự quát mắng khi con phạm lỗi, không làm theo như cha mẹ mong muốn thậm chí là đánh đòn. Đây là phương pháp mà cha mẹ hay áp dụng nhiều khi con cái không nghe lời, bất lực với con. Mặc dù trong một số trường hợp, ở những thời điểm nhất định, dùng đòn roi một cách có tiết chế của cha mẹ đã giúp cho con ngộ ra, mang lại hiệu quả trong dạy con mà trong thực tế có nhiều trường hợp xảy ra.
Nhưng về cơ bản, phương pháp dạy con không đòn roi vẫn được các chuyên gia khuyên cha mẹ nên lựa chọn trong quá trình nuôi dạy con trưởng thành. Đứa trẻ bị quát mắng, đánh đòn vô tội vạ mọi lúc mọi nơi thường có chiều hướng phát triển tồi tệ hơn. Thậm chí, trẻ hay bị ăn no đòn hàng ngày thường lì lợm, hung tợn hơn và thích làm những điều ngược lại, hay nói dối, phản bội cũng như có thái độ khinh miệt những kẻ yếu hơn mình. Bị đánh đòn thay vì giải thích sẽ khiến trẻ trở thành người khó phân biệt đúng sai, thậm chí còn làm ngược lại sau lưng cha mẹ những gì đã hứa khi bị đánh.
Đặc biệt, khi trẻ ở lứa tuối 0 – 6 tuổi thường hay bắt chước người lớn. Cho nên, cha mẹ đối xử với chúng thế nào, chúng thường làm giống như thế sau đó hoặc khi trưởng thành. Nếu cha mẹ là người hay nóng giận, thường la mắng hoặc dùng hình phạt đánh con khi chúng mắc lỗi sẽ khiến trẻ trở nên hung hăng hơn, dễ dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề mà mình gặp phải hơn.
Trong khi đó, trẻ từ 6 tuổi trở xuống đang trong giai đoạn phát triển về nhận thức, học hỏi để xử lý các tình huống, trình bày các vấn đề, giải thích các sự kiện. Do đó, con rất cần cha mẹ lắng nghe và thấu hiểu. Nhưng nhiều phụ huynh bận rộn, không kiên nhẫn nghe con giải thích, không để con trình bày mà đã vội la mắng, thậm chí đánh con. Điều này khiến con bạn có xu hướng giải quyết các vấn đề trong bạo lực, bằng hành động. Ví dụ, con sẽ đánh bạn ngay khi bị lấy mất đồ chơi.
Nếu cha mẹ ưa dùng đòn roi để dạy con sẽ khiến những đứa trẻ nhạy cảm mất tự tin, mặc cảm còn những đứa trẻ có tính khí nóng nảy thường hung hăng hơn, dễ cáu giận và ưa chọn những điều mà bản thân đã trải qua dành cho người khác. Nếu nặng, trẻ có thể bị trầm cảm vì suốt ngày bị đòn roi, la mắng.
Muốn áp dụng phương pháp dạy con không đòn roi, dạy con đúng cách, cha mẹ cần có kiến thức, có phương pháp cùng sự kiềm chế cảm xúc tốt khi con phạm lỗi. Sau đây là những lời khuyên cho bạn được tổng hợp ý kiến từ các chuyên gia:
* Cần kiên nhẫn lắng nghe khi con phạm lỗi. Lúc này, bạn hãy cho con mình được trình bày, giải thích rõ ràng. Phụ huynh cần có hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể để con có điều kiện thực hiện các yêu cầu của mình.
* Tìm hiểu xem con mình có đặc điểm tâm lí, tính cách ra sao, có những ưu nhược điểm gì, dễ tác động vì điều gì và con thích tiếp cận như thế nào. Sau đó, hãy có cuộc trao đổi, trò chuyện với con một cách thẳng thắn và thân tình sẽ khiến con cảm thấy gần gũi, dễ nghe lời hơn.
* Khi con gặp những khó khăn, rắc rối, cha mẹ tìm cách giải quyết, gỡ rối như là một phần trong quá trình nuôi dạy con trưởng thành, giúp bạn hoàn thiện vai trò làm cha làm mẹ của mình. Các chuyên gia tâm lý khuyên cha mẹ nên tham khảo nhiều nguồn tài liệu, ý kiến khác nhau trong phương pháp dạy con không đòn roi, giải quyết các khó khăn cho con nhưng lưu ý không nên cái gì cũng áp dụng ngay mà cần cân nhắc, xem xét kỹ càng.
* Những kiến thức, thái độ cùng kỹ năng dạy con của phụ huynh chỉ có tác dụng khi phù hợp với cá tính của con bạn. Do đó, phụ huynh cần lưu ý xem xét vấn đề dạy con, bản thân con mình một cách rõ ràng để dạy con có hiệu quả tốt.
* Nếu con bạn còn nhỏ, nằm trong độ tuổi từ 0 – 6 tuổi, cha mẹ nên khuyến khích con đặt câu hỏi và kiên nhẫn trả lời câu hỏi một cách cặn kẽ, thuyết phục bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Hay cùng con trao đổi về một vấn đề nào đó mà con đang muốn tìm hiểu. Điều này sẽ giúp con bạn phát triển tốt hơn về mặt tư duy, hiểu thêm những kiến thức về cuộc sống xung quanh.
* Cha mẹ cho con học kiến thức, ngôn từ qua các câu chuyện giàu ý nghĩa, từ cuộc sống xung quanh để giúp con tư duy tốt hơn, tăng vốn từ vựng cho mình hơn.
* Tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động với bạn bè cùng trang lứa tại trường, tại các câu lạc bộ để con không chỉ có thêm bạn bè mà còn có cơ hội học hỏi, thực hành cho bản thân.
* Nuôi dạy con không chỉ tốn kém về tiền bạc, công sức mà còn cần dành nhiều thời gian cho con. Do đó, cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn với con để giúp con có thể trau đồi kiến thức, cơ hội quan sát học hỏi tốt hơn.
* Trên hết, trong những trường hợp con khó bảo, không nghe lời, cha mẹ nên phạt con một cách khoa học. Trong đó, điều quan trọng nhất là phải biết kiềm chế sự giận giữ, phải bình tĩnh, không la mắng, đòn roi con sẽ khiến bạn khó kiểm soát cảm xúc và sự nóng nảy. Lúc đó, cha mẹ rất dễ có những lời lẽ không hay khiến trẻ phản ứng tiêu cực hơn.
Ví dụ khi con đánh bạn ở trên lớp, cha mẹ đừng vội chỉ trích, đánh mắng con mà hãy chọn cách nói chuyện để tìm hiểu vì sao con lại xử sự như vậy. Qua đó, cha mẹ sẽ biết được lý do con hành động như vậy, hiểu cảm xúc của con mà phân tích, giải thích đúng sai để con hiểu. Nếu con bạn hiểu được điều đúng sai sẽ khiến con không đánh bạn như vậy nữa mà cha mẹ không cần phải sử dụng các hình thức trừng phạt con.
Khi cha mẹ áp dụng kỷ luật đòn roi cho những lần con phạm lỗi, mắc lỗi có thể khiến chúng nghe lời, làm theo những gì cha mẹ muốn. Những cách dạy con này không đem lại những hiệu quả tốt, bởi điều con bạn học được khi bạn áp dụng hình phạt đó là sợ bố mẹ, sợ ăn đòn. Trong khi đó, giáo dục con là dạy con biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, những điều nên làm và không nên làm.
Nhất là khi bị ăn đòn nhiều, con bạn sẽ hay bị rối loạn về mặt tâm sinh lý sau này cũng như khó chia sẻ, thân thiện với cha mẹ hơn. Vì con bạn luôn nghĩ rằng nếu mình làm sai điều gì đó sẽ có nguy cơ bị đòn. Thậm chí, lâu dần, con bạn sẽ nghĩ rằng, hình phạt la mắng, đòn roi chính là giải pháp để giải quyết các vấn đề mà không phải bằng lý lẽ, sự đúng sai. Từ đó dễ khiến con bạn có cái nhìn sai về cuộc đời. Do đó, phương pháp dạy con không đòn roi lâu nay được nhiều phụ huynh chú ý khi có con. Nhưng làm sao để dạy con được như vậy, để con biết nghe lời, làm sao kỷ luật, trừng phạt con đúng cách là câu hỏi mà nhiều người muốn có câu trả lời thỏa đáng, giải thích cặn kẽ. Dưới đây là một vài gợi ý cho cha mẹ áp dụng phương pháp dạy con không đòn roi.
Nếu con bạn còn nhỏ tuổi, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dạy con không đòn roi khi con phạm lỗi, không nghe lời như sau.
Nếu con bạn vừa ăn cơm, vừa nghịch điện thoại. Bạn đã nhắc nhở lần đầu nhưng con không nghe. Hãy đưa con ra khỏi bữa ăn vài phút rồi tiếp tục trở lại ăn. Lúc này, trẻ sẽ tập trung ăn uống hơn. Như vậy khi con mắc lỗi, bạn cảnh báo về hành động sai trước đã. Nếu con không dừng, không nghe lời, bạn hãy đưa con ra một nơi khác để dừng hành động của con vài phút để làm gián đoạn. Khi bạn dừng hoạt động sai phạm đó có thể gặp phản ứng của con một cách mạnh mẽ.
Ví dụ như cáu kỉnh, khóc lóc, gắt gỏng hay lăn ra ăn vạ không có gì là lạ. Nhưng lúc này, cha mẹ cần kiên quyết, ra mệnh lệnh và bình tĩnh chứ không được thỏa hiệp với con. Nếu phạt lần đầu tiên có kết quả, những lần sau bạn sẽ dễ dàng áp dụng hơn. Để con không phản ứng mạnh mẽ, cha mẹ nên nói trước cách phạt sắp áp dụng để con không bị đột ngột có những phản ứng mạnh mẽ.
Nếu con bạn có tính bừa bãi, chơi xong là vứt đồ chơi lung tung hay vừa ăn vừa chơi mà bạn thấy không ổn cần chấn chỉnh. Đầu tiên, cha mẹ hãy khuyên con sửa, không nên làm như vậy. Nếu trẻ không nghe lời, bạn áp dụng cách phạt tịch thu món đồ chơi yêu thích. Bạn hãy nói với trẻ về hình phạt theo quy ước rằng trẻ mắc lỗi gì sẽ tịch thu thứ đó cho tới khi con ngăn nắp lại mới thôi.
Những lúc con bạn nghịch ngợm thái quá hay nô đùa, nghịch ngợm quá trớn, cha mẹ áp dụng cách phạt đứng góc khoảng 10 – 15 phút. Trước khi bắt con thực hiện hình phạt, cha mẹ nên giải thích rõ vì sao con bị phạt như vậy. Khi con thực hiện xong thời gian phạt hãy để trẻ nhận lỗi sai của mình.
Khi trẻ mắc lỗi nào đó, cha mẹ có thể áp dụng hình phạt bằng cách cắt giảm một số quyền lợi của chúng như thời gian xem tivi mỗi ngày, đi đá bóng với bạn, đi ăn nhà hàng cùng bố mẹ hay đi chơi công viên... Cha mẹ hãy giải thích rõ về hình phạt để con không tủi thân hay oán giận vì mất quyền lợi, để trẻ hiểu được trách nhiệm khi mình làm sai. Từ đó, con bạn sẽ học được cách kiểm soát bản thân tốt hơn, biết cách kiềm chế.
Nhiều cha mẹ áp dụng hình phạt bắt làm việc nhà hay viết chữ cho con. Đây là điều nên tránh vì giúp cha mẹ làm việc nhà và học tập là những việc đương nhiên con bạn phải làm. Do đó, nếu bạn áp dụng đó là những hình phạt sẽ khiến con thấy mình không có trách nhiệm phải làm những điều đó nếu không phạm lỗi. Thậm chí khi làm những việc đó trong lúc miễn cưỡng khiến con bạn chán ghét làm việc nhà hay việc học.
Nếu con bạn đã có những nhận thức tương đối, đang là những học sinh hay sinh viên tuổi mới lớn, có thể áp dụng những cách dạy con không đòn roi tương ứng bao gồm:
Nếu bạn nói những lời nói nhẹ nhàng, khuyên bảo nhưng dứt khoát. Các cụ ta có câu “nói ngọt lọt tới xương” là vì lẽ đó. Bạn hãy áp dụng sẽ thấy hiệu quả hơn nhiều đấy.
Nếu bạn thấy giận dữ khi con phạm lỗi, hãy bảo với con rằng “bây giờ mẹ đang giận, không thể giải quyết chuyện của con vội mà hãy nói sau”.
Nếu con bạn không nghe lời đừng dùng hình phạt cho điều đó. Bạn hãy tìm cách sao cho con làm theo lời cha mẹ một cách tâm phục khẩu phục. Ví dụ “mẹ không đồng ý khi con để phòng bữa bãi như vậy. Từ lần sau hãy để đồ vào đúng vị trí của nó. Phải làm sao để con nhớ điều này nhỉ?”
Nếu muốn nhắc con dậy đi học đúng giờ, bạn không nên nói “mẹo phải nhắc con bao nhiều lần để con dậy đúng giờ, đi học sớm đây?” mà hãy bảo “Con hãy dậy đúng giờ và bảo mẹ làm đồ ăn sáng cho trước khi tới lớp.”
Khi con mắc lỗi, làm sai điều gì, hãy giải thích đúng sai, điều nên làm và không nên làm để con hiểu vì sao phải làm như vậy. Điều này giúp con bạn hiểu lý lẽ, biết phân biệt những hành vi tốt xấu, đúng sai.
Khi con phạm lỗi, cha mẹ nên bình tĩnh, tránh nổi nóng. Đừng coi việc con phạm lỗi là điều gì quá nghiêm trọng mà cần hiểu rằng, con bạn đang trong quá trình học hỏi để trưởng thành nên phạm lỗi, mắc sai lầm là điều khó tránh khỏi. Do đó, đây là thời điểm, bạn dạy con những điều hay lẽ phải để điều chỉnh hành vi, giúp con có những thái độ và hành động đúng. Có như vậy, bạn mới giữ được bình tĩnh, không cáu giận từ đó giúp dạy con hiệu quả hơn.
Ví dụ, bạn khuyến khích con làm việc nhà bằng cách tạo những động cơ tốt như “Con uống nốt nước đi để mẹ con mình về nhà. Mẹ muốn kịp làm món ăn tối ngon cho cả nhà.” Như vậy, con bạn sẽ có động lực giúp mẹ hơn.
Nếu con bạn chuẩn bị đến giờ học bài theo thời gian biểu nhưng nếu con bảo “Cho con xem nốt chương trình này rồi học bài nhé” thì cha mẹ nên đồng ý. Đôi khi nhân nhượng một chút, con bạn sẽ nghe lời và có tính kỉ luật tốt hơn.
Ra lệnh cho con sẽ khiến chúng cảm thấy khó chịu, phải làm việc gì đó một cách miễn cưỡng. Đồng thời, con bạn sẽ cảm thấy thiếu gần gũi, thân thiện với cha mẹ qua những mệnh lệnh đó. Không nên nói “Ăn cơm ngay đi! Con có nghe mẹ nói không?” mà hãy nói “Con hãy ăn cơm đi kẻo đói. Mẹ đang bận một chút.”
Tốt nhất, cha mẹ nên hạn chế la mắng con khi chúng phạm lỗi mà cần giữ bình tĩnh. Những lúc giận dữ có thể khiến bạn có những lời lẽ không hay, thậm chí xúc phạm con, vô tình sỉ nhục con sẽ khiến con bạn bị tổn thương và oan ức. Thậm chí, trong lúc nóng giận, lỗi của con không đáng kể nhưng cha mẹ làm trầm trọng hóa lên quá mức. Sự thiếu khách quan, không công bằng trong đánh giá của cha mẹ sẽ khiến con bạn bất mãn và không chịu nghe lời.
Như vậy, đối với mỗi lứa tuổi của con trong quá trình nuôi dạy sẽ cần có những phương pháp dạy con không đòn roi và kiến thức riêng mà cha mẹ cần chú ý để dạy con hiệu quả trở thành con ngoan trò giỏi và thành công trong cuộc sống.
Nói chung, phương pháp dạy con không đòn roi còn nhiều mới mẻ đối với nhiều bậc phụ huynh ở Việt Nam và nhu cầu tìm hiểu là rất lớn. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết trên đã cho bạn những thông tin và gợi ý thiết thực.
Đọc thêm:
MỤC LỤC
Chia sẻ