Nếu có ý định nuôi một chú chó Alaska vô cùng dễ thương và đắt đỏ thì việc tìm hiểu kiến thức nuôi chó Alaska cần những gì là nhiệm vụ vô cùng quan trọng cần được thực hiện trước tiên. Đến với bài viết này, bạn sẽ được chia sẻ tỉ mỉ cẩm nang nuôi chó Alaska từ A đến Z, đảm bảo khi đón về, chú chó của bạn sẽ được chăm sóc tốt nhất.
MỤC LỤC
Alaska thuộc giống chó tuyết từ lâu đời, được lai tạo ra với mục đích ban đầu là để giúp cho một số hoạt động và công việc của những người bản địa sinh sống tại vùng cực Bắc các quốc gia Alaska, Siberia và Đan Mạch.
Những chú chó Alaska xuất hiện với thân hình mũm mĩm, to lớn, bộ lông rất dày do chúng sống ở vùng cực Bắc lạnh giá khắc nghiệt. Điều đặc biệt, Alaska là giống chó thông minh, chúng có thể học hiệu lệnh huấn luyện rất nhanh. Vì là giống chó để làm việc nên Alaska thường ưa thích sự hoạt động và có nguồn năng lượng dồi dào. Bên cạnh đó, những chú chó này thường tỏ ra rất chuyên nghiệp khi thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tuy có vẻ nghiêm túc là vậy nhưng đây lại là giống chó sống rất tình cảm với con người, đặc biệt yêu thích trẻ nhỏ và hòa đồng cùng các loài động vật khác.
Tất cả kiến thức cơ bản cần biết để nuôi chó Alaska thành công nằm ở cẩm nang dưới đây. Dù bạn chưa từng có kinh nghiệm chăm sóc bất kỳ loài thú cưng nào thì vẫn có thể trở nên khéo léo khi chăm Alaska nếu biết những điều mà chúng ta chuẩn bị chia sẻ.
Nguồn gốc cho sự ra đời của những chú chó Alaska đó chính là để phục vụ công việc, cộng thêm thân hình to lớn, bộ lông siêu dày và đặc tính ưa sự vận động. Những điều này cho thấy giống chó Alaska thuần chủng không thích hợp để nuôi ở những không gian tù túng, chật hẹp. Tìm hiểu thêm về khái niệm chó thuần chủng là gì ở bài chia sẻ khác tại vieclam123.vn nhé.
Nhu cầu năng lượng của giống chó Alaska rất cao nên nếu bị nhốt lại thường xuyên hay chỉ nuôi thả ở một không gian cực kỳ giới hạn thì chắc chắn bạn sẽ cảm nhận thấy sự cục mịch và rất khó gần của chúng. Vậy nên, một không gian rộng rãi, tốt nhất là có sân vườn chính là môi trường sống thích hợp nhất cho chúng.
Với điều kiện sống hiện nay, rất nhiều gia đình nuôi chó Alaska trong căn hộ chung cư. Không có sân vườn, cũng chắc chắn không có một không gian thực sự rộng rãi đáp ứng đúng nhu cầu sinh trưởng của chúng, vậy phải làm thế nào để vẫn có thể giúp chúng thoải mái nhất? Trong không gian sinh hoạt, cố gắng tạo ra những nơi thực sự rộng để chú chó của gia đình bạn cảm thấy đi lại, ra vào dễ dàng. Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày, hãy dắt chúng ra bên ngoài để chạy nhạy, giải phóng năng lượng mỗi ngày.
Từ nguồn gốc xuất xứ đến từ vùng lạnh như cực Bắc nên trong hệ gen của giống chó Alaska đã tự nhiên hình thành cấu tạo cơ thể để thích nghi chống lại khí hậu giá lạnh khắc nghiệt này với bộ lông dày 2 lớp, dài và xù. Bạn nghĩ xem nếu “mùa nực mặc áo bông” thì sẽ khó chịu đến thế nào?
So với khí hậu quanh năm lạnh giá cực độ ở các nước thuộc miền cực Bắc thì nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam sẽ đưa những chú cún xứ lạnh vào tình trạng đó. Vậy nên, giới chăm nuôi chó cảnh đều lấy khí hậu là một điểm khó khăn trong việc nuôi Alaska. Phải luôn có biện pháp để giữ nhiệt độ ổn định cho chúng và tránh sốc nhiệt.
Nếu không may bị sốc nhiệt, ở tình trạng nhẹ thì chú chó Alaska có thể bị nôn mửa, mệt mỏi còn nặng thì sẽ bị co giật và ngất xỉu. Chú ý nhất là vào mùa hè nắng nóng thường xuyên, tốt hơn hết hãy giữ chúng ở trong phòng điều hòa nếu nhiệt độ ngoài trời cao trên 30 độ. Đồng thời, thường xuyên tắm gội để giảm sự nóng bí từ bộ lông dày.
Từ vóc dáng to lớn, dù chưa từng nuôi Alaska thì hẳn bạn cũng sẽ đoán được những chú chó này ăn khá khỏe. Trên thực tế, chúng có thể ăn được nhiều loại thức ăn, từ thức ăn thương mại cho tới thức ăn tự chế biến. Tuy nhiên, những nhóm thức ăn này đều có nguyên tắc riêng mà chủ nuôi phải biết để xây dựng cho chúng một chế độ dinh dưỡng tốt nhất.
Hãy ưu tiên chọn thức ăn giàu protein từ động vật để hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu phát triển cơ bắp, phục vụ sự vận động nhiều của giống loài. Trên thị trường có rất nhiều đơn vị sản xuất và cung cấp thức ăn sẵn cho chó, bạn nên lựa chọn từ các thương hiệu uy tín, được AFFCO chứng nhận. Trong thức ăn không chứa chất tạo màu, chất bảo quản hay bị đột biến gen để đảm bảo quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng tốt nhất.
Có nhiều loại thức ăn khác nhau và phù hợp với các độ tuổi khác nhau, người nuôi chúng sẽ cần lựa chọn thức ăn đúng theo độ tuổi để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng được cung cấp đủ. Khi cho ăn, không nên để chú cún ăn mỗi hạt vì rất khô mà hãy kết hợp với pate hoặc ngâm với nước để giúp bổ sung nước cho cơ thể, đồng thời còn giúp chúng không bị ngán đồ ăn dẫn đến chán ăn,
Nếu bạn muốn tự tay chuẩn bị các bữa ăn dinh dưỡng cho cún thì đương nhiên đây là một việc làm rất tốt nhưng điều quan trọng phải lưu tâm đó chính là khẩu phần ăn. Theo từng độ tuổi sẽ có khẩu phần ăn khác nhau. Hãy nắm chắc kiến thức phân chia khẩu phần cho các độ tuổi của cún để việc tự chuẩn bị đồ ăn trở nên dễ dàng hơn.
* Khẩu phần cho chó Alaska từ 2 đến 3 tháng tuổi
Lúc này, chú cún con Alaska đã bước vào giai đoạn tập ăn dặm sau khi cai sữa mẹ. Vì thế, hãy chọn thức ăn mềm để chúng dễ ăn, dễ hấp thụ và làm quen với việc ăn uống nhanh chóng nhất. Tốt nhất nên bắt đầu từ thức ăn xay nhuyễn sau đó tăng độ đặc dần dần.
Các loại thực phẩm cần bổ sung gồm thịt bò, heo, thịt gà, cá ăn kèm cơm hay cháo. Ngoài ra, nên bổ sung trong khẩu phần cả rau củ quả xay nhuyễn như bông cải, bí đỏ nhằm cung cấp chất xơ và vitamin, cũng giúp hoàn thiện dần hệ tiêu hóa non nớt của cún.
Vậy ở độ tuổi này, alaska ăn bao nhiêu là đủ? Những chú cún con Alaska chỉ cần ăn từ 300 đến 400 gam thức ăn mỗi ngày và được chia thành nhiều bữa nhỏ. Thức ăn cho ăn cần phải nấu chín, đảm bảo vệ sinh, không cho ăn đồ tươi sống hay thức ăn cũ còn thừa từ bữa trước. Đường tiêu hóa của các bé lúc này còn rất non nớt, nếu khâu vệ sinh và dinh dưỡng không đảm bảo sẽ khiến chúng bị mắc phải các chứng bệnh về đường ruột và tiêu hóa.
Nếu nhận thấy chú cún của mình cần bổ sung sữa, hãy chỉ cho uống sữa dành riêng cho cún, các bác sĩ thú y khuyến cáo không nên cho uống sữa người hoặc sữa bò nhé vì thành phần Lactose của sữa dễ khiến chúng bị dị ứng và gây ra chứng rối loạn tiêu hóa.
* Khẩu phần dinh dưỡng cho Alaska từ 4 đến 6 tháng tuổi
Đây là lúc cún con Alaska có thể bước qua giai đoạn ăn dặm, không cần xay nhuyễn thức ăn mà cho chúng ăn thô để luyện tập sức nhai của hàm. Có thể chuẩn bị các thực phẩm giống chế độ ăn ở giai đoạn trước, chỉ khác ở chỗ không xay nhuyễn và cũng không cần chia nhỏ nhiều bữa, thay vào đó nên tăng lượng ăn ở mỗi bữa. Thông thường, cho ăn 3 bữa/ngày là đủ.
Có thể bổ sung vào khẩu phần những thực phẩm khác để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể như trứng lộn, tim gan, Ngoài ra, bạn có thể cho cún tập gặm xương sống nhưng đã trụng qua nước sôi. Vì sao không phải là xương nấu chín? Bởi lẽ xương khi được ninh chín sẽ dễ vỡ thành các mảnh xương nhỏ, làm cho chú cún của bạn bị hóc rất nguy hiểm.
Đảm bảo cung cấp nước sạch thường xuyên cho cún để cơ thể lúc nào cũng được bổ sung nước.
Nhìn chung, kiến thức chăm sóc Alaska đúng cách chính là thứ mà chúng ta cần nhất để quyết định đón một em cún về nuôi. Những nội dung chia sẻ ở trên đã cung cấp tới bạn đáp án đầy đủ nhất cho câu hỏi nuôi chó Alaska cần những gì. Chó là động vật trung thành, sống gắn bó và tình cảm với đời sống con người. Bởi thế cho nên bạn nhất định phải áp dụng ngay bí quyết chăm sóc chúng, giúp chúng luôn khỏe mạnh.
Chó nghiệp vụ là một trong những loại chó đặc biệt. Khi sinh ra chúng cũng là những chú chó bình thường nhưng được chọn để con người đào tạo, huấn luyện nhằm đưa vào phục vụ đời sống an ninh. Vì thế chó nghiệp vụ sẽ có rất nhiều khả năng đặc biệt mà những chú chó thông thường không có được. Cùng tìm hiểu về loài chó này qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023